Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Sóng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Văn bản 1: Sóng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

VĂN BẢN 1: SÓNG

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khổ thơ cuối bài thơ “Sóng” thể hiện:

  1. Khát vọng cống hiến
  2. Khát vọng hóa thân, bất tử hóa tình yêu
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

 

Câu 2:  Chọn đáp án đúng:

  1. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên, vừa chân thành, đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường
  2. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp của họ
  3. Thơ Xuân Quỳnh có phong cách độc đáo: có vẻ đẹp trí tuệ, luôn có ý thức khai thác triệt để những tương quan đối lập, giàu chất suy tưởng triết lí với thế giới hình ảnh đa dạng, phong phú, sáng tạo.
  4. Đáp án A và B

 

Câu 3: Trong khổ thơ thứ 3 và 4, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  1. Bản chất của tình yêu: Sự bí ẩn không thể lí giải
  2. Cội nguồn của sóng, gió
  3. Cả hai đáp án trên đều đúng
  4. Cả hai đáp án trên đều sai

Câu 4: Trong khổ thơ thứ năm, hình tượng sóng diễn tả điều gì?

  1. Nỗi nhớ
  2. Tình yêu
  3. Niềm hạnh phúc
  4. Niềm mong chờ

Câu 5: Chọn đáp án đúng về nỗi nhớ được diễn tả trong khổ thơ thứ năm:

  1. Nỗi nhớ được diễn tả mãnh liệt, da diết hiển hiện trong mọi chiều kích của không gian, thời gian, trạng thái cảm xúc của cuộc sống
  2. Nỗi nhớ bao trùm cả không gian, khắc khoải trong thời gian
  3. Nỗi nhớ đi sâu vào ý thức, tiềm thức và đi cả vào trong giấc mơ
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Những câu thơ dưới đây sử dụng thủ pháp nghệ thuật gì?

“Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh – một phương”

  1. Phép điệp, nghệ thuật đối lập
  2. Ẩn dụ, so sánh
  3. Ẩn dụ, nhân hóa
  4. Phép điệp, so sánh

 

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em có nhận xét gì về âm điệu, nhịp điệu của bài thơ? Âm điệu, nhịp điệu đó được tạo nên bởi những yếu tố nào?

Câu 2 (2 điểm): Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng sóng. Hãy phân tích hình tượng này.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

A

A

D

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

– Âm điệu của bài thơ Sóng là âm điệu của những con sóng trên biển cả, và sâu xa hơn, chính là nhịp của những con sóng lòng nhiều cung bậc, sắc thái cảm xúc trong trái tim nữ thi sĩ.

- Âm điệu đó được tạo nên bởi hai yếu tố chính: thể thơ năm chữ và phương thức tổ chức ngôn từ, hình ảnh. Thể thơ năm chữ cùng với sự linh hoạt, phóng túng khi ngắt nhịp, phối âm đã gợi lên thật ấn tượng nhịp sóng biển (và cả sóng lòng nữa) khi dịu êm, khoan thai, khi dồn dập, dữ dội.

1

 

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

– Ở lớp nghĩa thực, hình tượng sóng được miêu tả cụ thể, sinh động, với nhiều trạng thái mâu thuẫn, trái ngược nhau.

– Ở lớp nghĩa biểu tượng, sóng như có hồn, có tính cách, tâm trạng, biết bộc bạch, giãi bày, biết diễn tả sự phong phú, phức tạp nhiều khi đầy mâu thuẫn trong tâm hồn người phụ nữ đang yêu: khi bồng bột sôi nổi, lúc kín đáo sâu sắc; vừa đắm say vừa tỉnh táo; vừa nồng nhiệt vừa âm thầm,... Tất cả làm nổi bật trạng thái bất yên, thao thức nhưng tràn đầy hạnh phúc (“Vì tình yêu muôn thuở – Có bao giờ đứng yên.” – Xuân Quỳnh, Thuyền và biển).

1

 

 

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Bài thơ “Sóng” được in trong tập thơ nào dưới đây?

  1. Hoa dọc chiến hào
  2. Gió Lào cát trắng
  3. Hoa cỏ may
  4. Tự hát

Câu 2: Bài thơ “Sóng” được Xuân Quỳnh sáng tác trong hoàn cảnh nào?

  1. Trong một lần về thăm vùng biển ở quê
  2. Trong chuyến đi thực tế về vùng biển Diêm Điền
  3. Trong một lần đi vận động nhân dân ở vùng biển Diêm Điền
  4. Viết trong những năm kháng chiến chống Mĩ đầy đau thương

Câu 3: Thủ pháp nghệ thuật được sử dụng ở hai câu thơ đầu bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh?

  1. Nghệ thuật đối lập
  2. So sánh
  3. Nhân hóa
  4. Hoán dụ

Câu 4: Giữa "sóng" và "em" trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh có mối quan hệ như thế nào?

  1. "Sóng" là hóa thân của "em", "em" với "sóng" hòa tan từ đầu đến cuối bài.
  2. Là một đôi "tình nhân" trong tưởng tượng.
  3. Là một cặp hình ảnh song hành, quấn quýt.
  4. Là một cặp hình ảnh đối lập, chia cách.

Câu 5: Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là:

  1. Lời đoạn tuyệt của một người phụ nữ với người yêu của mình.
  2. Lời oán thán của một tâm hồn phụ nữ bị phụ bạc trong tình yêu.
  3. Lời tự bạch của một tâm hồn phụ nữ đang yêu.
  4. Lời khuyên nhủ của một người phụ nữ hạnh phúc trong tình yêu đối với các cô gái trẻ.

Câu 6: Khổ thơ nói lên được nét riêng nào trong tình yêu của người phụ nữ (ít thấy ở thơ tình của nam giới).

Dẫu xuôi về phương Bắc

Dẫu ngược về phương Nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh - một phương

(Sóng - Xuân Quỳnh)

  1. Đôn hậu
  2. Say đắm
  3. Thủy chung
  4. Nhớ nhung

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Giữa sóng em trong bài thơ có mối quan hệ như thế nào?

Câu 2 (2 điểm):  Em có nhận xét gì về nghệ thuật kết cấu của bài thơ?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

B

A

C

C

C

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

Sóng là hình ảnh, là biểu tượng cho tâm hồn người con gái – một kiểu của cái tôi trữ tình nhập vai. Em là cái tôi trữ tình của nhà thơ. Sóng và em, tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất trong tâm hồn người con gái đang yêu.

2

Câu 2

(2 điểm)

– Bài thơ được kết cấu trên cơ sở nhận thức sự tương đồng, hoà hợp giữa hai hình tượng trữ tình: sóng và em. Sóng biển xôn xao, triền miên vô tận gợi liên tưởng đến sóng lòng dào dạt, tràn đầy khao khát tình yêu, hạnh phúc lứa đôi. Song hành với sóng là em. Cấu trúc song hành này góp phần tạo nên chiều sâu nhận thức và nét độc đáo cho bài thơ.

2

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Sóng

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay