Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1: Phải coi luật pháp như khi trời để thở

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Văn bản 1: Phải coi luật pháp như khi trời để thở. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –

PHẢI COI LUẬT PHÁP NHƯ KHÍ TRỜI ĐỂ THỞ

ĐỀ SỐ 1

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:Văn bản Phải coi luật pháp như khí trời để thở thuộc thể loại?

  1. Văn bản nghị luận
  2. Văn bản thuyết minh
  3. Văn bản thông tin
  4. Văn bản truyện

Câu 2: Có mấy tiểu mục được in đậm trong văn bản?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

Câu 3: Nội dung chính của tiểu mục 1 là gì?

  1. Bàn về giàn khoan Bạch Hổ
  2. Nói về cuộc sống công nhân, kĩ sư
  3. Bàn về vấn đề an toàn trong lao động ở Việt Nam.
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 4: Ý nghĩa của việc nêu thông tin bằng cách kể chuyện là gì?

  1. Làm cho thông tin thêm tính xác thực
  2. Thu hút người đọc
  3. Lập luận rõ ràng
  4. A và B đúng

Câu 5: Việc nêu các số liệu có tác dụng gì?

  1. Làm thông tin thêm xác thực
  2. Làm thông tin thêm uyển chuyển
  3. Làm bài viết thêm đa dạng
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Vậy theo tác giả, nguyên nhân chính gây nên tình trạng tai nạn giao thông là gì?

  1. Ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém
  2. Do tình trạng đua xe lạng lách đánh võng
  3. Do người lái xe say xỉn
  4. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhận xét về tính thiết thực của vấn đề được đưa ra trong văn bản

Câu 2 (2 điểm): Đối tượng và mục tiêu hướng đến của văn bản là gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

D

C

B

A

A

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2  điểm)

- Văn bản trình bày vấn đề là ý thức pháp luật của người Việt Nam còn kém, điều đó rất tai hại, người Việt Nam cần thay đổi.

=> Đây là vấn đề có tính thiết thực, có ý nghĩa thời sự rất cao trong cuộc sống hiện nay. Một người không tuân thủ pháp luật có thể gây ra vấn đề cho chính bản thân, gia đình và xã hội. Càng nhiều người thì tình trạng sẽ còn trầm trọng hơn.

1

 

 

 

1

Câu 2

(2  điểm)

- Đối tượng: Tất cả người Việt Nam

- Mục tiêu: Giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng của tuân thủ pháp luật.

1

1

ĐỀ SỐ 2

  1. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong đoạn cuối tiểu mục 2, câu văn nào thể hiện thái độ của tác giả?

  1. Một trong những nguyên nhân chính gây nên tai nạn giao thông là ý thức pháp luật của người điều khiển phương tiện giao thông kém
  2. Hãy thử tưởng tượng, mỗi năm tai nạn giao thông xóa sổ dân số của hai xã cỡ trung bình thì mới thấy khủng khiếp biết chừng nào
  3. Việt Nam là một trong những nước có số vụ tai nạn giao thông nhiều nhất thế giới
  4. Chỉ tính riêng năm 2005 có tới 12 048 người chết

Câu 2: Sự việc các hành khách nổi hứng dọa máy bay có lựu đạn phản ánh điều gì?

  1. Tình hình an ninh kém
  2. Ý thức pháp luật của công dân
  3. Do đùa quá trớn
  4. Do nhầm lẫn

Câu 3: Vì sao vị giáo sư Pháp lại sửng sốt khi nhìn thấy biển lớn “Sống và làm việc phải theo pháp luật”?

  1. Vì với vị khách sống và làm việc theo pháp luật cũng giống với sống và làm việc thì phải thở
  2. Vì nó quá lố bịch
  3. Vì nó không đúng với suy nghĩ của vị khách
  4. Vì quan niệm của nước ông ấy hoàn toàn khác

Câu 4: Theo tác giả vì sao công viên văn hóa Đầm Sen luôn sạch?

  1. Vì sự cần mẫn của đội ngũ người làm vệ sinh
  2. Công viên xử phạt nặng những trường hợp xả rác bừa bãi
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

 

Câu 5: Theo tác giả “Để tiến đến văn minh thì phải ….?”

  1. Thượng tôn pháp luật
  2. Có kinh tế vững mạnh
  3. Có tri thức
  4. Có  văn hóa

Câu 6: Câu văn “ Phải coi một nhà nước biết đến pháp quyền và nhân dân hiểu pháp luật quan trọng như khí trời để thở, như nước uống hằng ngày” sử dụng biện pháp tu từ gì?

  1. Nhân hóa
  2. So sánh
  3. Ẩn dụ
  4. Lặp từ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nhận xét về nhan đề của văn bản.

Câu 2 (2 điểm): Hãy nhận xét về sapo của văn bản.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

  1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

B

A

C

A

B

  1. Tự luận

Câu hỏi

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(2 điểm)

- Văn bản có nhan đề là: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

- Với nhan đề này, người đọc hiểu bài viết muốn bàn về đề tài pháp luật, nhưng cách đặt nhan đề cũng thể hiện rõ thái độ tôn trọng và đề cao việc chấp hành pháp luật.

1

 

 

1

Câu 2

(2 điểm)

- Sapo là đoạn văn in đậm đầu văn bản.

- Sapo được viết theo cách là lấy một ý từ một câu chuyện trong văn bản. Cách triển khai này giống kiểu đặt nhan đề cuốn sách theo tên câu chuyện đầu tiên. Cách đặt nhan đề kiểu này khiến người đọc muốn tiếp tục đọc câu chuyện.

1

1

 

=> Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 4 Đọc 1: Phải coi luật pháp như khí trời để thở

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay