Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 3 Gia tốc và đồ thị vận tốc - thời gian Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 1 - BÀI 3: GIA TỐC VÀ ĐỒ THỊ VẬN TỐC - THỜI GIAN
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 2: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 3: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 4: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?
- A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.
- B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
- C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
- D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 5: Trong các trường hợp sau đây, trường hợp nào không thể xảy ra cho một vật chuyển động thẳng?
- A. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (+).
- B. vận tốc là hằng số; gia tốc thay đổi.
- C. vận tốc có giá trị (+) ; gia tốc có giá trị (-).
- D. vận tốc có giá trị (-) ; gia tốc có giá trị (+).
Câu 6: Hình dưới là đồ thị vận tốc - thời gian của một chiếc xe chuyển động thẳng. Trường hợp nào sau đây là đúng?
- A. Trong khoảng thời gian từ 2s đến 5 s xe đứng yên.
- B. Xe trở về vị trí ban đầu lúc t = 9 s.
- C. Trong 4 s cuối, xe giảm tốc với gia tốc 12 m/s2.
- D. Trong 2 s đầu tiên, xe tăng tốc với gia tốc 6 m/s2.
Câu 7: Từ trạng thái đứng yên, một vật chuyển động với gia tốc 4 m/s2 trong 3 s. Vận tốc của vật sau 3 s là:
- A. 8 m/s.
- B. 10 m/s.
- C. 12 m/s.
- D. 14 m/s.
Câu 8: Một chiếc xe bắt đầu tăng tốc từ v1 = 10 m/s đến v2 = 15 m/s trong khoảng thời gian 2 s. Gia tốc của xe là:
- A. 2,5 m/s2.
- B. 5 m/s2.
- C. 7,5 m/s2.
- D. 12,5 m/s2.
Câu 9: Sử dụng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu hỏi 2, 3, 4. Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn đầu tiên là:
- A. - 1 m/s2.
- B. - 3,6 m/s2.
- C. 1 m/s2.
- D. 3,6 m/s2.
Câu 10: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn thứ 2 là:
- A. 5 m/s2.
- B. 3,6 m/s2 .
- C. 1 m/s2.
- D. 0 m/s2.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | D | A | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | A | A | D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Biểu thức gia tốc của một vật chuyển động thẳng có dạng tổng quát là
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 2: Đại lượng cho biết sự thay đổi của vận tốc là đại lượng nào trong các đại lượng sau?
- A. Gia tốc
- B. Độ dịch chuyển
- C. Quãng đường
- D. Vận tốc
Câu 3: Đồ thị vận tốc - thời gian nào sau đây mô tả chuyển động có độ lớn của gia tốc là lớn nhất?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 4: Chuyển động nào sau đây là chuyển động biến đổi?
- A. Chuyển động có độ dịch chuyển tăng đều theo thời gian
- B. Chuyển động có độ dịch chuyển giảm đều theo thời gian
- C. Chuyển động có độ dịch chuyển không đổi theo thời gian
- D. Chuyển động tròn đều
Câu 5: Một ô tô tải đang chạy trên đường thẳng với vận tốc 18 km/h thì tăng dần đều vận tốc. Sau 20 s, ô tô đạt được vận tốc 36 km/h.
Tính gia tốc của ô tô.
- A. 0,1 m/s2
- B. 0.25 m/s2
- C. 0.3 m/s2
- D. 0.45 m/s2
Câu 6: Một ô tô đang đi với tốc độ 14 m/s thì gặp đèn đỏ phía trước. Người lái hãm phanh và ô tô dừng lại sau 5,0 s. Tính gia tốc của ô tô.
- A. -3 m/s2
- B. -2,3 m/s2
- C. -2,8 m/s2
- D. -2 m/s2
Câu 7: Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1 giây. Tìm gia tốc của nó.
- A. -3 m/s2
- B. -4 m/s2
- C. -5 m/s2
- D. -6 m/s2
Câu 8: Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
- A. 0,5 m/s2.
- B. 1 m/s2.
- C. - 0,5 m/s2.
- D. - 1 m/s2.
Câu 9: Hình dưới là đồ thị vận tốc – thời gian của một xe chuyển động trên đường thẳng. Gia tốc của xe trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 s là:
- A. 0,8 m/s2.
- B. 0,6 m/s2.
- C. 0,4 m/s2.
- D. 0,2 m/s2.
Câu 10: Cho đồ thị dưới, hãy xác định độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ 5 s đến 10 s:
- A. 5 m.
- B. 10 m.
- C. 15 m.
- D. 20 m.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | A | D | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | C | A | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Một xe lửa dừng lại hẳn sau 20s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó xe chạy được 120 m. Tính vận tốc của xe lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của xe.
Câu 2 (6 điểm). Một vật chuyển động thẳng chậm dần đều với tốc độ ban đầu 3 m/s và gia tốc có độ lớn 2 m/s2. Biết thời điểm ban đầu vật ở gốc tọa độ và chuyển động ngược chiều dương của trục tọa độ. Viết phương trình chuyển động của vật
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | Vận tốc ban đầu của xe lửa: Từ công thức v = v0 + at ⇒ v0 = v – at = - 20a (1) Quãng đường xe lửa đi được từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại: Từ (1) (2): a = -0,6 m/s2, v0 = 12 m/s | 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | Chọn gốc thời gian là khi vật bắt đầu chuyển động Ta có: + Vật chuyển động chậm dần đều ⇒ a.v < 0 Mà: Vật chuyển động ngược chiều dương ⇒ v < 0 ⇒ a > 0 + Ban đầu vật ở gốc tọa độ nên x0 = 0 Phương trình chuyển động của vật có dạng: | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Một đoàn tàu đang chuyển động với v0 = 72 km/h thì hãm phanh chuyển động chậm dần đều, sau 10 giây đạt v1 = 54 km/h.
a) Sau bao lâu kể từ lúc hãm phanh thì tàu đạt v = 36 km/h và sau bao lâu thì dừng hẳn.
b) Tính quãng đường đoàn tàu đi được cho đến lúc dừng lại.
Câu 2 (4 điểm). Hai vật A và B chuyển động nhanh dần đều trên cùng một đường thẳng, ngược chiều nhau. Gia tốc của hai vật có độ lớn bằng nhau và bằng 2 m/s2. Chọn mốc thời gian là lúc vật A có tốc độ 3 m/s và vật B có tốc độ 1 m/s. Viết phương trình xác định vận tốc của hai vật ở thời điểm t bất kì.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu, gốc thời gian lúc bắt đầu hãm phanh. Đổi 72 km/h = 20 m/s 54 km/h = 15 m/s a. Gia tốc của tàu: Thời gian kể từ khi hãm phanh đến khi tàu đạt vận tốc v = 36 km/h = 10 m/s là: Từ v = v0 + a.t ⇒ Khi dừng lại hẳn: v2 = 0 b) Quãng đường đoàn tàu đi được: v22 – v02 = 2as ⇒ s = (v22 – v02)/(2a) = 400 m | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Chọn chiều dương trùng với chiều chuyển động của vật A m/s; => | 1 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga. Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
- A. 1,5 m/s2.
- B. 2 m/s2.
- C. 0,5 m/s2.
- D. 2,5 m/s2.
Câu 2: Một chiếc xe đang chạy trên đường thẳng thì tài xế tăng tốc độ với gia tốc bằng 2 m/s2 trong khoảng thời gian 10 s. Độ thay đổi vận tốc trong khoảng thời gian này là?
- A. 10 m/s.
- B. 20 m/s.
- C. 15 m/s.
- D. không xác định được vì thiếu dữ kiện.
Câu 3: Đồ thị vận tốc – thời gian của một vật chuyển động thẳng. Gia tốc của người đi xe máy trong thời gian 15 s cuối cùng là bao nhiêu?
- A. 2 m/s2.
- B. 3 m/s2.
- C. -3 m/s2.
- D. -2 m/s2.
Câu 4: Người lái xe ô tô hãm phanh để xe giảm tốc độ từ 23 m/s đến 11 m/s trong 20 s. Độ lớn của gia tốc.
- A. -0,6 m/s2.
- B. 23 m/s2.
- C. 0,6 m/s2.
- D. 11 m/s2.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Giải thích ý nghĩa của dấu của gia tốc.
Câu 2 (3 điểm). Tại sao một vật chuyển động có thể có gia tốc không đổi?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | B | D | C |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Gia tốc dương cho biết vật tăng vận tốc, còn gia tốc âm cho biết vật giảm vận tốc. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Nếu vật chuyển động với vận tốc đều, gia tốc của nó là không đổi. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đồ thị vận tốc – thời gian (hình 1.7) biểu diễn chuyển động thẳng của ô tô trong khoảng thời gian 30 s. Tính độ dịch chuyển của chuyển động trong 30 s bằng đồ thị.
- A. 420 m
- B. 160 m
- C. 240 m
- D. 320 m
Câu 2: Trong một cuộc thi chạy, từ trạng thái đứng yên, một vận động viên chạy với gia tốc 5,0 m/s2 trong 2,0 giây đầu tiên. Vận tốc của vận động viên sau 2,0 s là
- A. 5 m/s
- B. 10 m/s
- C. 15 m/s
- D. 20 m/s
Câu 3: Một ô tô tăng tốc từ lúc đứng yên, sau 6,0 s đạt vận tốc 18 m/s. Độ lớn gia tốc của ô tô là
- A. -3 m/s2
- B. 3 m/s2
- C. -6 m/s2
- D. 6 m/s2
Câu 4: Xác định độ biến thiên vận tốc sau 8 s của chuyển động được ghi ở bảng số liệu dưới.
- A. 45 m/s
- B. -45 m/s
- C. -12,5 m/s
- D. 12,5 m/s
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Nêu định nghĩa gia tốc trong vật lý.
Câu 2 (3 điểm). Cho biết công thức tính gia tốc và đơn vị đo của nó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | B | B | D |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Gia tốc là sự thay đổi vận tốc của vật theo thời gian. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Gia tốc a được tính bằng và có đơn vị là . | 3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 3: Gia tốc và đồ thị vận tốc – thời gian