Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 5: Tổng hợp và phân tích lựccí. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 2 - BÀI 5: TỔNG HỢP VÀ PHÂN TÍCH LỰC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó
  • B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của hình bình hành
  • C. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
  • D. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.

Câu 2: Các lực tác dụng lên một vật gọi là cân bằng khi

  • A. vật chuyển động với gia tốc không đổi
  • B. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật bằng không
  • C. hợp lực của tất cả các lực tác dụng lên vật là hằng số.
  • D. vật đứng yên.

 

Câu 3: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Dưới tác dụng của lực vật sẽ chuyển động thẳng đều hoặc tròn đều.
  • B. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động.
  • C. Lực là nguyên nhân làm vật  bị biến dạng.
  • D. Lực là nguyên nhân làm vật thay đổi chuyển động hoặc làm vật bị biến dạng.

Câu 4: Hai lực cân bằng không thể có

  • A. cùng phương
  • B. cùng giá
  • C. cùng hướng
  • D. cùng độ lớn

Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là

  • A. 20 N.
  • B. 30 N.
  • C. 40 N.
  • D. 10 N.

Câu 6: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 3 N là 4 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của hai lực này có độ lớn là

  • A. 7 N.
  • B. 1 N.
  • C. 5 N.
  • D. 12 N.

Câu 7: Hai lực có giá đồng quy có độ lớn 7 N và 13 N. Độ lớn hợp lực của hai lực này không thể có giá trị nào sau đây?

  • A. 7 N.
  • B. 22 N.
  • C. 20 N.
  • D. 13 N.

Câu 8: Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực thành phần có độ lớn 6 N là 8 N. Biết hợp lực của hai lực này có giá trị 10 N, góc tạo bởi hai lực này là

  • A. 90o
  • B. 30o
  • C. 45o
  • D. 60o

Câu 9: Một vật chịu tác dụng của bốn lực đồng phẳng, đồng quy nằm ngang gồm lực F1 = 10 N hướng về phía Tây, lực F2 = 36 N hướng về phía Bắc, lực F3 = 22 N hướng về phía Đông, lực F4 = 20 N hướng về phía Nam. Độ lớn của hợp lực do các lực này tác dụng lên vật là

  • A. 28 N.
  • B. 20 N.
  • C. 4 N.
  • D. 26,4 N.

Câu 10: Một vật được giữ như trên hình. Vật nặng 5 kg và lực do thanh tác dụng lên vật là 25 N. Xác định góc α, biết g = 10 m/s2.

  • A. 30°
  • B. 45°
  • C. 60°
  • D. 15°

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánABDCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBABA


 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N, 20N, 16N. Nếu bỏ lực 20N thì hợp lực của 2 lực còn lại có độ lớn bằng bao nhiêu?

  • A. 3N
  • B. 20N
  • C. 28N
  • D. Chưa thể kết luận 

 

Câu 2: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên một mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 300. Cho g = 9,8 m/s2. Lực căng T của dây treo là

  • A. 9,8 N
  • B. 19,6 N
  • C. 8,5 N
  • D. 4,9 N

 

Câu 3: Một quả cầu có khối lượng 1,5kg được treo vào tường nhờ một sợi dây.  Dây hợp với tường góc α = 450. Cho g = 9,8 m/s2. Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc giữa quả cầu và tường. Lực ép của quả cầu lên tường là

  • A. 10,4 N.
  • B. 20 N
  • C. 14,7 N
  • D. 17 N

 

Câu 4: Có 3 lực như hình vẽ.  Biết  Lực tổng hợp của chúng bằng

  • A. F
  • B. 2F
  • C. F/2
  • D. 3F

 

Câu 5: Một sợi dây có khối lượng không đáng kể, một đầu được giữ cố định, đầu kia có gắn một vật nặng có khối lượng m. Vật đứng yên cân bằng. Khi đó

  • A. vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực
  • B. vật chịu tác dụng của ba lực và hợp lực của chúng bằng không.
  • C. vật chịu tác dụng của trọng lực, lực ma sát và lực căng dây
  • D. vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.

 

Câu 6: Có hai lực đồng quy có độ lớn bằng 9N và 12N. Trong số các giá trị sau đây, giá trị nào có thể là độ lớn của hợp lực?

  • A. 25N
  • B. 2N
  • C. 15N
  • D. 1N

Câu 7: Lực có môđun (độ lớn) 30N là hợp lực của hai lực nào?

  • A. 16N,46N
  • B. 16N,50N
  • C. 16N,10N
  • D. 12N,12N

 

Câu 8: Cho vật được đỡ bởi hai thanh như hình vẽ. Biết gia tốc trọng trường g = 10 m/s2. Lực do thanh (1) tác dụng lên vật là 50 N. Khối lượng vật là

  • A. 10 kg.
  • B. 7,5 kg.
  • C. 2,5 kg.
  • D. 5 kg.

Câu 9: Một vật có khối lượng 1 kg được giữ yên trên mặt phẳng nghiêng bởi một sợi dây song song với đường dốc chính. Biết α = 60°. Cho g = 9,8 m/s2. Lực ép của vật lên mặt phẳng nghiêng là

  • A. 9,8 N.
  • B.  4,9 N.
  • C. 19,6 N
  • D. 8,5 N.

Câu 10: Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của 3 lực 12N,15N,9N. Hỏi góc giữa 2 lực 12N và 9N bằng bao nhiêu?

  • A. α = 300
  • B. α = 600
  • C. α = 900
  • D. α = 45°

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDBAD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCADBC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Một vật nằm trên mặt nghiêng góc 30° so với phương ngang chịu trọng lực tác dụng có độ lớn là 50 N. Xác định độ lớn các thành phần của trọng lực theo các phương vuông góc và song song với mặt nghiêng.

Câu 2 (6 điểm). Một vật có khối lượng m chịu tác dụng của hai lực lực  như hình vẽ.

Cho biết F1 = 34,64 (N); F2 = 20(N); α = 30° là góc hợp bởi  với phương thẳng đứng. Tìm m để vật cân bằng? lấy g = 10m/s2

 GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

P1 = Psinα = 25 N

P2 = Pcosα = 25√3 N

4 điểm

Câu 2

(6 điểm)

→ 202 = 34,642 + (10.m)2 + 34,64.10.m.cos150 → m = 2kg hoặc m = 4kg

2 điểm

2 điểm

2 điểm



 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Cho ba lực đồng qui (tại điểm O), đồng phẳng  lần lượt hợp với trục Ox những góc 0°, 60°, 120° và có độ lớn tương ứng là F1 = F3 = 2F2 = 10(N) như hình vẽ. Tìm hợp lực của ba lực trên?

Câu 2 (4 điểm). Cho lực F có độ lớn 100 N và có hướng tạo với trục Ox một góc 36,87° và tạo với Oy một góc 53,13°. Xác định độ lớn các thành phần của lực F trên các trục Ox và Oy.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

F1 = F3 → F13 có phương trùng với đường phân giác của góc hợp bởi 

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

36.87° + 53.13° = 90°

Fx = F.cos(36,87°) = 80 N

Fy = F.sin(53,13°) = 60 N

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một vật khối lượng 20kg nằm yên trên mặt sàn nhẵn nằm ngang và được giữ bởi một sợi dây nằm ngang nối vào tường.tác dụng vào vật lực kéo F= 100N hướng chếch lên một góc  600 so với phương ngang thì vật vẫn nằm yên. Tính lực căng dây khi đó. 

  • A. 71N
  • B. 110N
  • C. 100N
  • D. 50N

 

Câu 2: Một vật được treo như hình vẽ: Biết vật có P = 80 N, α = 30˚. Lực căng của dây là bao nhiêu?

H

  • A. 80N
  • B. 40N
  • C. 40 N
  • D. 80N

           

Câu 3: Ba lực có cùng độ lớn bằng 10N trong đó F1 và F2 hợp với nhau góc 600. Lực F3 vuông góc mặt phẳng chứa F1, F2. Hợp lực của ba lực này có độ lớn

  • A. 15N.
  • B. 30N
  • C. 25N
  • D. 20N.

 

Câu 4: Cho hai lực đồng quy có độ lớn bằng 8 N và 12 N. Giá trị của hợp lực không thể là giá trị nào trong các giá trị sau đây?

  • A. 7 N
  • B. 21 N
  • C. 4 N.
  • D. 19 N.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Nêu công thức tính độ lớn hợp lực?

Câu 2 (3 điểm). Khi nào thì các lực tác dụng lên một vật cân bằng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBDB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi tổng hợp các lực tác dụng lên vật bằng 03 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc và áo là 3kg (Hình 13.13). Biết AB = 4m, CD = 10cm. Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây

  • A. F1 = F2 = 300,37N.
  • B. F1 = F2 = 300,00N.
  • C. F1 = F2 = 150,37N.
  • D. F1 = F2 = 400,37N.

Câu 2: Một vật khối lượng m = 5,0 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng. Góc nghiêng α = 300 . Bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng; lấy g = 10m/s2 Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng

  • A. T = 43 (N), N = 43 (N).
  • B. T = 50 (N), N = 25 (N).
  • C. T = 25 (N), N = 43 (N).
  • D. T = 25 (N), N = 50 (N).

Câu 3: Ba nhóm học sinh kéo 1 cái vòng được biểu diễn như hình trên. Không có nhóm nào thắng cuộc. Nếu các lực kéo được vẽ trên hình (nhóm 1 và 2 có lực kéo mỗi nhóm là 100N). Lực kéo của nhóm 3 là bao nhiêu? 

  • A. 141N
  • B. 71N
  • C. 200N
  • D. 100N

 

Câu 4: Một đèn tín hiệu giao thông được treo ở một ngã tư nhờ một dây cáp có trọng không đáng kể. Hai đầu dây cáp được giữ bằng hai cột đèn AB và A’B’, cách nhau 8 m . Đèn nặng 60 N, được treo vào điểm giữa O của dây cáp, làm dây võng xuống 0,5 m tại điểm giữa như hình. Tính lực kéo của mỗi nửa dây?

  • A. 120 N và 240 N.
  • B. 240 N và 240 N.
  • C. 60 N và 60 N
  • D. 120 N và 120N

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Định nghĩa về phân tích lực và tổng hợp lực.

Câu 2 (3 điểm). Khi một em bé kéo chiếc xe đồ chơi trên sân thì vật nào tương tác với xe?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánACAB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Phân tích lực là quá trình phân tích và xác định các lực tác động lên một vật, còn tổng hợp lực là quá trình kết hợp các lực để xác định lực tác động tổng cộng.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Sợi dây, mặt đất, Trái Đất3 điểm

=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 5: Tổng hợp và phân tích lực

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay