Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 1: Năng lượng và công
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 1: Năng lượng và công. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 3 - BÀI 1: NĂNG LƯỢNG VÀ CÔNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho ba lực tác dụng lên một viên gạch đặt trên mặt phẳng nằm ngang như hình vẽ. Công thực hiện bởi các lực và vectơ khi viên gạch dịch chuyển một quãng đường d là A1, A2 và A3. Biết rằng viên gạch chuyển động sang bên trái. Nhận định nào sau đây là đúng?
- A. A1 > 0, A2 > 0, A3 = 0.
- B. A1 > 0, A2 < 0, A3 = 0.
- C. A1 < 0, A2 > 0, A3 ≠ 0.
- D. A1 < 0, A2 < 0, A3 ≠ 0.
Câu 2: Một thùng các tông được kéo cho trượt theo phương ngang bằng một lực như hình vẽ. Nhận định nào sau đây về công của trọng lực và phản lực khi tác dụng lên thùng các tông là đúng?
- A.
- B.
- C.
- D.
Câu 3: Một vật khối lượng 2 kg bị hất đi với vận tốc ban đầu có độ lớn bằng 4 m/s để trượt trên mặt phẳng nằm ngang. Sau khi trượt được 0,8 m thì vật dừng lại. Công của lực ma sát đã thực hiện bằng:
- A. 16 J.
- B. -16 J.
- C. -8 J.
- D. 8 J.
Câu 4: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do từ độ cao 10 m so với mặt đất. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 9,8 m/s2. Trong thời gian 1,2 s kể từ lúc bắt đầu thả vật, trọng lực thực hiện một công bằng?
- A. 196 J.
- B. 138,3 J.
- C. 69,15 J.
- D. 34,75J.
Câu 5: Một ô tô kéo một khối hàng có khối lượng 2000kg chuyển động thẳng đều trên một đoạn đường ngang dài 100m, hệ số ma sát giữa khối hàng và mặt đường là 0,01. Lấy g = 10m/s2. Ô tô đó đã thực hiện một công lên khối hàng là:
- A. 20 kJ
- B. 18 kJ
- C. 16 kJ
- D. 22 kJ
Câu 6: Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
- A. Thực hiện công.
- B. Truyền nhiệt.
- C. Phát ra các tia nhiệt.
- D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 7: Đơn vị nào sau đây là đơn vị của công?
- A. N/m. B. kg.m2/s2. C. N/s. D. kg.m2/s.
Câu 8: Dạng năng lượng không được thể hiện trong hình vẽ là:
- A. điện năng.
- B. quang năng.
- C. cơ năng.
- D. năng lượng sinh học.
Câu 9: Năng lượng không có tính chất nào sau đây?
- A. Là một đại lượng vô hướng.
- B. Có thể tồn tại ở những dạng khác nhau.
- C. Có thể truyền từ vật này sang vật khác, hoặc chuyển hóa qua lại giữa các dạng khác nhau và giữa các hệ, các thành phần của hệ.
- D. Là một đại lượng có hướng.
Câu 10: Khi kéo một vật trượt trên mặt phẳng nghiêng, lực tác dụng vào vật nhưng không sinh công là
- A. Trọng lực
- B. Phản lực
- C. Lực ma sát
- D. Lực kéo
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | B | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | D | D | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 6: Vật nào sau đây không có khả năng sinh công?
- A. Dòng nước lũ đang chảy mạnh.
- B. Viên đạn đang bay.
- C. Búa máy đang rơi.
- D. Hòn đá đang nằm trên mặt đất.
Câu 7: Người ta kéo một cái thùng nặng 30 kg trượt trên sàn nhà nằm ngang bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 45o, lực tác dụng lên dây là 150 N. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.
- A. 1060 J.
- B. 10,65 J.
- C. 1000 J.
- D. 1500 J.
Câu 8: Một cần cẩu nâng một vật nặng khối lượng 5 tấn từ trạng thái nghỉ chuyển động thẳng đứng nhanh dần đều lên trên với độ lớn gia tốc bằng 0,5 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Độ lớn công mà cần cẩu thực hiện được sau thời gian 3 giây là
- A. 116104 J.
- B. 213195 J.
- C. 115107 J.
- D. 118125 J.
Câu 9: Một thang máy khối lượng m = 600 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10 m. Tính công của động cơ để kéo thang máy lên khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 1 m/s2. Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương hướng lên trên.
- A. 6,6.104(J)
- B. 66.104(J)
- C. 75.104(J)
- D. 7,5.104(J)
Câu 10: Một người nhấc một vật có m = 2 kg lên độ cao 2 m rồi mang vật đi ngang được một độ dịch chuyển 10 m. Công tổng cộng mà người đã thực hiện là bao nhiêu? Lấy g = 10 m/s2.
- A. 40 J.
- B. 2400 J.
- C. 120 J.
- D. 1200 J.
Câu 1: Lò nung trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
- A. Thực hiện công.
- B. Truyền nhiệt.
- C. Phát ra các tia nhiệt.
- D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về năng lượng?
- A. Năng lượng là một đại lượng vô hướng.
- B. Năng lượng có thể chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác.
- C. Năng lượng luôn là một đại lượng bảo toàn.
- D. Trong hệ SI, đơn vị của năng lượng là calo.
Câu 3: Đáp án nào sau đây là đúng.
- A. Lực là đại lượng vectơ nên công cũng là đại lượng vectơ.
- B. Trong chuyển động tròn, lực hướng tâm thực hiện công vì có cả hai yếu tố: lực và độ dời của vật.
- C. Công của lực là đại lượng vô hướng và có giá trị đại số.
- D. Một vật chuyển động thẳng đều, công của hợp lực là khác không vì có độ dời của vật.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về công của một lực?
- A. Công là đại lượng vô hướng.
- B. Lực luôn sinh công khi điểm đặt của lực tác dụng lên vật dịch chuyển.
- C. Trong nhiều trường hợp, công cản có thể có lợi.
- D. Giá trị của công phụ thuộc vào góc hợp bởi vectơ lực tác dụng và vectơ độ dịch chuyển.
Câu 5: Pin mặt trời đã có sự chuyển hóa dạng năng lượng nào?
- A. Hóa năng thành điện năng
- B. Quang năng thành điện năng
- C. Nhiệt năng thành quang năng
- D. Năng lượng âm thanh thành quang năng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | A | D | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | D | C | B | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (4 điểm). Người ta kéo một cái thùng nặng 20 kg trượt trên sàn nhà bằng một dây hợp với phương nằm ngang một góc 60°, lực tác dụng lên dây là 300N.
- a. Tính công của lực đó khi thùng trượt được 10 m.
- b. Khi thùng trượt, công của trọng lực bằng bao nhiêu?
Câu 2 (6 điểm). Một ôtô khối lượng 20 tấn chuyển động chậm dần đều trên đường nằm ngang dưới tác dụng của lực ma sát, với hệ số ma sát μ = 0,3. Vận tốc đầu của ô tô là 54 km/h, sau một khoảng thì ôtô dừng. Tính công của lực ma sát trong thời gian đó.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) | a) Công của lực F kéo thùng đi được 10 m là: A = F.s.cosα = 300.10.cos60° = 1500 J b) Vì trong quá trình vật chuyển động, trọng lực luôn vuông góc với phương chuyển động nên công của trọng lực bằng 0. | 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (6 điểm) | Độ lớn lực ma sát: Fms = μmg. Công làm ôtô chuyển động chậm dần là công của lực ma sát. Do đó: Suy ra công của lực ma sát: Vì công cản nên A < 0 ⇒ A = -2,25.106 J | 1 điểm 1,5 điểm 1 điểm 1,5 điểm 1 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Vật 2kg trượt trên sàn có hệ số ma sát 0,2 dưới tác dụng của lực không đổi có độ lớn 10N hợp với phương ngang góc 30o. Tính công của lực F và lực ma sát khi vật chuyển động được 5s, lấy g = 10m/s2.
Câu 2 (4 điểm). Một vật m = 100g trượt không vận tốc đầu từ đỉnh xuống chân một mặt phẳng nghiêng dài L = 2m, chiều cao h = 0,4m. Vận tốc ở chân mặt phẳng nghiêng là 2m/s. Tính công của lực ma sát.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm | |
Câu 1 (6 điểm) | m = 2kg; µ = 0,2; g = 10m/s2; F = 10N; α = 30o; t = 5s Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật Fms = µ.(P – Fsinα) = 3N Áp dụng định luật II Newton theo phương ngang: Fcosα – Fms = ma = > a = 2,83m/s2 Quãng đường đi được trong 5s: s = 0,5.a.t2 = 35,375(m) AF = F.s.cosα = 306,4(J) AFms = Fms.s.cos180o = -106,125(J) | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm | |
Câu 2 (4 điểm) | Chọn chiều dương là chiều chuyển động của vật Gia tốc của vật a = vB2/2L = 1m/s2 Theo định luật II Newton = > mgsinα – Fms = ma = > Fms = m(gsinα – a) AFms = – FmsL = -0,2J | 1 điểm 1 điểm 1 điểm 1 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Mặt Trời trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?
- A. Thực hiện công.
- B. Truyền nhiệt.
- C. Phát ra các tia nhiệt.
- D. Không trao đổi năng lượng.
Câu 2: Kéo một xe goòng bằng một sợi dây cáp với lực bằng 150 N. góc giữa dây cáp và mặt phẳng ngang bằng 30o. Công của lực tác dụng lên xe để xe chạy được 200m có giá trị
- A. 51 900 J
- B. 30 000 J
- C. 15 000 J
- D. 25 950 J
Câu 3: Khi ném quả bóng từ mặt đất lên đến độ cao cực đại, đã có sự chuyển hóa năng lượng nào?
- A. Thế năng thành động năng
- B. Động năng thành thế năng
- C. Thế năng thành cơ năng
- D. Động năng thành cơ năng
Câu 4: Một ô tố khối lượng 10 tấn đang chạy với vận tốc 54 km/h trên đoạn đường phẳng ngang thì bắt đầu chuyển động chậm dần đều cho tới khi bị dừng lại do tác dụng của lực ma sát với mặt đường. Cho biết hệ số ma sát là 0,3. Lấy g = 10 m/s2. Công của lực ma sát trong khoảng thời gian chuyển động thẳng chậm dần đều là:
- A. 1125 kJ
- B. -1125 kJ
- C. -1225 kJ
- D. 1225 kJ
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Định nghĩa năng lượng trong vật lý là gì?
Câu 2 (3 điểm). Tại sao năng lượng có thể chuyển đổi từ năng lượng nhiệt thành năng lượng cơ và ngược lại?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | D | B | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Năng lượng là khả năng của một hệ thống thực hiện công hoặc sản xuất sự thay đổi. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Do nguyên lý bảo toàn năng lượng, năng lượng có thể chuyển đổi giữa các dạng khác nhau. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công thức tính công của một lực là:
- A. A = F.d.cos
- B. A = mgh.
- C. A = F.s.sinα.
- D. A =
Câu 2: Một con ngựa kéo một chiếc xe đi với vận tốc 14,4 km/h trên đường nằm ngang. Biết lực kéo có độ lớn F = 500 N và hợp với phương nằm ngang góc θ=30o. Tính công của con ngựa trong 30 phút. Coi xe chuyển động thẳng và không đổi chiều chuyển động
- A. 3117691,454 (J)
- B. 3117,6.105 (J)
- C. 301.105 (J)
- D. 301,65.105 (J)
Câu 3: Một lực F = 50 N tạo với ngang một góc α=30o, kéo một vật và làm chuyển động thẳng đều trên một mặt phẳng ngang. Công của lực kéo khi vật di chuyển được một đoạn bằng 6 m là
- A. 260 J.
- B. 150 J.
- C. 0 J.
- D. 300 J.
Câu 4: Cho một máy bay lên thẳng có khối lượng 5.103 kg sau thời gian 2 phút máy bay lên được độ cao là 1440 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính công của động cơ trong khi chuyển động thẳng đều.
- A. 70.106 J.
- B. 72.106 J.
- C. 62.106 J.
- D. 75.106 J.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (3 điểm). Giải thích mối quan hệ giữa công và năng lượng.
Câu 2 (3 điểm). Làm thế nào năng lượng cơ học có thể được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | A | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Công là sự chuyển động của năng lượng từ một hệ thống sang hệ thống khác. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Khi bạn sử dụng máy phát điện, năng lượng cơ học của động cơ được chuyển đổi thành năng lượng điện và phát ra dưới dạng nhiệt. | 3 điểm |
=> Giáo án vật lí 10 cánh diều bài 1: Năng lượng và công (5 tiết)