Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 2: Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều Bài 2 Bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – CHỦ ĐỀ 3 - BÀI 2: BẢO TOÀN VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây là đúng về thế năng?

  • A. Độ biến thiên thế năng phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
  • B. Giá trị của thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
  • C. Độ biến thiên thế năng không phụ thuộc vào mốc tính thế năng.
  • D. Giá trị của thế năng và độ biến thiên thế năng đều phụ thuộc vào mốc tính thế năng.

Câu 2: Thế năng hấp dẫn là đại lượng

  • A. vô hướng, có thể dương hoặc bằng không.
  • B. vô hướng, có thể âm, dương hoặc bằng không.
  • C. vectơ cùng hướng với véc tơ trọng lực.
  • D. vectơ có độ lớn luôn dương hoặc bằng không.

 

Câu 3: Chỉ ra câu sai trong các phát biểu sau:

  • A. Thế năng của một vật có tính tương đối. Thế năng tại mỗi vị trí có thể có giá trị khác nhau tùy theo cách chọn gốc tọa độ.
  • B. Động năng của một vật chỉ phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Thế năng chỉ phụ thuộc vị trí tương đối giữa các phần của hệ với điều kiện lực tương tác trong hệ là lực thế.
  • C. Công của trọng lực luôn luôn làm giảm thế năng nên công của trọng lực luôn luôn dương.
  • D. Thế năng của quả cầu dưới tác dụng của lực đàn hồi cũng là thế năng.

Câu 4: Khi tăng tốc một vật từ tốc độ v lên tốc độ 2v, động năng của nó

  • A. tăng lên 2 lần.
  • B. tăng lên 4 lần.
  • C. giảm đi 2 lần.
  • D. giảm đi 4 lần.

 

Câu 5: Một vật khối lượng m, đặt ở độ cao h so với mặt đất trong trọng trường của Trái Đất thì thế năng trọng trường của vật được xác định theo công thức nào? Chọn mốc tính thế năng ở mặt đất.

  • A. Wt = mgh.       
  • B. Wt = mgh.
  • C. Wt = mg.
  • D. Wt = mh.

Câu 6: Một vật được ném thẳng đứng lên cao từ mặt đất với vận tốc 6 m/s, bỏ qua sức cản không khí, lấy g = 10 m/s2. Vị trí mà thế năng bằng động năng có độ cao là:

  • A. 0,9 m.     
  • B. 1,8 m.     
  • C. 3 m.        
  • D. 5 m.

Câu 7: Một vật khối lượng 200 g có động năng là 10 J. Lấy g = 10 m/s2. Khi đó vận tốc của vật là:

  • A. 10 m/s.
  • B. 100 m/s.
  • C. 15 m/s.
  • D. 20 m/s.

Câu 8: Một hòn bi khối lượng 20 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc 4 m/s từ độ cao 1,6 m so với mặt đất. Cho g = 9,8 m/s2. Lấy mốc thế năng gắn với mặt đất, các giá trị động năng, thế năng và cơ năng của hòn bi tại lúc ném vật là:

  • A. 0,16 J; 0,31 J; 0,47 J.
  • B. 0,32 J; 0,62 J; 0,47 J.
  • C. 0,24 J; 0,18 J; 0,54 J.
  • D. 0,18J ; 0,48 J; 0,80 J.

Câu 9: Một vật được ném từ độ cao 15 m với vận tốc 6 m/s. Bỏ qua sức cản không khí. Lấy g = 10 m/s2. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Tốc độ của vật khi chạm đất là:

  • A. 10 m/s.
  • B. 18 m/s.
  • C. 20 m/s.
  • D. 4 m/s.

Câu 10: Một học sinh ném một vật có khối lượng 200 g được ném thẳng đứng lên cao với vận tốc ban đầu 8 m/s từ độ cao 8 m so với mặt đất. Lấy g = 10m/s2. Bỏ qua sức cản của không khí. Lấy mốc thế năng tại mặt đất. Xác định vận tốc của vật khi Wđ = 2Wt:

  • A. 10,22 m/s.
  • B. 11,22 m/s.
  • C. 12,22 m/s.
  • D. 13,22 m/s.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi
Câu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBCBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAAADC



 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực nào sau đây không làm vật thay đổi động năng?

  • A. Lực cùng hướng với vận tốc vật.
  • B. Lực vuông góc với vận tốc vật.
  • C. Lực ngược hướng với vận tốc vật.
  • D. Lực hợp với vận tốc một góc nào đó.

 

Câu 2: Động năng của một vật khối lượng m, chuyển động với vận tốc v là:

  • A. Wđ= mv
  • B. Wđ=mv2
  • C. Wđ=2mv2
  • D. Wđ= mv2

         

Câu 3: Nhận xét nào sau đây là đúng nhất về cơ năng trong trọng trường?

  • A. Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn dương.
  • B. Cơ năng là đại lượng vô hướng luôn âm.
  • C. Cơ năng là đại lượng có hướng.
  • D. Giá trị của cơ năng phụ thuộc vào cả vị trí và tốc độ của vật.

 

Câu 4: Chọn phương án đúng. Động năng của một vật thay đổi khi vật

  • A. chuyển động thẳng đều.
  • B. chuyển động tròn đều.
  • C. chuyển động với vận tốc không đổi vo.
  • D. chuyển động biến đổi đều.

 

Câu 5: Một vật có khối lượng m = 400 g và động năng 20 J. Khi đó vận tốc của vật là:

  • A. 0,32 m/s.
  • B. 36 km/h.
  • C. 36 m/s.
  • D. 10 km/h.

 

Câu 6: Một vật có khối lượng 100 g được ném thẳng đứng từ dưới lên với vận tốc vo = 20 m/s. Xác định cơ năng của vật khi chuyển động?

  • A. 0 J.
  • B. 20 J.
  • C. 10 J.
  • D. 1 J.

Câu 7: Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

  • A. 1,2.105 J.
  • B. 2,4.105 J.
  • C. 3,6.105 J.
  • D. 2,4.104 J.

 

Câu 8: Một vật khối lượng m = 30,0 kg được kéo từ mặt đất (được chọn làm gốc thế năng) lên đến một vị trí xác định có độ cao h = 40,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2. Tính thế năng của vật khi ở mặt đất và khi ở độ cao h.

  • A. 11760 J.
  • B. 0. C. 12833 J.
  • D. 19301 J.

Câu 9: Một vật khối lượng m = 30,0 kg được kéo từ mặt đất (được chọn làm gốc thế năng) lên đến một vị trí xác định có độ cao h = 40,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2. Tính công mà vật nhận được trong quá trình kéo vật từ mặt đất lên vị trí xác định nói trên.

  • A. 11760 J.
  • B. 0.
  • C. 12833 J.
  • D. 19301 J.

Câu 10: Một ô tô có khối lượng m = 1,20 tấn chuyển động lên trên một con dốc phẳng có độ dài S = 1,50 km với vận tốc v = 54,0 km/h. Chiều cao của đỉnh dốc so với mặt phẳng nằm ngang đi qua chân dốc (gốc thế năng nằm ở chân dốc) là h = 30,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2. Tính thế năng của ô tô ở đỉnh con dốc.

  • A. 352800 J.
  • B. 182832 J.
  • C. 183937 J.
  • D. 402852 J.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDDDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBAAA



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Cần công bao nhiêu để 1 chiếc xe tô nặng 1,5 tấn tăng tốc từ 20m/s lên 30m/s? Tinh lực cần thiết để thực hiện công đó nếu xe tăng tốc trên đoạn đường 3m.

Câu 2 (6 điểm). Vật nhỏ khối lượng m trượt từ độ cao h qua vòng xiếc bán kính R bỏ qua ma sát.

a/ Tính lực nén của vật lên vòng xiếc tại vị trí α (hình vẽ)

b/ Tính h để vật có thể vượt qua vòng xiếc

c/ khi vật không qua vòng xiếc, xác định vị trí α nơi vật bắt đầu rời vòng xiếc hoặc trượt trở xuống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Áp dụng định lý động năng:

Lực cần thực hiện công đó:

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

a/ Áp dụng định luật bảo toàn cơ năng cho hai điểm A và C (gốc thế năng tại B)

mgh = mgR(1+cosα) + 0,5mv2 => v2 = 2gh – 2gR(1+cosα)

Theo định luật II Newton: Q + mgcosα = mv2/R => Q = mg(2h/R – 2 – 3cosα) = N

Lưu ý kết quả này vẫn đúng cho vị trí của C so với O

b/ Để vật có thể vượt qua hết vòng xiếc thì lực nén lên vòng xiếc

Nmin ≥ 0 => Nmin = mg(2h/R – 5) ≥ 0 => h ≥ 2,5R (Nmin khi α = 0)

c/ Vật rời vòng xiếc hoặc trượt xuống khi N = 0

=> mg(2h/R – 2 – 3cosα) = 0 => α = cos -1(2h/3R – 2/3)

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Một vật được ném lên theo phương thẳng đứng từ một điểm A cách mặt đất một khoảng 4m. Người ta quan sát thấy vật rơi chạm đất với vận tốc có độ lớn bằng 12 m/s. Cho g=10m/s².

a) Xác định vận tốc của vật khi được ném. Tính độ cao cực đại mà vật có thể đạt được

b) Nếu vật được ném thẳng đứng xuống dưới vói vận tốc bằng 4m/s thì vận tốc của vật khi chạm đất bằng bao nhiêu?

 Câu 2 (4 điểm). Một ô tô có khối lượng 1600kg đang chạy với tốc độ 80km/h thì người lái xe nhìn thấy một vật cản trước mặt cách khoảng 15m. Người đó tắt máy và hãm phanh khẩn cấp với lực hãm không đổi là 1,2.104N. Xe có kịp dừng trước khi đâm vào vật cản đó không?   

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Chọn gốc thế năng tại mặt đất

a/ Wtmax = Wđmax => mghmax = 0,5mv2 = > hmax = v2/2g = 122/20 = 7,2m

Cơ năng tại vị trí ném = cơ năng tại vị trí vật đạt độ cao cực đại

mgh + 0,5mvo2 = mghmax

=> 10 × 4 + 0,5vo2 = 10 × 7,2 => vo = 8m/s

b/ Cơ năng tại vị trí ném = cơ năng tại mặt đất

mgh + 0,5mvo2 = 0,5mv2

10 × 4 + 0,5 × 42 = 0,5v2 => v = 4√6 (m/s)

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Đổi vận tốc: v = 80 km/h = 22,22 m/s

Áp dụng định lý động năng:

Xe phải đi thêm 32,9m mới dừng lại. Do đó xe không tránh khỏi vật cản

1 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một ô tô có khối lượng m = 1,20 tấn chuyển động lên trên một con dốc phẳng có độ dài S = 1,50 km với vận tốc v = 54,0 km/h. Chiều cao của đỉnh dốc so với mặt phẳng nằm ngang đi qua chân dốc (gốc thế năng nằm ở chân dốc) là h = 30,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2.

Lấy gốc thời gian là lúc ô tô ở chân dốc, tìm thời điểm thế năng của ô tô bằng ε = 25,0% thế năng của nó tại đỉnh dốc.

  • A. 10,2 s.
  • B. 31,7 s.
  • C. 19,2 s.
  • D. 25,0 s.

 

Câu 2: Một ô tô có khối lượng m = 1,20 tấn chuyển động lên trên một con dốc phẳng có độ dài S = 1,50 km với vận tốc v = 54,0 km/h. Chiều cao của đỉnh dốc so với mặt phẳng nằm ngang đi qua chân dốc (gốc thế năng nằm ở chân dốc) là h = 30,0 m. Biết gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2.

Xác định công suất của động cơ ô tô biết rằng tỉ số giữa thế năng của ô tô với công mà động cơ của nó thực hiện là η = 90,0%.

  • A. 1932 W.
  • B. 2918 W.
  • C. 3920 W.
  • D. 4190 W.

           

Câu 3: Một vật có khối lượng m = 1,00 kg được thả rơi không vận tốc ban đầu từ độ cao h = 10,0 m so với mặt đất nằm ngang. Vật dừng lại sau khi ngập sâu vào lòng đất một đoạn d = 30,0 cm theo phương thẳng đứng. Biết rằng gia tốc rơi tự do là g = 9,80 m/s2. Lấy gốc thế năng là mặt đất nằm ngang. Tính thế năng cực tiểu của vật trong quá trình chuyển động.

  • A. -2,94 J.
  • B. 2,94 J.
  • C. -101 J.
  • D. 101 J.

 

Câu 4: Một vật nhỏ khối lượng m = 500 g được lồng vào một sợi cáp kim loại mảnh đã được uốn thành một đường cong như hình qua một lỗ nhỏ trên vật. Khi người ta thả vật không vận tốc ban đầu từ điểm A cách mặt sàn nằm ngang một đoạn H = 1,20 m thì vật trượt dọc theo đường cong cho đến khi nó dừng lại tại điểm B cách mặt sàn nằm ngang một khoảng h = 80,0 cm. Biết gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2.

Tính thế năng của vật tại A và B.

  • A. W­tA = 5,88 J và WtB = -3,92 J.
  • B. W­tA = -5,88 J và WtB = -3,92 J.
  • C. W­tA = -5,88 J và WtB = 3,92 J.
  • D. W­tA = 5,88 J và WtB = 3,92 J.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Định nghĩa cơ năng.

Câu 2 (3 điểm). Làm thế nào năng lượng cơ năng thay đổi khi vật di chuyển trong lực trường?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Cơ năng là năng lượng của vật do vị trí hoặc trạng thái của nó trong lực trường.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Năng lượng cơ năng thay đổi tùy thuộc vào vị trí hoặc độ cao của vật trong lực trường.3 điểm



 

 

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một vật nhỏ khối lượng m = 500 g được lồng vào một sợi cáp kim loại mảnh đã được uốn thành một đường cong như hình qua một lỗ nhỏ trên vật. Khi người ta thả vật không vận tốc ban đầu từ điểm A cách mặt sàn nằm ngang một đoạn H = 1,20 m thì vật trượt dọc theo đường cong cho đến khi nó dừng lại tại điểm B cách mặt sàn nằm ngang một khoảng h = 80,0 cm. Biết gia tốc rơi tự do g = 9,80 m/s2.

Tính công mà sợi cáp kim loại tác dụng lên vật.

  • A. 1,96 J
  • B. - 1,96 J
  • C. 1, 52 J
  • D. - 1,52 J

Câu 2: Tính động năng của đối tượng sau: Một giọt nước mưa có khối lượng m = 50,0 mg rơi với vận tốc v = 5,00 m/s.

  • A. 900000 J.
  • B. 0,175 mJ.
  • C. 0,625 mJ.
  • D. 0,713 mJ.

Câu 3: Tính động năng của đối tượng sau: Một con rùa có khối lượng m = 3,50 kg đang bò với vận tốc v = 1,00 cm/s.

  • A. 900000 J.
  • B. 0,175 mJ.
  • C. 0,625 mJ.
  • D. 0,713 mJ.

 

Câu 4: Tính động năng của đối tượng sau: Một viên đạn có khối lượng m = 5,00 kg đang bay với vận tốc v = 600 m/s.

  • A. 900000 J.
  • B. 0,175 mJ.
  • C. 0,625 mJ.
  • D. 0,713 mJ.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Định nghĩa động năng và thế năng.

Câu 2 (3 điểm). Nêu định luật bảo toàn cơ năng.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCBA

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Động năng là năng lượng do vật thực hiện chuyển động, thế năng là năng lượng do vị trí của vật trong môi trường.3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Khi một vật đang chuyển động trong trọng trường sẽ chỉ phải chịu tác dụng của trọng lực thì cơ năng của vật đó chính là một đại lượng được bảo toàn.3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay