Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 bộ sách mới Cánh diều. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Vật lí 11 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Điện trường là:

  1. môi trường không khí quanh điện tích.
  2. môi trường chứa các điện tích.
  3. môi trường bao quanh diện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó. 
  4. môi trường dẫn điện.

Câu 2. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho:

  1. thể tích vùng có điện trường là lớn hay nhỏ.
  2. điện trường tại điểm đó về phương diện dự trữ năng lượng
  3. tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó. 
  4. tốc độ dịch chuyển điện tích tại điểm đó.

Câu 3. Véctơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều

  1. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
  2. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
  3. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
  4. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.

Câu 4. Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:

  1. V.          
  2. V.m.      
  3. V/m.      
  4. N

Câu 5. Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

  1. E =
  2. E =
  3. E =
  4. E =

Câu 6. Đường sức điện cho biết

  1. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
  2. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
  3. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
  4. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

Câu 7. Cường độ điện trường là đại lượng

  1. vô hướng, có giá trị dương.
  2. vô hướng, có giá trị dương hoặc âm.      
  3. véctơ, phương chiều trùng với phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích dương.      
  4. vectơ, có chiều luôn hướng vào điện tích.

Câu 8. Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

  1. hướng ra xa nó.
  2. hướng về phía nó.     
  3. phụ thuộc độ lớn của nó.     
  4. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 9.  Cho một điện tích điểm + Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều

  1. hướng về phía nó.               
  2. hướng ra xa nó.
  3. phụ thuộc độ lớn của nó.     
  4. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.

Câu 10. Độ lớn cường độ điện trường tại một điểm gây bởi một điện tích điểm không phụ thuộc

  1. độ lớn điện tích thử.                     
  2. độ lớn điện tích đó.
  3. khoảng cách từ điểm đang xét đến điện tích đó.
  4. hằng số điện môi của của môi trường.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

C

B

B

A

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cường độ điện trường?

  1. Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng của lực điện trường tại điểm đó.
  2. Đơn vị của cường độ điện trường là V/m.
  3. Cường độ điện trường là đại lượng đặc trưng cho độ mạnh, yếu của điện trường tại một điểm.
  4. Véctơ cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q có chiều: hướng ra xa Q nếu Q âm, hướng về phía Q nếu Q dương.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của đường sức điện?

  1. Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.
  2. Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
  3. Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ mau.
  4. Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.

Câu 3. Tại một điểm xác định trong điện trường tĩnh, nếu độ lớn của điện tích thử tăng 3 lần thì độ lớn cường độ điện trường

  1. không đổi.                
  2. giảm 3 lần.
  3. tăng 3 lần.                 
  4. giảm 6 lần.      

Câu 4. Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn đến điểm đang xét tăng 3 lần thì cường độ điện trường

  1. giảm 3 lần.      
  2. tăng 3 lần.      
  3. giảm 9 lần.      
  4. tăng 9 lần.

Câu 5. Nếu tại một điểm có 2 điện trường gây bởi 2 điện tích điểm Q1 âm và Q2 dương thì hướng của cường độ điện trường tại điểm đó được xác định bằng

  1. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích dương.
  2. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích âm.
  3. hướng của tổng 2 véc tơ cường độ điện trường điện trường thành phần.
  4. hướng của véc tơ cường độ điện trường gây bởi điện tích ở gần điểm đang xét hơn.

Câu 6. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương

  1. trùng với đường nối của AB.
  2. trùng với đường trung trực của AB.
  3. tạo với đường nối AB góc 450.
  4. vuông góc với đường trung trực của AB.

Câu 7. Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Điểm có điện trường tổng hợp bằng 0 là

  1. trung điểm của AB.   
  2. tất cả các điểm trên trên đường trung trực của AB.
  3. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác đều.
  4. các điểm tạo với điểm A và điểm B thành một tam giác vuông cân.

Câu 8. Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C là

  1. E.           
  2. 0. 

Câu 9. Kết luận nào sau đây là sai?

  1. đường sức điện trường là những đường có hướng
  2. đường sức điện đi ra từ điện tích dương và kết thúc là điện tích âm
  3. đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường khép kín
  4. qua mỗi điểm trong điện trường chỉ có một đường sức điện

Câu 10. Điện trường là:

  1.  Một dạng vật chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác điện.
  2. Một dạng chất bao quanh các điện tích và truyền tương tác từ
  3. Một dạng vật chất bao quanh các vật chất và truyền tương tác điện.
  4. Một dạng vật chất bao quanh các vật chất và truyền tương tác từ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

D

C

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (4 điểm). Cho 2 điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương?

Câu 2 (6 điểm). Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

 

Hai điện tích điểm nằm ở 2 điểm A và B và có cùng độ lớn, cùng dấu. Cường độ điện trường tại một điểm trên đường trung trực của AB thì có phương trùng với đường trung trực của AB.

2 điểm

 

 

 

 

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

E =  =  = 1000 V/m.

Điện tích thử âm nên cường độ điện trường ngược chiều với lực điện tác dụng lên nó.

3 điểm

3 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (4 điểm). Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là?

Câu 2 (6 điểm). Một điện tích - 2.10-6 C đặt trong chân không sinh ra điện trường tại một điểm cách nó 1m có độ lớn và hướng là?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

E =  =  

= 3,6.103 V/m

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(6 điểm)

E =  =  = 18000 V/m.

Điện tích âm nên cường độ điện trường hướng lại gần điện tích.

3 điểm

 

 3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Quả cầu nhỏ mang điện tích 10-9 C đặt trong không khí. Cường độ điện trường tại 1 điểm cách quả cầu 5 cm là

  1. 6.105V/m .
  2. 2.104V/m.    
  3. 7,2.103V/m.
  4. 3,6.103V/m.

Câu 2. Một điện tích điểm q = 5.10-7 C đặt tại điểm M trong điện trường, chịu tác dụng của lực điện trường có độ lớn 6.10-2 N. Cường độ điện trường tại M là:

  1. 2,4.105V/m.
  2. 1,2 V/m.
  3. 1,2.10V/m.
  4. 12.10-6 V/m.

Câu 3. Đặt một điện tích thử - 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

  1. 100 V/m, từ trái sang phải.                     
  2. 100 V/m, từ phải sang trái.
  3. 1000 V/m, từ trái sang phải.          
  4. 1000 V/m, từ phải sang trái.

Câu 4. Đặt một điện tích thử 2.10-6 C tại một điểm, nó chịu một lực điện 2.10-3 N có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là

  1. 100 V/m, từ trái sang phải.                     
  2. 100 V/m, từ phải sang trái.
  3. 1000 V/m, từ trái sang phải.          
  4. 1000 V/m, từ phải sang trái.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Điện trường là gì?

Câu 2 (3 điểm). Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Điện trường là môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Cường độ điện trường tại một điểm đặc trưng cho tác dụng lực của điện trường lên điện tích tại điểm đó.

3 điểm

 

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tại một điểm có 2 cường độ điện trường thành phần vuông góc với nhau và có độ lớn là 6000 V/m và 8000V/m. Độ lớn cường độ điện trường tổng hợp là

  1. 10000 V/m.               
  2. 7000 V/m.                 
  3. 5000 V/m.                 
  4. 6000 V/m.

Câu 2. Một điểm cách một điện tích một khoảng cố định trong không khí có cường độ điện trường 2000 V/m theo chiều từ phải sang trái. Khi đổ một chất điện môi có hằng số điện môi bằng 2 bao trùm điện tích điểm và điểm đang xét thì cường độ điện trường tại điểm đó có độ lớn và hướng là

  1. 2000 V/m, hướng từ trái sang phải.         
  2. 2000 V/m, hướng từ phải sang trái.
  3. 1000 V/m, hướng từ phải sang trái.         
  4. 1000 V/m hướng từ trái sang phải.

Câu 3. Cho 2 điện tích điểm q= 5.10-9 C; q2 = 5.10-9 C lần lượt đặt tại 2 điểm A, B cách nhau 10 cm trong chân không. Xác định cường độ điện trường tại điểm M nằm tại trung điểm của AB ?

  1. bằng 0.
  2. 9000 V/m hướng về phía điện tích dương.
  3. 9000 V/m hướng về phía điện tích âm.
  4. 9000 V/m hướng vuông góc với đường nối hai điện tích.

Câu 4. Hai điện tích điểm q1=9.10-8C ; q2=-9.10-8C đặt tại hai điểm A,B trong không khí cách nhau 25cm. Cường độ điện trường tại điểm M có AM=15cm ; BM = 20cm là:

  1. 36000 V/m
  2. 413,04 V/m
  3. 20250 V/m
  4. 56250 V/m
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (3 điểm). Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q?

Câu 2 (3 điểm). Đường sức điện cho biết điều gì?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Biểu thức tính cường độ điện trường gây bởi điện tích điểm Q:

E =

 3 điểm

 

Câu 2

(3 điểm)

Đường sức điện cho biết hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.

 3 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 11 cánh diều (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án vật lí 11 cánh diều

Từ khóa: Đề kiểm tra vật lí 11 cánh diều, đề kiểm tra 15 phút bộ vật lí 11 cánh diều, bộ đề trắc nghiệm tự luận vật lí 11 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay