Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều

Có đủ giáo án word + PPT kì 2 Vật lí 11 cánh diều. Giáo án word đầy đủ chi tiết, Giáo án PPT hấp dẫn, lấy về chỉ việc trình chiếu và dạy. Với bộ giáo án cả năm gồm kì 1 + kì 2 Vật lí 11 cánh diều. Tin rằng: việc dạy sẽ đạt hiệu quả cao và trở nên nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


I. GIÁO ÁN KÌ 2 VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

CHỦ ĐỀ 1. DAO ĐỘNG

  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 1 Dao động điều hòa
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 2 Một số dao động điều hòa thường gặp
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 3 Năng lượng trong dao động điều hòa
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 4 Dao động tắt dần, dao động cưỡng bức và hiện tượng cộng hưởng
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều Bài tập chủ đề 1

CHỦ ĐỀ 2. SÓNG

  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 1 Mô tả sóng
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 2 Sóng dọc và sóng ngang
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 3 Giao thoa sóng
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 4 Sóng dừng
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều Bài tập chủ đề 2

CHỦ ĐỀ 3. ĐIỆN TRƯỜNG

Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 1 Lực tương tác giữa các điện

Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 2 Điện trường

Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 3 Điện thế, hiệu điện thế, tụ điện

Giáo án Vật lí 11 cánh diều Bài tập chủ đề 3

CHỦ ĐỀ 4. DÒNG ĐIỆN, MẠCH ĐIỆN

  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 1 Cường độ dòng điện
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 2 Điện trở
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều bài 3 Nguồn điện, năng lượng điện và công suất
  • Giáo án Vật lí 11 cánh diều Bài tập chủ đề 4

=> Xem nhiều hơn: Giáo án vật lí 11 cánh diều đủ cả năm

II. GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 KÌ 2 CÁNH DIỀU

Giáo án Word bài: Điện trường

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: ĐIỆN TRƯỜNG 

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.
  • Sử dụng biểu thức E=Q4π0r2, tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng r.
  • Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và độ lớn của điện tích đó.
  • Dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.
  • Vận dụng được biểu thức E=Q4π0r2.
  • Sử dụng biểu thức E=Ud, tính được cường độ của điện trường đều giữa hai bản phẳng nhiễm điện đặt song song, xác định được lực tác dụng lên điện tích đặt trong điện trường đều.
  • Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, tiếp thu sự góp ý và hỗ trợ thành viên trong nhóm khi tìm hiểu về điện trường.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến điện trường đều, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Mô tả và nêu được khái niệm điện trường.
  • Nêu được định nghĩa cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  • Mô tả được điện phổ và dùng dụng cụ tạo ra (hoặc vẽ) được điện phổ trong một số trường hợp đơn giản.
  • Nêu được khái niệm và đặc điểm của đường sức điện.
  • Nêu được định nghĩa điện trường đều và mô tả được điện trường giữa hai bản phẳng song song.
  • Mô tả được đặc điểm của điện tích chuyển động trong điện trường đều.
  • Vận dụng được kiến thức để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
  2. Đối với giáo viên:
  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Hình vẽ và đồ thị trong SGK: mô hình biểu diễn điện trường do điện tích Q tạo ra xung quanh nó, hình ảnh dụng cụ tạo điện phổ thể hiện dạng đường sức điện trường ở giữa hai tấm phẳng song song, tích điện trái dấu, hình ảnh điện phổ của một đầu thanh kim loại tích điện,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • HS mỗi nhóm: Dụng cụ thí nghiệm tạo điện phổ; Bộ dụng cụ tạo điện trường giữa hai bản kim loại phẳng song song.
  • HS cả lớp: Hình vẽ và đồ thị liên quan đến nội dung bài học và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua câu hỏi định hướng của GV, HS nêu vấn đề lực tác dụng giữa các vật mang điện thông qua trường nào.
  3. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận về lực tác dụng giữa các vật mang điện.
  4. Sản phẩm học tập: HS trả lời câu hỏi mà GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

GV chiếu hình ảnh thanh nam châm hút vật bằng sắt và chiếc lược tích điện đẩy quả cầu mang điện (hình 2.1) cho HS quan sát.

Trong hình 2.1, thanh nam châm tác dụng lực lên vật bằng sắt mà không tiếp xúc với vật. Tương tự như vậy, chiếc lược tích điện tác dụng lực lên quả cầu tích điện cũng không tiếp xúc với quả cầu.

Ở THCS, ta đã biết, giống như lực hấp dẫn giữa các vật có khối lượng được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua trường hấp dẫn, lực tác dụng của nam châm lên vật có tính chất từ được thực hiện thông qua từ trường của nam châm?

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Lực tác dụng giữa các vật tích điện có thông qua một trường nào không? Trường đó được đặc trưng bởi đại lượng nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 2. Điện trường.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hình thành khái niệm điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK và thảo luận về khái niệm điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS rút ra được khái niệm điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chiếu hình ảnh Michael Faraday (1791 – 1867), người phát hiện ra cảm ứng điện từ (1831) và xây dựng định luật Faraday (1834) (hình 2.2) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr68)

Lấy một ví dụ lực hút của nam châm lên vật khác.

- GV tổ chức cho HS thảo luận trên cơ sở đã học ở môn KHTN về tác dụng của lực hấp dẫn thông qua trường hấp dẫn, nam châm tác dụng lực từ lên nam châm khác thông qua từ trường.

- GV đặt câu hỏi:

+ Điện trường là gì?

+ Nêu tính chất cơ bản của điện trường.

- Sau khi HS trả lời, GV kết luận về khái niệm điện trường.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. KHÁI NIỆM ĐIỆN TRƯỜNG

*Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr68)

VD: Đặt thanh nam châm lại gần một thanh sắt nhỏ, thấy nam châm hút thanh sắt đó lại.

 

*Kết luận

- Điện trường là trường được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích.

- Tính chất cơ bản của điện trường là tác dụng lực lên điện tích đặt trong nó.

Hoạt động 2. Hình thành khái niệm cường độ điện trường

  1. Mục tiêu: HS nêu được định nghĩa cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận các nội dung trong SGK từ đó hình thành khái niệm cường độ điện trường.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được định nghĩa, công thức tính cường độ điện trường và đơn vị đo cường độ điện trường.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi sau:

+ Điện tích thử là gì?

- GV giới thiệu về điện tích thử.

- GV chiếu mô hình biểu diễn điện trường do điện tích Q tạo ra xung quanh nó (hình 2.3) cho HS quan sát và tìm hiểu về khái niệm cường độ điện trường.

- GV đặt câu hỏi:

+ Nêu định nghĩa cường độ điện trường.

+ Nêu công thức tính cường độ điện trường.

- GV tổng kết và đưa ra định nghĩa cường độ điện trường.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu về đơn vị đo cường độ điện trường.

- Để củng cố kiến thức, GV hướng dẫn HS hoàn thành nội dung Câu hỏi 2 và Ví dụ (SGK – tr69) mà không dựa vào lời giải trong SGK.

Câu hỏi 2 (SGK – tr69)

Tính độ lớn và vẽ hướng của cường độ điện trường do một điện tích điểm 4.10-8C gây ra tại một điểm cách nó 5 cm trong môi trường có hằng số điện môi là 2.

Ví dụ (SGK – tr69)

Đặt một điện tích điểm dương Q = 2,4.10-9C trong chân không. Tính cường độ điện trường tại điểm ở cách nó 2 cm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về ý nghĩa của cường độ điện trường, định nghĩa cường độ điện trường và công thức xác định cường độ điện trường.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

II. CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN TRƯỜNG

- Điện tích thử là một vật có kích thước nhỏ, mang điện tích có lớn nhỏ hơn nhiều so với điện tích Q sao cho điện trường do nó tạo ra có giá trị không đáng kể so với điện trường do điện tích Q tạo ra.

 

1. Định nghĩa

- Cường độ điện trường tại một điểm là đại lượng vecto có phương và chiều là phương chiều của lực điện tác dụng lên điện tích thử q dương, có độ lớn bằng thương số giữa độ lớn của lực điện tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đang xét và độ lớn của điện tích đó.

- Độ lớn của cường độ điện trường là:

E=Fq=k|Q|r2

- Cường độ điện trường được đo bằng đơn vị là N/C, thực tế thì người ta dùng đơn vị đo cường độ điện trường là V/m.

 

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr69)

- Cường độ điện trường:

E=kQr2=9.109.4.10-82.0,052=72000 V/m

*Trả lời Ví dụ (SGK – tr69)

(Tham khảo lời giải SGK)

Hoạt động 3. Tạo điện phổ

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được khái niệm điện phổ.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS thảo luận và thực hiện thí nghiệm theo nội dung trong SGK, quan sát hình ảnh từ đó nắm được các kiến thức liên quan đến nội dung điện phổ.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm điện phổ.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm.

- GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS để tiến hành tạo điện phổ.

+ Dụng cụ: chậu có thành bằng thủy tinh trong suốt, dầu cách điện, bột cách điện.

+ Tiến hành thí nghiệm:

Đặt hai bản song song trong một chậu có thành thủy tinh trong suốt, đựng dầu cách điện. 

Khuấy đều một ít hạt bột cách điện vào trong dầu. Tích điện trái dấu cho hai bản song song. Gõ nhẹ vào thành chậu và quan sát hiện tượng.

+ Kết quả thí nghiệm: Các hạt bột sẽ sắp xếp thành các "đường hạt bột".

- GV nêu khái niệm điện phổ.

- GV chiếu một số điện phổ tạo bởi đầu thanh kim loại (hình 2.5), (hình 2.6) cho HS quan sát.

- GV kết luận về nội dung điện phổ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh, tiến hành thí nghiệm, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG

1. Điện phổ

- Ta gọi hệ các "đường hạt bột" đó là điện phổ của hai bản song song tích điện.

- Hiện tượng này xảy ra do các hạt bột đã bị nhiễm điện và nằm dọc theo những đường mà tiếp tuyến tại mỗi điểm trùng với phương của cường độ điện trường tại đó.

Hoạt động 4. Vẽ đường sức điện

  1. Mục tiêu: HS xây dựng được khái niệm đường sức điện và vẽ được hệ các đường sức điện trong một số trường hợp đơn giản.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS quan sát hình ảnh từ đó nắm được các kiến thức liên quan đến nội dung đường sức điện.`trew
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu được khái niệm đường sức điện và thảo luận để vẽ được đường sức điện trong một số trường hợp đơn giản.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình các đường sức điện (hình 2.7) hoặc mô phỏng cho HS quan sát.

+ Hình ảnh:

+ Mô phỏng "Charge and Fields"

(link mô phỏng)

- GV đặt câu hỏi:

+ Đường sức điện được vẽ theo quy ước nào?

- GV kết luận về nội dung vẽ đường sức điện.

- Để củng cố kiến thức vừa học, GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập 1 (SGK – tr71)

Hình 2.8 là hình dạng đường sức điện trường giữa hai điện tích. Xác định dấu của các điện tích ở mỗi hình a), b), c).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK, quan sát hình ảnh hoặc mô phỏng, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận 

- GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

III. ĐƯỜNG SỨC ĐIỆN TRƯỜNG

2. Đường sức điện

- Đường sức điện là đường được vẽ trong điện trường sao cho tiếp tuyến tại một điểm bất kì trên đường trùng với phương của cường độ điện trường tại điểm đó. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của cường độ điện trường tại điểm đang xét.

 

*Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr71)

a) Hai điện tích dương.

b) Hai điện tích khác dấu.

c) Hai điện tích âm.

 


=> Xem nhiều hơn: 

III. GIÁO ÁN ĐIỆN TỬ VẬT LÍ 11 KÌ 1 CÁNH DIỀU

 Giáo án powerpoint bài: Sóng dừng

CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Một sợi dây đàn hồi có một đầu cố định. Làm cho đầu tự do của dây dao động thì có những lúc ta thấy trên dây xuất hiện những điểm đứng yên.

Những điểm đứng yên này có giống với những điểm đứng yên trong hiện tượng giao thoa của sóng nước không? Vì sao dao động tại những điểm đó lại triệt tiêu nếu chỉ nhận sóng từ đầu dao động truyền đến?

BÀI 4: SÓNG DỪNG

NỘI DUNG BÀI HỌC

  1. Hiện tượng sóng dừng trên sợi dây
  2. Đo tốc độ truyền âm
  3. Giải thích sự tạo thành sóng dừng
  4. Hiện tượng sóng dừng trên sợi dây

THẢO LUẬN CẶP ĐÔI

Sóng dừng là gì?

Nút sóng và bụng sóng là gì?

Sóng dừng: Hiện tượng xuất hiện các điểm đứng yên ở những vị trí xác định khi đang có sóng lan truyền như trên được gọi là hiện tượng sóng dừng.

Nút sóng và bụng sóng: Khi có sóng dừng, sẽ có các điểm đứng yên xen kẽ với những điểm dao động với biên độ lớn. Những điểm đứng yên được gọi là nút sóng, những điểm dao động với biên độ lớn nhất được gọi là bụng sóng.

Dụng cụ: dây đàn hồi, máy phát dao động, cần rung, giá đỡ và kẹp.

Tiến hành:

  • Bước 1: Đầu B được kẹp cố định, đầu A nối với cần rung để tạo dao động có tần số của máy phát (hình 4.2)
  • Bước 2: Bật công tắc máy phát dao động, điều chỉnh để tần số máy phát ra là nhỏ nhất.
  • Bước 3: Tăng dần tần số dao động ở máy phát sao cho thấy được 1 điểm đứng yên trên dây (không kể hai đầu dây).
  • Bước 4: Điều chỉnh tăng tần số ở máy phát để lần lượt quan sát được 2, 3, 4 bụng sóng trên dây.

Câu hỏi 1 (SGK – tr55)

Tiến hành thí nghiệm tạo sóng dừng trên dây và lập bảng ghi kết quả vào vở như mẫu Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Kết quả thí nghiệm sóng dừng trên dây

Chiều dài dây AB = …m

Số bụng sóng

2

3

4

f (Hz)

 

Nhận xét về mối liên hệ giữa tần số sóng trên dây và số bụng sóng quan sát được.

Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr55)

  • Chiều dài L của dây (hai đầu cố định) và số k bụng sóng quan sát được trên dây có mối liên hệ là: .
  • Như vậy, nếu coi tốc độ truyền sóng v trên dây không đổi thì tần số của sóng trên dây càng lớn, số bụng sóng có thể quan sát được càng nhiều.
  1. GIẢI THÍCH SỰ TẠO THÀNH SÓNG DỪNG

Quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau

  • Hãy nêu đặc điểm sóng tới và sóng phản xạ trên lò xo trên.
  • Sóng dừng được tạo thành khi nào?
  • Tìm hiểu và giải thích sự tạo thành sóng dừng.

Câu hỏi 2 (SGK – tr56)

Hãy chỉ ra vị trí các nút sóng trên Hình 4.4. Xác định khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp.

Câu hỏi 3 (SGK – tr56)

Hãy chỉ ra vị trí các bụng sóng trên Hình 4.4. So sánh biên độ của sóng tổng hợp tại bụng sóng với biên độ của sóng tới.

Câu hỏi 4 (SGK – tr56)

Có thể nói sóng dừng trên dây là hiện tượng giao thoa sóng được không? Nếu có thì đây là giao thoa của những sóng nào?

*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr56)

  • Nút sóng là các điểm có li độ bằng 0 trên đồ thị Hình 4.4.
  • Khoảng cách giữa hai nút sóng liên bằng nửa bước sóng.

*Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr56)

  • Bụng sóng là các điểm có li độ lớn nhất trên đồ thị Hình 4.4. Biên đô của sóng tổng hợp tại các bụng sóng gấp đôi biên độ của sóng tới. Khoảng cách giữa hai bụng sóng liên tiếp bằng nửa bước sóng.

*Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr56)

  • Đây là giao thoa của sóng tới và sóng phản xạ (sóng phản xạ xuất hiện khi sóng tới đến bề mặt vật cản và hình thành nên sóng phản xạ) truyền theo cùng một phương, giao thoa với nhau tạo thành một hệ sóng dừng.

KẾT LUẬN

Kết luận 1: Trên dây những điểm xác định đứng yên do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó ngược pha nên triệt tiêu lẫn nhau, đó là vị trí các nút sóng.

Kết luận 2: Chính giữa hai nút sóng liên tiếp là vị trí bụng sóng nên khoảng cách giữa bụng sóng và nút sóng gần nhất bằng một phần tư bước sóng. Bụng sóng dao động với biên độ lớn nhất do sóng tới và sóng phản xạ ở điểm đó đồng pha nên tăng cường lẫn nhau

Kết luận 3: Điều kiện để có sóng dừng trên một sợi dây có hai đầu cố định là chiều dài của sợi dây phải bằng một số nguyên lần nửa bước sóng.

 với n = 1, 2, 3,…

ĐO TỐC ĐỘ TRUYỀN ÂM

Câu hỏi 5 (SGK – tr57)

Từ công thức tính tốc độ sóng, hãy chỉ ra các đại lượng cần xác định khi muốn đo tốc độ truyền âm trong không khí.

Câu hỏi 6 (SGK – tr57)

Đề xuất phương án ứng dụng hiện tượng sóng dừng để đo tốc độ truyền âm trong không khí:

  • Vì sao một đầu của ống cộng hưởng cần dịch chuyển được? Tìm phương án giúp thay đổi độ dài của cột khí trong ống.
  • Vì sao cần xác định các vị trí mà âm thanh thu được có cường độ nhỏ nhất hoặc lớn nhất?
  • Nêu cách tính bước sóng của sóng âm qua các giá trị độ dài cột khí trong ống của những lần xác định được vị trí nút sóng.

TL: Từ công thức tính tốc độ sóng: v = λf, ta thấy để đo tốc độ truyền âm trong không khí cần xác định được tần số của sóng âm f, bước sóng của sóng âm λ.

  • Xác định tần số f bằng máy phát âm tần
  • Xác định bước sóng thông qua công thức:

với chiều dài sợi dây và số bụng sóng xác định được.

=> Xem nhiều hơn:

Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều
Giáo án kì 2 Vật lí 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án vật lí 11 cánh diều, tải giáo án vật lí 11 CD đầy đủ, tải trọn bộ giáo án kì 2 vật lí 11 CD, tải giáo án word và điện tử vật lí 11 kì 2 CD

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay