Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều

Giáo án giảng dạy theo bộ sách chuyên đề học tập vật lí 11 bộ sách cánh diều. Bộ giáo án giúp giáo viên hướng dẫn học sinh mở rộng kiến thức vật lí phổ thông, phát triển năng lực, nâng cao khả năng định hướng nghệ nghiệp cho các em sau này. Thao tác tải về rất đơn giản, tài liệu cánh diều file word có thể chỉnh sửa dễ dàng, mời quý thầy cô tham khảo bài demo.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều

Bản xem trước: Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHUYÊN ĐỀ 1: TRƯỜNG HẤP DẪN

BÀI 1: LỰC HẤP DẪN VÀ TRƯỜNG HẤP DẪN (5 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  • Thảo luận (qua hình vẽ, tài liệu đa phương tiện), nêu được: Mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn xung quanh nó; Trường hấp dẫn là trường lực được tạo ra bởi vật có khối lượng, là dạng vật chất tồn tại quanh một vật có khối lượng và tác dụng lực hấp dẫn lên vật có khối lượng đặt trong nó.
  • Nêu được: Khi xét trường hấp dẫn ở một điểm ngoài quả cầu đồng nhất, khối lượng của quả cầu có thể xem như tập trung ở tâm của nó.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua quá trình tìm câu trả lời cho các câu thảo luận và bài tập trong SCĐ.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết khiêm tốn tiếp thu sự góp ý và nhiệt tình chia sẻ, hỗ trợ các thành viên trong nhóm khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình hoạt động nhóm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến lực hấp dẫn và trường hấp dẫn, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí:

  • Phân tích và lấy ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  • Mô tả và định nghĩa được định luật vạn vật hấp dẫn.
  • Tìm hiểu về khái niệm trường hấp dẫn và biểu diễn trường hấp dẫn.
  • Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn và cường độ trường hấp dẫn để làm bài tập và giải thích được một số vấn đề trong thực tế.
  1. Phẩm chất
  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • SCĐ Vật lí 11, SGV Vật lí 11, Kế hoạch dạy học.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SCĐ: video trọng lực và ảnh hưởng của trọng lực đến cuộc sống, hình ảnh tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian, hình ảnh Trái Đất và Mặt Trăng có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng,…
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có).
  1. Đối với học sinh:
  • SCĐ Vật lí 11.
  • Tư liệu, tranh ảnh, video liên quan đến nội dung lực hấp dẫn và trường hấp dẫn và các dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về sự chuyển động tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian để HS phân tích và chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  3. Nội dung: GV cho HS quan sát hình ảnh/video, đặt câu hỏi cho HS thảo luận và tìm hiểu về lực hấp dẫn của Trái Đất
  4. Sản phẩm học tập: HS thảo luận về câu hỏi trong phần khởi động của bài học, trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra để chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu hình ảnh tên lửa đưa tàu vũ trụ vào không gian (hình 1.1) cho HS quan sát và đặt vấn đề:

Sống trên Trái Đất, chúng ta được trải nghiệm tác dụng của lực hấp dẫn hằng ngày. Các vật chúng ta cầm thường rơi xuống mặt đất khi ta buông tay. Các vận động viên nhảy dù khi nhảy khỏi máy bay cũng chịu tác dụng bởi lực hút và rơi xuống mặt đất.

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Bạn có bao giờ tự hỏi, làm thế nào để những con tàu vũ trụ "chống lại" lực hút này của Trái Đất mà bay vào không gian?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Lực hấp dẫn và trường hấp dẫn.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu lực hấp dẫn của Trái Đất

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ phân tích và nêu được ví dụ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất.
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video và thực hiện các hoạt động theo SCĐ, từ đó đưa ra được ví dụ sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh.
  3. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các thông tin trong giấy note sau đó dán lên bảng và thảo luận về ví dụ sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh.
  4. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về trọng lực và ảnh hưởng của trọng lực đến cuộc sống cho HS quan sát.

(link video)

(GV cân đối thời lượng tiết học để cho HS xem một phần/hết video).

- Sau khi xem xong video, GV phát cho mỗi HS 3 tờ giấy note và yêu cầu HS nghiên cứu SCĐ, làm việc cá nhân, thực hiện yêu cầu sau:

Em hãy viết ra các tờ giấy note và dán lên các bảng nhỏ theo ba khu vực:

Bảng 1: Các điều bạn đã biết về lực hấp dẫn.

Bảng 2: Các ví dụ về sự tồn tại của lực hấp dẫn trong cuộc sống xung quanh bạn.

Bảng 3: Các câu hỏi về lực hấp dẫn bạn muốn tìm hiểu thêm.

- GV hướng dẫn HS đọc giấy note ý kiến của các HS khác dán trên bảng và cân nhắc rút lại các tờ note của mình ở bảng 3 nếu như đã tìm thấy câu trả lời từ HS khác ở bảng 1, 2.

- GV tổ chức cho HS thảo luận về các câu hỏi còn thắc mắc.

- Sau khi HS thảo luận và phát biểu, GV nhận xét và tổng kết về nội dung lực hấp dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, quan sát video và trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS trả lời câu hỏi, đưa ra ý kiến của bản thân.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, điều phối thảo luận để hướng tới khái niệm lực hấp dẫn của Trái Đất, tổng kết và chuyển sang nội dung mới.

I. LỰC HẤP DẪN CỦA TRÁI ĐẤT

- Lực hấp dẫn là lực hút giữa các đối tượng trong vũ trụ.

- Trọng lực chính là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên mọi vật.

Ví dụ: Trái Đất hút một quả táo với một lực cỡ 3 N trong khi lực hút của Trái Đất tác dụng lên một con tàu khối lượng rất lớn có thể lên đến 2.108 N.

 

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu định luật vạn vật hấp dẫn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:

+ Mô tả và nêu được định luật vạn vật hấp dẫn.

+ Vận dụng định luật vạn vật hấp dẫn giữa các vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng hoặc lực hấp dẫn gây bởi vật đồng chất hình cầu.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để tìm hiểu về định luật vạn vật hấp dẫn và vận dụng vào làm bài tập cụ thể.
  2. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và phân tích để rút ra được nội dung định luật vạn vật hấp dẫn và trả lời được các câu hỏi, luyện tập.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ tìm hiểu về nội dung định luật vạn vật hấp dẫn, lực hấp dẫn giữa các vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng và trả lời các câu hỏi sau:

+ Viết biểu thức của lực hấp dẫn đối với hai chất điểm.

+ Biểu diễn lực hấp dẫn tác dụng giữa hai vật là hai chất điểm trên hình vẽ.

+ Hãy nêu một số ví dụ có thể áp dụng tính lực hấp dẫn dựa vào định luật vạn vật hấp dẫn.

*Gợi ý: Lực hấp dẫn do vật 1 tác dụng lên vật 2 có phương nằm trên đoạn thẳng nối hai vật, chiều hướng về 1 và có độ lớn .

- Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét để thấy được độ lớn lực hấp dẫn phụ thuộc vào khối lượng và khoảng cách giữa hai vật.

- GV thông báo nội dung định luật.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Câu hỏi (SCĐ – tr7)

1. Vì sao cùng chịu tác dụng của lực hút Trái Đất, quả táo rơi xuống mặt đất nhưng Mặt Trăng thì không?

2. Vì sao ta không cảm nhận thấy lực hấp dẫn giữa các vật xung quanh cuộc sống hằng ngày.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, hướng dẫn HS theo dõi SCĐ tìm hiểu về lực hấp dẫn gây ra bởi vật đồng chất hình cầu và trả lời câu hỏi:

+ Khi tính lực hấp dẫn giữa hai hai vật có kích thước lớn so với khoảng cách giữa chúng, người ta quy ước điều gì?

- GV tổng kết về định luật vạn vật hấp dẫn.

- GV yêu cầu HS trả lời nội dung Luyện tập 1 (SCĐ – tr7) để xác định hướng và độ lớn của lực hấp dẫn giữa hai vật có kích thước nhỏ so với khoảng cách giữa chúng.

Cho biết khối lượng của Trái Đất và Mặt Trăng lần lượt là 5,97.1024 kg và 7,37.1022 kg. Khoảng cách giữa chúng là 384 400 km. Tính lực hấp dẫn giữa chúng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung Câu hỏi và Luyện tập

*Trả lời Câu hỏi 1 (SCĐ – tr7)

Vì Mặt Trăng có khối lượng rất lớn và ở xa Trái Đất nên lực hút của Trái Đất không đủ để làm rơi Mặt Trăng xuống mà chỉ có thể làm cho Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.

*Trả lời Câu hỏi 2 (SCĐ – tr7)

Do hằng số hấp dẫn G có giá trị rất nhỏ nên độ lớn của lực hấp dẫn giữa các vật xung quanh trong cuộc sống hằng ngày rất nhỏ khiến ta không cảm nhận được.

*Trả lời Luyện tập 1 (SCĐ – tr7)

Lực hấp dẫn giữa chúng là:

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về nội dung định luật vạn vật hấp dẫn và chuyển sang nội dung mới.

II. ĐỊNH LUẬT VẠN VẬT HẤP DẪN

- Độ lớn lực hấp dẫn giữa hai vật tỉ lệ thuận với tích hai khối lượng và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.

.

Trong đó:

+ m1 và m2 là khối lượng của hai vật, đơn vị đo là kg.

+ r là khoảng cách giữa hai vật, đơn vị đo là m.

+ Hệ số tỉ lệ G = 6,67.10-11 Nm2/kg2 được gọi là hằng số hấp dẫn.

- Khi kích thước các vật rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng, lực hấp dẫn được biểu diễn như hình 1.2.

Ví dụ: Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất lớn hơn kích thước của chúng rất nhiều, do đó chúng ta có thể áp dụng định luật vạn vật hấp dẫn khi tính lực hấp dẫn giữa hai thiên thể này.

*Kết luận lực hấp dẫn giữa hai vật có kích thước lớn so với khoảng cách giữa chúng

- Một vật đồng chất hình cầu hút các vật ở ngoài với một lực tương đương như khi toàn bộ khối lượng tập trung tại tâm của nó. Khi này, r là khoảng cách giữa hai tâm, lực hấp dẫn nằm trên đường nối hai tâm và đặt vào hai tâm đó.

 

Hoạt động 3. Tìm hiểu trường hấp dẫn

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động này, HS sẽ:

+ Nêu được khái niệm trường hấp dẫn.

+ Biểu diễn được trường hấp dẫn.

  1. Nội dung: GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động theo SCĐ để nêu được khái niệm trường hấp dẫn và biểu diễn trường hấp dẫn.
  2. Sản phẩm học tập: HS thảo luận và phân tích để rút ra được nội dung trường hấp dẫn và ý kiến trả lời được các câu hỏi, luyện tập.
  3. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tìm hiểu khái niệm trường hấp dẫn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời câu hỏi:

+ Hãy nêu khái niệm trường hấp dẫn.

- GV chiếu hình ảnh Mặt Trăng chuyển động trong trường hấp dẫn của Trái Đất (hình 1.5) cho HS quan sát.

Mặt Trăng chuyển động quanh Trái Đất với quỹ đạo có bán kính 384 400 km bởi vì nó chịu lực do trường hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi trả lời nội dung Câu hỏi và Luyện tập (SCĐ – tr8)

Câu hỏi 3 (SCĐ – tr8)

Ngoài trường hấp dẫn, bạn đã học về trường nào khác? Nhắc lại tính chất của trường này.

Luyện tập 2 (SCĐ – tr8)

Lấy ví dụ các hiện tượng trong cuộc sống hằng ngày cho thấy bạn đang sống trong trường hấp dẫn của Trái Đất.

- GV kết luận về khái niệm trường hấp dẫn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân về nội dung Câu hỏi và Luyện tập

*Trả lời Câu hỏi 3 (SCĐ – tr8)

Ngoài trường hấp dẫn, HS đã được học về:

+ Từ trường là một dạng vật chất tồn tại trong không gian mà biểu hiện cụ thể là sự xuất hiện của từ trường tác dụng lên một dòng điện hay một nam châm đặt trong nó.

+ Điện trường là môi trường (dạng vật chất) bao quanh điện tích và gắn liền với điện tích. Điện trường tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.

*Trả lời Luyện tập 2 (SCĐ – tr8)

+ Một số ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên các vật: viên phấn, hòn đá,...khi được thả ra đều rơi xuống mặt đất, các vệ tinh nhân tạo chuyển động quanh Trái Đất,…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, nêu khái niệm trường hấp dẫn và chuyển sang nội dung mới.

III. TRƯỜNG HẤP DẪN

1. Khái niệm trường hấp dẫn

- Theo Newton, mọi vật có khối lượng đều tạo ra một trường hấp dẫn trong không gian xung quanh nó. Trường này tác dụng lực hấp dẫn lên bất kì vật nào khác có khối lượng đặt trong đó.

 

 

Nhiệm vụ 2. Biểu diễn trường hấp dẫn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Chúng ta đã biết tính chất quan trọng nhất của trường hấp dẫn là tác dụng lực hút lên các vật có khối lượng đặt trong đó. Dựa vào hướng và độ mạnh của lực hút này, người ta có thể biểu diễn trường hấp dẫn trong không gian bằng hệ thống các đường sức.

- GV chiếu hình ảnh đường sức hấp dẫn của Trái Đất (hình 1.6) và đường sức hấp dẫn của Trái Đất ở gần mặt đất (hình 1.7) cho HS quan sát.

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SCĐ và trả lời nội dung Câu hỏi (SCĐ – tr9)

4.

a) Các mũi tên trên đường sức cho biết điều gì?

b) Mật độ các đường sức ở các vùng không gian khác nhau cho biết điều gì?

c) Vì sao nói: Trường hấp dẫn của Trái Đất là trường xuyên tâm?

5. Đặc điểm nào cho biết trường hấp dẫn ở gần bề mặt Trái Đất là trường đều?

- GV lưu ý: Trường hấp dẫn của các vật thể có khối lượng hình cầu đồng chất là trường xuyên tâm.

- GV kết luận về biểu diễn đường sức từ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SCĐ, chăm chú nghe GV giảng bài, trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân

*Trả lời Câu hỏi 4 (SCĐ – tr9)

a) Mũi tên trên đường sức chỉ hướng của lực của lực hấp dẫn tác dụng lên một vật có khối lượng đặt trong trường hấp dẫn.

b) Mật độ các đường sức biểu thị cường độ của trường hấp dẫn - khu vực có mật độ đường sức từ càng thưa thì càng yếu và ngược lại.

c) Trường hấp dẫn của Trái đất là trường xuyên tâm vì các đường sức đều hướng vào tâm Trái Đất.

*Trả lời Câu hỏi 5 (SCĐ – tr9)

+ Các đường sức của từ trường hấp dẫn ở gần mặt đất song song và cách đều nhau.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, tổng kết về biểu diễn trường hấp dẫn và chuyển sang nội dung luyện tập.

2. Biểu diễn trường hấp dẫn

- Các đường sức trường hấp dẫn được vẽ theo nguyên tắc:

+ Mũi tên trên đường sức chỉ hướng của lực hấp dẫn tác dụng lên một vật có khối lượng đặt trong trường hấp dẫn.

+ Khu vực có mật độ đường sức càng thưa thì trường hấp dẫn càng yếu và ngược lại.

- Hệ thống đường sức biểu diễn trưởng hấp dẫn của Trái Đất cho thấy, tất cả các vật có khối lượng đặt trong trường này đều bị hút về tâm của Trái Đất. Lực hấp dẫn sẽ yếu hơn khi ra xa bề mặt Trái Đất.

- Ở gần về mặt Trái Đất, trường hấp dẫn là một trường đều.

 

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: HS củng cố lại kiến thức thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận.
  3. Nội dung: GV trình chiếu câu hỏi, HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS đưa ra được các đáp án đúng.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu lần lượt các câu hỏi trắc nghiệm:

Khoanh tròn vào đáp án đúng:

Câu 1: Hai quả cầu giống nhau, mỗi quả cầu có khối lượng m = 2000 kg. Lực hấp dẫn giữa hai quả cầu khi tâm của chúng cách nhau 25 dm là bao nhiêu?

  1. Fhd = 4,2688.10-5 N. B. Fhd = 4,2688.10-7 N.
  2. Fhd = 4,2688.10-6 N. D. Fhd = 4,2688.10-4 N.

Câu 2: Khi khối lượng của hai vật và khoảng cách giữa chúng đều tăng lên gấp ba thì lực hấp dẫn giữa chúng có độ lớn:

  1. tăng gấp 3 lần. B. giảm đi 3 lần.
  2. tăng gấp 9 lần. D. không thay đổi.

Câu 3: Lực nào giữ vai trò là lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên các vật?

  1. Lực hướng tâm. B. Lực ma sát.
  2. Trọng lực. D. Lực đàn hồi.

Câu 4: Đặc điểm nào cho biết trường hấp dẫn ở gần bề mặt Trái Đất là trường đều?

  1. Các đường sức từ hướng vào tâm Trái Đất.
  2. Các đường sức của trường hấp dẫn ở gần mặt đất song song và cách đều nhau.
  3. Mật độ các đường sức từ.
  4. Các đường sức của trường hấp dẫn ở gần mặt đất vuông góc với nhau.

Câu 5: Đâu không phải ví dụ chứng tỏ tồn tại lực hấp dẫn của Trái Đất

  1. Trạm vũ trụ quay quanh Trái Đất.
  2. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất.
  3. Chuyển động của cánh quạt.
  4. Vận động viên nhảy dù đang rơi.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, nhớ lại kiến thức đã học, tìm đáp án đúng.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS lần lượt đưa ra đáp án cho các bài tập:

1 - A

2 - D

3 - C

4 - B

5 - C

Bước 4: GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để giải một số bài tập vận dụng trong SCĐ.
  3. Nội dung: GV chiếu câu hỏi, yêu cầu HS suy nghĩ trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS vận dụng kiến thức về lực hấp dẫn và trường hấp dẫn để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoàn thành nội dung phần Vận dụng (SCĐ – tr10)

Trạm vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station) là một tổ hợp công trình quốc tế nhằm nghiên cứu không gian trên quỹ đạo tầng thấp của Trái Đất. Trạm có khối lượng 444 615 kg và chuyển động trên quỹ đạo thấp nhất, cách mặt đất 370 km. Tính lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên trạm ISS. Biết rằng, Trái Đất có khối lượng 5,97.1024kg và bán kính 6370 km.

- GV yêu cầu HS tìm hiểu và trả lời nội dung mục Tìm hiểu thêm (SCĐ – tr10).

Có người nhận định rằng: “Các nhà du hành trên trạm Vũ trụ quốc tế ISS ở trạng thái không trọng lượng bởi vì họ đã thoát khỏi trường hấp dẫn của Trái Đất.” Hãy nêu quan điểm của bạn về nhận định này.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học và liên hệ thực tế để thực hiện nhiệm vụ.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS đưa ra đáp án các nội dung vào tiết học sau.

Gợi ý:

Vận dụng (SCĐ – tr10)

+ Lực hấp dẫn của Trái Đất tác dụng lên trạm ISS là:

Tìm hiểu thêm (SCĐ – tr10)

+ Các phi hành gia cảm thấy "không trọng lượng" vì tàu con thoi của họ đang làm việc ở trạng thái rơi tự do liên tục xuống Trái Đất. Tuy nhiên, trạm không gian không bao giờ rơi xuống Trái Đất vì nó đang di chuyển với tốc độ đủ lớn. Nếu trạm không gian này không di chuyển đủ nhanh, nó sẽ rơi xuống Trái Đất.

+ Không có khái niệm "không trọng lực" bởi lực hấp dẫn ở khắp mọi nơi trong vũ trụ.

Bước 4:

- GV đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập.

- GV nhận xét, đánh giá và kết thúc tiết học.

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Xem lại kiến thức đã học ở bài 1.

- Hoàn thành các bài tập phần Vận dụng và Tìm hiểu thêm.

- Xem trước nội dung Bài 2. Cường độ trường hấp dẫn. Thế hấp dẫn và thế năng hấp dẫn.

 

Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều
Giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án có đủ các chuyên đề, đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 350k

=> Khi đặt, nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 11 cánh diều

Từ khóa: giáo án chuyên đề học tập vật lí 11 sách cánh diều, giáo án chuyên đề vật lí 11 cánh diều, giáo án chuyên đề 11 sách Cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Chat hỗ trợ
Chat ngay