Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều

Vật lí 11 cánh diều. Giáo án word chỉn chu. Giáo án ppt (powerpoint) hấp dẫn, hiện đại. Word và PPT được soạn đồng bộ, thống nhất với nhau. Bộ tài liệu sẽ giúp giáo viên nhẹ nhàng trong giảng dạy. Thầy/cô tham khảo trước để biết chất lượng.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác

Phần trình bày nội dung giáo án

Trường:…………..

Giáo viên:

Bộ môn: Vật lí 11 cánh diều

PHẦN 1: SOẠN GIÁO ÁN WORD VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Dùng đồ thị li độ - thời gian có dạng hình sin (tạo ra bằng thí nghiệm hoặc hình vẽ cho trước), nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự học: Chủ động tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập thông qua việc tham gia đóng góp ý tưởng, đặt câu hỏi và trả lời các yêu cầu.
  • Giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm thực hiện thí nghiệm để mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do 
  • Năng lực giải quyết vấn đề: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến dao động điều hòa, đề xuất giải pháp giải quyết.

Năng lực vật lí: 

  • Nhận thức vật lí
  • Nêu được định nghĩa: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha.
  • Tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ vật lí:
  • Thực hiện thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động 
  • Mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:
  • Vận dụng được các khái niệm: biên độ, chu kì, tần số, tần số góc, độ lệch pha để mô tả dao động điều hoà.
  • Sử dụng đồ thị, phân tích và thực hiện phép tính cần thiết để xác định được: độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc trong dao động điều hoà.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm trong học tập và thực hành

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên:

  • SGK, SGV, Giáo án.
  • Ảnh hoặc video về một số hiện tượng được đề cập đến trong SGK: dao động cơ; dao động của con lắc lò xo, con lắc đơn
  • Máy chiếu, máy tính (nếu có)

2. Đối với học sinh: 

  • Sách giáo khoa
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Thông qua một số ví dụ trong thực tiễn về một số vật dao động để HS có được khái niệm ban đầu về dao động cơ.

b. Nội dung: GV cho HS quan sát hình về chuyển động trong cuộc sống, thảo luận, mô tả về dao động. 

c. Sản phẩm học tập: HS trả lời được những câu hỏi mà GV đưa ra, mô tả về dao động cơ .

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt vấn đề: Hằng ngày, chúng ta thấy rất nhiều chuyển động, trong đó, có những vật chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng. Chuyển động của người chơi đu là một ví dụ như vậy (Hình 1.1).

- GV yêu cầu HS lấy ví dụ về những chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng cuộc sống. 

- GV chiếu video/ hình ảnh về dao động cho HS quan sát 

+ dây đàn ghita rung động (link video)

+ Pít – tông chuyển động lên xuống 

Piston Là Gì? Cấu Tạo Và Ứng Dụng Của Pít Tông

- GV giới thiệu với HS: Chuyển động của những vật này được gọi là dao động cơ học 

- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận:

+ Mô tả dao động như thế nào?

+ Dao động cơ có những đặc điểm chung gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, hình ảnh và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tiếp nhận câu trả lời rồi dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 1: Dao động điều hòa

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về dao động 

a. Mục tiêu: 

- HS làm thí nghiệm đơn giản tạo ra được dao động và mô tả được một số ví dụ đơn giản về dao động tự do.

b. Nội dung: GV cho HS làm thí nghiệm và thực hiện các hoạt động theo SGK để tìm hiểu những đặc điểm chung của dao động điều hòa. 

c. Sản phẩm học tập: Rút ra được những đặc điểm của dao động điều hòa 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HSDỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thí nghiệm tạo dao động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 6 đến 8 nhóm, phát dụng cụ thí nghiệm cho các nhóm, yêu cầu HS làm việc nhóm lần lượt theo các bước trong phần thí nghiệm mục I.1 SGK – tr6 

 GV theo dõi các nhóm, kịp thời giúp đỡ, gợi ý, hướng dẫn và động viên các nhóm 

- GV yêu cầu đại diện các nhóm mô tả chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm 

- GV nhận xét, chiếu sơ đồ biểu diễn chuyển động của quả cầu nhỏ và giải thích cho HS về chuyển động của quả cầu trong thí nghiệm 

- GV kết luận với HS về khái niệm dao động

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK – tr8: 

+ Dùng một lò xo, một quả cầu nhỏ bằng kim loại, sợi dây và giá thí nghiệm, thảo luận với bạn xây dựng phương án và thực hiện phương án tạo ra dao động của quả cầu treo ở đầu lò xo. 

+ Nêu những ví dụ về dao động mà em quan sát được trong thực tế. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm thực hành thí nghiệm tạo ra dao động và mô tả lại dao động 

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm mô tả dao động tự do của quả cầu 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về dao động tự do 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS khi nào vật thực hiện được một dao động: Khi đi từ vị trí 1 qua vị trí cân bằng O đến vị trí 2 rồi quan ngược lại đi qua O về vị trí cũ 1.

- GV nhấn mạnh với HS: Nếu không có lực cản thì chuyển động của quả cầu có thể tự tiếp diễn, dao động của quả cầu là dao động tự do 

- GV chiếu Hình 1.4; 1.5 về một số dao động tự do cho HS quan sát

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi 3 (SGK – tr9) Với một cái thước mỏng đàn hồi, hãy đề xuất phương án tạo ra dao động tự do của thước và mô tả cách làm.

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi phần luyện tập trong SGK – tr9

- GV đặt câu hỏi: Trong thực tế luôn có sự xuất hiện của lực cản, vậy lực cản ảnh hưởng như thế nào đến dao động tự do của một vật?

 Lực cản làm cho năng lượng dao động của vật bị giảm dần và chuyển hóa thành nhiệt năng  Các dao động sẽ bị tắt dần. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời cho các câu hỏi mà GV yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu về biên độ, chu kì, tần số của dao động 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK kết hợp quan sát hình ảnh để tìm hiểu về thí nghiệm chuyển động của xe kĩ thuật số.

- GV thông báo với HS khái niệm về li độ

+ Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng 

+ Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng. 

- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1.7 trả lời câu hỏi 4 (SGK – tr10): Từ đồ thị Hình 1.7, mô tả sự thay đổi li độ của xe theo thời gian. 

- GV chiếu cho HS quan sát Hình 1.8, dựa vào đồ thị nêu định nghĩa về biên độ, chu kì và tần số của dao động 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi 5 (SGK – tr 10): Tìm mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động. 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi phần hoạt động (SGK – tr11)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hoạt động nhóm, thảo luận trả lời các câu hỏi GV yêu cầu 

- HS chú ý lắng nghe GV giảng bài, tìm câu trả lời. 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày câu trả lời, mỗi HS trả lời 1 câu.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung mới. 

I. DAO ĐỘNG 

1. Thí nghiệm tạo dao động

* Thí nghiệm hình 1.2 

* Kết luận

Chuyển động qua lại quanh một vị trí cân bằng gọi là dao động.

CH1 (SGK – tr8)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động của quả cầu treo ở một đầu lò xo 

- Treo một vật nhỏ nặng vào đầu tự do của một lò xo nhẹ 

- Khi quả cầu đứng yên tại vị trí can bằng, kéo quả cầu lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay cho quả cầu chuyển động 

- Mô tả chuyển động của quả cầu. 

CH2 (SGK – tr8)

Ví dụ về dao động trong thực tế: chuyển động đung đưa của chiếc lá, chuyển động của mặt nước gợn sóng, chuyển động của xích đu hoặc bập bênh,...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Dao động tự do

* CH3  (SGK – tr9)

Phương án thí nghiệm tạo ra dao động tự do của thước: 

- Cố định một đầu thước trên mặt gỗ, 1 đầu thả tự do. Khi đó thước đứng yên tại vị trí cân bằng 

- Nâng đầu tự do của thước lệch khỏi vị trí cân bằng rồi thả tay  

- Mô tả chuyển động của thước 

* LT  (SGK – tr9)

Đáp án: C

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Biên độ, chu kì, tần số của dao động

- Li độ là độ dịch chuyển của xe so với vị trí cân bằng 

- Li độ cho biết độ lệch và chiều lệch của xe so với vị trí cân bằng.

- Biên độ của dao động là độ lớn cực đại của độ dịch chuyển của vật dao động so với vị trí cân bằng, kí hiệu là A.

- Chu kì của dao động là khoảng thời gian để vật thực hiện một dao động, kí hiệu là T.

- Đơn vị của chu kì là giây.

- Tần số của dao động là số dao động vật thực hiện được trong một giây, kí hiệu là f.

- Đơn vị của tần số là hertz (kí hiệu là Hz).

* CH4 (SGK – tr10)

+ Sau khoảng thời gian t/2 li độ của vật đạt giá trí cực đại; 

+ sau khoảng thời gian t, li độ của vật quay trở về vị trí cân bằng. 

* CH5 (SGK – tr11)

Mối liên hệ giữa chu kì T và tần số f của dao động: f  = 1/T

* Hoạt động (SGK – tr11)

Chu kì đập của tim: 7. 0,12 = 0,84

 

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 2: BÀI GIẢNG POWERPOINT VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

Xin chào các em học sinh! Chào mừng các em đến với bài học mới hôm nay

BÀI 1: DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

I. DAO ĐỘNG

  • Dao động là gì?
  • Nêu ví dụ về dao động trong cuộc sống.
  • Dao động tự do là gì?
  • Nêu ví dụ về dao động tự do.
  • Đề xuất phương án tạo ra dao động tự do của thước mỏng đàn hồi và mô tả cách làm.
  • Nêu khái niệm, kí hiệu và đơn vị đo của li độ? 
  • Định nghĩa biên độ, chu kì, tần số của dao động. Nêu kí hiệu và đơn vị đo tương ứng. 
  • Hãy cho biết mối liên hệ giữa chu kì và tần số của dao động. 

II. DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA

  • Thế nào là dao động điều hòa? 
  • Đồ thị dao động điều hòa có dạng hình gì?
  • Hãy nêu phương trình dao động điều hòa? Giải thích kí hiệu các đại lượng trong phương trình và cho biết đơn vị tương ứng.
  • Hãy cho biết mối liên hệ giữa tần số góc và tần số dao động điều hòa. 
  • Xác định biên độ, chu kì, tần số dao động có đồ thị li độ - thời gian được biểu diễn ở hình sau. 

  • Hãy cho biết hình dạng đồ thị (v - t) và (a – t) trong dao động điều hòa?
  • Nhận xét về chu kì của đồ thị vận tốc, gia tốc và li độ theo thời gian của vật dao động điều hòa?
  • Viết phương trình vận tốc, gia tốc của vật dao động điều hòa, giải thích các đại lượng và cho biết đơn vị tương ứng?
  • Nêu công thức tính vận tốc cực đại và gia tốc cực đại của vật dao động điều hòa. 
  • Xác định vận tốc và gia tốc của vật dao động điều hòa ở các vị trí biên và cân bằng. 
  • Pha của dao động là gì? Làm thế nào để xác định được pha dao động tại thời điểm t bất kì? 
  • Pha dao động tại thời điểm t = 0 được gọi là gì? 
  • Thế nào là dao động cùng pha? 
  • Làm thế nào để xác định được độ lệch pha giữa hai dao động?
  • Nhận xét về độ lệch pha giữa vận tốc và li độ của vật dao động điều hòa?
  • Nhận xét về độ lệch pha giữa gia tốc và li độ của vật dao động điều hòa?

--------------- Còn tiếp ---------------

PHẦN 3: TÀI LIỆU THAM KHẢO ĐƯỢC TẶNG KÈM

1. TRỌN BỘ TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

Bộ trắc nghiệm Vật lí 11 cánh diều tổng hợp câu hỏi 4 mức độ khác nhau: nhận biết, thông hiểu, vận dụng, vận dụng cao

CHỦ ĐỀ 1: DAO ĐỘNG

BÀI 4: DAO ĐỘNG TẮT DẦN. DAO ĐỘNG CƯỠNG BỨC VÀ HIỆN TƯỢNG CỘNG HƯỞNG

A. TRẮC NGHIỆM

1. NHẬN BIẾT 

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động điều hòa.

B. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động riêng.

C. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động tắt dần.

D. Hiện tượng cộng hưởng chỉ xảy ra với dao động cưỡng bức.

 

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về dao động cưỡng bức là đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số riêng của hệ.

B. Biên độ của dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào tần số của ngoại lực tuần hoàn.

C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực tuần hoàn.

D. Biên độ của dao động cưỡng bức là biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

 

Câu 3: Dao động cưỡng bức là dao động của hệ

A. dưới tác dụng của lực đàn hồi.

B. dưới tác dụng của một ngoại lực biến thiên tuần hoàn theo thời gian.

C. trong điều kiện không có lực ma sát.

D. dưới tác dụng của lực quán tính.

 

Câu 4: Một vật đang dao động cơ thì xảy ra hiện tượng cộng hưởng, vật sẽ tiếp tục dao động

A. không còn chịu tác dụng của ngoại lực.    

B. với tần số lớn hơn tần số riêng.

C. với tần số nhỏ hơn tần số riêng.      

D. với tần số bằng tần số riêng.

 

Câu 5: Biên độ của dao động cưỡng bức không phụ thuộc

A. biên độ ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

B. hệ số lực cản (của ma sát nhớt) tác dụng lên vật dao động.

C. tần số ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

D. pha ban đầu của ngoại lực tuần hoàn tác dụng lên vật.

 

Câu 6: Đối với một vật dao động cưỡng bức:

A. Chu kì dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào ngoại lực.

B. Biên độ dao động chỉ phụ thuộc vào ngoại lực.

C. Chu kì dao động cưỡng bức phụ thuộc vào vật và ngoại lực.

D. Biên độ dao động không phụ thuộc vào ngoại lực.

 

Câu 7: Dao động tắt dần là một dao động có:

A. biên độ thay đổi liên tục.      

B. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian.

C. có ma sát cực đại.       

D. biên độ giảm dần do ma sát.

 

Câu 8: Trong dao động tắt dần, những đại lượng nào giảm như nhau theo thời gian?

A. Li độ và vận tốc cực đại.      

B. Biên độ và tốc độ cực đại.

C. Vận tốc và gia tốc.      

D. Động năng và thế năng.

 

Câu 9: Trong dao động cưỡng bức, biên độ của dao động cưỡng bức:

A. không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực.

B. giảm khi tần số ngoại lực giảm.

C. đạt cực đại khi tần số ngoại lực bằng tần số dao động riêng của hệ dao động cưỡng bức.

D. tăng khi tần số ngoại lực tăng.

 

Câu 10: Chọn câu trả lời sai?

A. Sự cộng hưởng luôn có hại trong khoa học, kĩ thuật, đời sống.

B. Trong thực tế mọi dao động là dao động tắt dần.

C. Khi có cộng hưởng, biên độ dao động đạt cực đại.

D. Dao động tự do có tần số bằng tần số riêng.

 

2. THÔNG HIỂU 

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về dao động tắt dần là sai?

A. Tần số dao động càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng nhanh.

B. Lực ma sát, lực cản sinh công làm tiêu hao dần năng lượng của dao động.

C. Lực cản hoặc lực ma sát càng lớn thì quá trình dao động tắt dần càng kéo dài.

D. Dao động có biên độ giảm dần do lực ma sát, lực cản của môi trường tác dụng lên vật dao động.

 

Câu 2: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian   cơ năng của hệ giảm đi 4 lần thì biên độ dao động giảm

A. 16 lần.                       B. 4 lần.                         C. 8 lần.                D. 2 lần.

 

Câu 3: Một vật dao động tắt dần, nếu trong khoảng thời gian   cơ năng của hệ giảm đi 2 lần thì vận tốc cực đại giảm

A. 2 lần.                         B. 4 lần.                         C. lần.           D. lần.

 

Câu 4: Chọn câu sai. Khi nói về dao động cưỡng bức:

A. Dao động cưỡng bức là dao động dưới tác dụng của ngoại lực biến thiên tuần hoàn.

B. Dao động cưỡng bức là điều hoà.

C. Dao động cưỡng bức có tần số bằng tần số của lực cưỡng bức.

D. Biên độ dao động cưỡng bức thay đổi theo thời gian.

 

Câu 5: Chọn câu trả lời đúng. Một người đang đưa võng. Sau lần kích thích bằng cách đạp chân xuống đất đầu tiên thì người đó nằm yên để cho võng tự chuyển động. Chuyển động của võng trong trường hợp đó là

A. tự dao động.     

B. dao động cưỡng bức.

C. dao động tắt dần.        

D. cộng hưởng dao động.

 

Câu 6: Phát biểu nào sau đây không đúng? Đối với dao động cơ tắt dần thì

A. cơ năng giảm dần theo thời gian.

B. biên độ dao động có tần số giảm dần theo thời gian.

C. tần số giảm dần theo thời gian.

D. ma sát và lực cản càng lớn thì dao động tắt dần càng nhanh.

 

Câu 7: Dao động cưỡng bức không có đặc điểm này:

A. Tồn tại hai tần số trong một dao động.     

B. Có biên độ không đổi.

C. Chịu tác dụng của ngoại lực tuần hoàn.    

D. Có thể điều chỉnh để xảy ra cộng h¬ưởng.

 

Câu 8: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa: “Dao động …là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian. Nguyên nhân…là do ma sát. Ma sát càng lớn thì sự…cành nhanh”.

A. tắt dần.   

B. điều hoà. 

C. tự do.      

D. cưỡng bức.

 

Câu 9: Chọn câu trả lời sai khi nói về dao động tắt dần:

A. Dao động tắt dần của con lắc lò xo trong dầu nhớt có tần số bằng tần số riêng của hệ dao động.

B. Dao động tắt dần là dao động có biên độ giảm dần theo thời gian.

C. Nguyên nhất tắt dần là do ma sát.

D. Năng lượng của dao động tắt dần không được bảo toàn.

 

Câu 10: Trong dao động cưỡng bức, với cùng một ngoại lực tác dụng, hiện tượng cộng hưởng sẽ rõ nét hơn nếu

A. dao động tắt dần có tần số riêng càng lớn.

B. ma sát tác dụng lên vật dao động càng nhỏ.

C. dao động tắt dần có biên độ càng lớn.

D. dao động tắt dần cùng pha với ngoại lực tuần hoàn.

 

Câu 11: Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A. Tần số của dao động cưỡng bức luôn bằng tần số của dao động riêng.

B. Tần số của dao động cưỡng bức bằng tần số của lực cưỡng bức.

C. Chu kì của dao động cưỡng bức có thể bằng chu kì của dao động riêng.

D. Chu kì của dao động cưỡng bức bằng chu kì của lực cưỡng bức.

 

Câu 12: Hai con lắc dây có độ dài bằng nhau, vật nặng của chúng có kích thước giống hệt nhau, nhưng có trọng lượng khác nhau. Thả cho hai con lắc tự do với li độ ban đầu như nhau. Chọn kết luận đúng:

A. Con lắc nặng hơn dao động tắt dần nhanh hơn.

B. Con lắc nặng hơn dao động tắt dần chậm hơn.

C. Hai con lắc dao động tắt dần như nhau.

D. Chưa đủ dữ kiện để xác định con lắc nào dao động tắt dần nhanh hơn.

 

Câu 13: Khi nói về một hệ dao động cưỡng bức ở giai đoạn ổn định, phát biểu nào dưới đây là sai?

A. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào tần số của ngoại lực cưỡng bức.

B. Tần số của hệ dao động cưỡng bức luôn luôn bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. Biên độ của hệ dao động cưỡng bức phụ thuộc biên độ của ngoại lực cưỡng bức.

D. Tần số của hệ dao động cưỡng bức bằng tần số ngoại lực cưỡng bức.

 

Câu 14: Chọn câu sai khi nói về dao động cưỡng bức

A. Dao động cưỡng bức là dao động của vật khi bị tác dụng của một ngoại lực biến đổi tuần hoàn.

B. Dao động cưỡng bức là dao động điều hòa.

C. Biên độ của dao động cưỡng bức tỉ lệ thuận với biên độ F0 của ngoại lực và phụ thuộc vào tần số góc của ngoại lực.

D. Tần số góc của dao động cưỡng bức bằng tần số của ngoại lực.

 

Câu 15: Một con lắc lò xo có chu kỳ T0= 2s. Lực cưỡng bức nào dưới đây làm cho con lắc dao động mạnh nhất?

A. F = F0 cosðt.    

B. F = F0 cos2ðt.   

C. F = 2F0 cos 2ðt. 

D. F = 2F0cosðt.

 

3. VẬN DỤNG 

Câu 1: Hai lò xo có độ cứng k1, k2 mắc nối tiếp, đầu trên mắc vào trần một toa xe lửa, đầu dưới mang vật m = 1 kg. Khi xe lửa chuyển động với vận tốc 90 km/h thì vật nặng dao động mạnh nhất. Biết chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m, k1 = 200 N/m, = 10. Coi chuyển động của xe lửa là thẳng đều. Độ cứng k2 bằng

A. 800 N/m. B. 80 N/m.  C. 40 N/m.  D. 160 N/m.

 

Câu 2: Một con lắc đơn có chiều dài  được treo trong toa tàu ở ngay vị trí phía trên trục bánh xe. Chiều dài mỗi thanh ray là 12,5 m. Khi vận tốc đoàn tàu bằng 11,38 m/s thì con lắc dao động mạnh nhất. Cho g = 9,8 m/s2. Chiều dài của con lắc đơn là

A. 20 cm.    B. 30 cm.     C. 25 cm.     D. 32 cm.

--------------- Còn tiếp ---------------

2. TRỌN BỘ ĐỀ THI VẬT LÍ 11 CÁNH DIỀU

Bộ đề Vật lí 11 cánh diều biên soạn đầy đủ gồm: đề thi+ đáp án + bảng ma trận và bảng đặc tả

PHÒNG GD & ĐT ……………….Chữ kí GT1: ...........................
TRƯỜNG THPT……………….Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

VẬT LÍ 11– CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữChữ ký của GK1Chữ ký của GK2Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) 

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Theo định nghĩa. Dao động điều hoà là

A. chuyển động mà trạng thái chuyển động của vật được lặp lại như cũ sau những khoảng thời gian bằng nhau.

B. chuyển động của một vật dưới tác dụng của một lực không đổi.

C. hình chiếu của chuyển động tròn đều lên một đường thẳng nằm trong mặt phẳng quỹ đạo.

D. là dao động tuần hoàn mà li độ của vật dao động là một hàm cosin (hoặc sin) theo thời gian.

Câu 2. Pha của dao động dùng để xác định 

A. Chu kì dao động 

B. Trạng thái dao động 

C. Tần số dao động 

D. Biên độ dao động 

Câu 3. Một vật nhỏ dao động theo phương trình cm. Pha của dao động là:

A.

B.

C.

D.

Câu 4. Nếu bỏ qua lực cản chuyển động nào sau đây là dao động tự do? 

A. Một con muỗi đang đập cánh 

B. Tòa nhà đang rung chuyển trong trận động đất 

C. Mặt trống rung động sau khi gõ 

D. Bông hoa rung rinh trong gió nhẹ 

Câu 5. Con lắc lò xo ngang dao động điều hoà, vận tốc của vật bằng không khi vật chuyển động qua

A. vị trí cân bằng.

B. vị trí vật có li độ cực đại.

C. vị trí mà lò xo không bị biến dạng.

D. vị trí mà lực đàn hồi của lò xo bằng không.

Câu 6. Một vật nặng treo vào một lò xo làm lò xo giãn ra 0,8 cm. Lấy g = 10 m/s2. Chu kỳ dao động của vật là:

A. T = 0,178 s.

B. T = 0,057 s.

C. T = 222 s.

D. T = 1,777 s

Câu 7. Con lắc lò xo gồm vật khối lượng m và lò xo có độ cứng k, dao động điều hoà với chu kỳ

A.

B.

C.

D.

Câu 8. Con lắc đơn dao động điều hoà, khi tăng chiều dài của con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc:

A. tăng lên 2 lần.

B. giảm đi 2 lần.

C. tăng lên 4 lần.

D. giảm đi 4 lần.

Câu 9. Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox. Khi chất điểm đi từ vị trí biên về vị trí cân bằng thì

A. thế năng của chất điểm giảm.

B. động năng của chất điểm tăng.

C. cơ năng được bảo toàn.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 10. Trong dao động điều hòa, vì cơ năng được bảo toàn nên 

A. Động năng không đổi 

B. Thế năng không đổi 

C. Động năng tăng bao nhiêu thì thế năng giảm bấy nhiêu và ngược lại 

D. Động năng và thế năng hoặc cùng tăng hoặc cùng giảm 

Câu 11. Cơ năng của một con lắc lò xo tỉ lệ thuận với 

A. Li độ dao động 

B. Biên độ dao động 

C. Bình phương biên độ dao động 

D. Tần số dao động 

Câu 12. Phát biểu nào sau đây về động năng và thế năng trong dao động điều hoà là sai?

A. Thế năng đạt giá trị cực tiểu khi độ lớn gia tốc của vật đạt giá trị cực tiểu.

B. Động năng đạt giá trị cực đại khi vật chuyển động qua vị trí cân bằng.

C. Thế năng đạt giá trị cực đại khi tốc độ của vật đạt giá trị cực đại.

D. Động năng đạt giá trị cực tiểu khi vật ở một trong hai vị trí biên.

Câu 13. Đối với dao động cơ tắt dần thì

A. khối lượng vật nặng càng lớn sự tắt dần càng nhanh.

B.  thể nâng giảm dẫn theo thời gian.

C. động năng cực đại giảm dần theo thời gian.

D. chu kì đao động càng lớn thì đao động tắt dần càng chậm.

Câu 14. Sự cộng hướng cơ xảy ra khi

A. biên độ dao động vật tăng lên do có ngoại lực tác dụng.

B. tần số lực cưỡng bức bằng tần số dao động riêng của hệ.

C. lực cản môi trường rất nhỏ. 

D. biên độ dao động cưỡng bức bằng biên độ dao động của hệ.

Câu 15. Phát biều nào sau đây sai?

A. Dao động cưỡng bức là dao động xảy ra dưới tác dụng của ngoại lực biến đổi tuần hoàn.

B. Biên độ dao động cưỡng bức phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số của lực cưỡng bức và tần số dao động riêng của hệ.

C. Sự cộng hưởng càng rõ nét khi lực cản của một trường càng nhỏ.

D. Biên độ dao động cưỡng bức không phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực tuần hoàn.

Câu 16. Trong những dao động tắt dần sau đây, trường hợp nào sự tắt dần nhanh là có lợi?

A. Quả lắc đồng hồ.

B. Khung xe ô tô sau khi qua chỗ đường gập ghềnh.

C. Sự đung đưa của chiếc võng.

D. Sự dao động của pittông trong xilanh.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1. (3,0 điểm) Một con lắc lò xo thẳng đứng có độ cứng k = 100 N/m gắn với vật nhỏ có khối lượng . Khi con lắc đang ở vị trí cân bằng, dùng búa cao su gõ nhẹ vào vật nhỏ theo phương thẳng đứng. Bỏ qua lực cản, con lắc dao động với phương trình:

Trong đó, x tính bằng cm, t tính bằng s.

a. Xác định chu kì và tần số góc của con lắc lò xo.

b. Viết phương trình li độ, phương trình vận tốc và phương trình gia tốc của con lắc lò xo này.

c. Xác định li độ, vận tốc và gia tốc của vật nhỏ tại thời điểm t = 2,5 s.

 

Câu 2. (1,5 điểm) Gắn một vật có khối lượng vào lò xo có độ cứng . Một đầu lò xo được giữ cố định. Kéo khỏi VTCB một đoạn dọc theo trục của lò xo rồi thả nhẹ cho vật dao động. Biết hệ số ma sát giữa và mặt nằm ngang là . Lấy .

a) Tìm chiều dài quãng đường mà vật đi được cho đển khi dừng lại.

b) Chứng minh rằng độ giảm biên độ dao động sau mỗi một chu kì là một số không đổi.

Câu 3. (1,0 điểm) Một vật dao động điều hòa với biên độ A và cơ năng W. Mốc thế năng của vật ở vị trí cân bằng. Tính động năng của vật khi vật đi qua vị trí có li độ 2/3A.

Câu 4. (0,5 điểm) Một chất điểm đang dao động điều họ̀a biên độ A theo phương ngang khi vừa qua khỏi vị tri cân bằng một đọan thì động năng của chất điểm là . Đi tiếp một đoạn thì động năng còn . Nếu đi tiếp đoạn nữa thì động năng của chất điểm là bao nhiêu? Biết .

--------------- Còn tiếp ---------------

Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều
Giáo án và PPT đồng bộ Vật lí 11 cánh diều

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạnChi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 600k/cả năm

Khi đặt nhận ngay và luôn

  • Giáo án word, powerpoint đủ cả năm
  • Phiếu trắc nghiệm file word: 15 - 20 phiếu
  • Đề kiểm tra ma trận, lời giải, thang điểm: 15 - 20 đề

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Giáo án vật lí 11 cánh diều

Từ khóa: Giáo án và PPT đồng bộ vật lí 11 cánh diều, soạn giáo án word và powerpoint Vật lí 11 cánh diều, soạn vật lí 11 cánh diều

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THPT

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay