Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều Bài 14: Nam châm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều Bài 14: Nam châm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: NAM CHÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Thanh nam châm được để quay tự do, sau khi dừng lại trục của nó định hướng theo một phương bất kì.
  2. Cực bắc thanh nam châm hút cực bắc của thanh nam châm khác.
  3. Nam châm có thể hút vật được làm từ vật liệu từ.
  4. Nam châm có từ trường rất mạnh thì có thể hút cả các vật không được làm từ vật liệu từ.

Câu 2: Điền từ/ cụm từ thích hợp vào chỗ trống.

  1. a) Nam châm có nhiều dạng khác nhau nhưng mỗi nam châm đều có (1) ... cực.
  2. b) Vật liệu có tương tác từ với nam châm được gọi là vật liệu có (2)...
  3. c) Cao su, giấy, vải là các vật liệu (3)... từ tính.
  4. d) Sắt, thép, cobalt, nickel là các vật liệu (4) ... từ tính.
  5. (1) hai, (2) từ tính, (3) không có, (4) có.
  6. (1) một, (2) từ trường, (3) không có, (4) có.
  7. (1) hai, (2) từ tính, (3) có, (4) không có.
  8. (1) một, (2) từ tính, (3) có, (4) có.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về nam châm?

  1. Mọi nam châm luôn có hai cực.
  2. Có thể có nam châm hai cực và nam châm một cực.
  3. Một nam châm có thể có hai cực cùng tên và hai cực khác tên.
  4. Cực Bắc của thanh nam châm luôn có từ tính mạnh hơn cực Nam nên kim nam châm luôn chỉ hướng bắc.

Câu 4: Mạt sắt đặt ở chỗ nào trên thanh nam châm thì bị hút mạnh nhất?

  1. Ở phần giữa của thanh.
  2. Chỉ ở đầu cực Bắc của thanh nam châm.
  3. Ở cả hai đầu cực Bắc và cực Nam của thanh nam châm.
  4. Chỉ ở đầu cực Nam của thanh nam châm.

Câu 5: Nam châm có thể hút vật nào sau đây?

  1. Nhôm.
  2. Đồng.
  3. Gỗ.
  4. Thép.

Câu 6: Khi được để tự do, thanh nam châm

  1. Định hướng Đông – Nam.
  2. Định hướng Nam – Bắc.
  3. Định hướng Tây – Bắc.
  4. Định hướng Đông – Tây.

Câu 7: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào đúng?

  1. Nam châm hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  2. Nam châm hút các vật được làm từ cobalt, gỗ.
  3. Nam châm không hút các vật được làm từ đồng, nhôm.
  4. Nam châm hút các vật được làm từ thép, thủy tinh

Câu 8: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống “…” để được câu hoàn chỉnh:

Khi thanh nam châm được … luôn nằm theo một hướng xác định.

  1. nhấc lên.
  2. cầm lên.
  3. treo tự do.
  4. đặt nghiêng.

Câu 9: Xác định cực của kim nam châm ở Hình 18.1.

 

  1. đầu bên trái của kim nam châm là cực bắc (N), đầu bên phải là cực Nam(S)
  2. đầu bên trái của kim nam châm là cực Nam (S), đầu bên phải là cực Bắc (N).
  3. Không thể xác định
  4. Đáp án khác

Câu 10: Trong các dụng cụ sau đây: đi –na – mô xe đạp, bút thử điện, bóng đèn huỳnh quang, la bàn. Dụng cụ nào có sử dụng nam châm vĩnh cửu?

  1. La bàn, bóng đèn huỳnh quang
  2. Bút thử điện
  3. Bút thử điện, đi – na – mô xe đạp
  4. Đi – na – mô xe đạp, la bàn

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

A

C

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

C

C

B

D


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi nào hai thanh nam châm hút nhau? 

  1. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  2. Khi để hai cực cùng tên gần nhau
  3. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  4. Khi để hai cực khác tên gần nhau.

Câu 2: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây?

  1. Dùng nam châm.
  2. Dùng kìm.
  3. Dùng kéo.
  4. Dùng panh.

Câu 3: Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm? 

  1. Dùng một sợi chỉ mềm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc - Nam thì đó là thanh nam châm.
  2. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm 
  3. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm 
  4. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm

Câu 4: Một thanh nam châm bị gãy làm hai thì

  1. Một nửa là cực Bắc, một nửa là cực Nam.
  2. Mỗi nửa đều là một nam châm có hai cực Bắc - Nam.
  3. Cả hai nửa đều mất từ tính.
  4. Mỗi nửa đều là một nam châm và cực của mỗi nửa ở chỗ đứt gäy cùng tên.

Câu 5: Vật liệu bị nam châm hút gọi là vật liệu gì?

  1. Vật liệu có điện tính.
  2. Vật liệu bị hút.
  3. Vật liệu có từ tính.
  4. Vật liệu bằng kim loại.

Câu 6: Trong bệnh viện, các bác sĩ phẫu thuật có thể lấy các mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân một cách an toàn bằng dụng cụ nào sau đây? 

  1. Dùng kéo 
  2. Dùng kìm 
  3. Dùng nam châm.
  4. Dùng một viên bi còn tốt

Câu 7: Nam châm có hình dạng

  1. Thẳng
  2. Chữ U
  3. Tròn
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Trong các vật sau đây, vật nào bị nam châm hút?

  1. Sắt.
  2. cao su
  3. Vàng
  4. Giấy

Câu 9: Đầu nam châm hướng về phía cực nào của Trái Đất thì được gọi là cực từ Nam (S)?

  1. Đầu nam châm hướng về phía cực Bắc của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  2. Đầu nam châm hướng về phía cực Đông của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  3. Đầu nam châm hướng về phía cực Tây của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).
  4. Đầu nam châm hướng về phía cực Nam của Trái Đất được gọi là cực từ Nam (S).

Câu 10: Hai thanh nam châm đẩy nhau khi nào? 

  1. Khi hai cực Nam để gần nhau 
  2. Khi hai cực Bắc để gần nhau 
  3. Khi để hai cực khác tên gần nhau 
  4. Khi để hai cực cùng tên gần nhau

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

A

D

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Khi đang trên biển nhưng đột nhiên la bàn bị hỏng, em hãy đề xuất biện pháp tạm thời giúp xác định hướng cho các thủy thủ.

Nêu một số ứng dụng của nam châm mà em biết.

Câu 2 ( 4 điểm). Nam châm có gây ảnh hưởng gì tới các thiết bị điện tử không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Treo một nam châm trên một sợi chỉ cho đến khi nam châm đó cân bằng, Khi cân bằng nam châm sẽ nằm theo hướng Bắc - Nam.

- Một số ứng dụng của nam châm mà em biết: bảng từ, bảng nam châm, bút viết, chíp chống trộm trong cửa hàng quần áo, nam châm chặn giấy,...

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nam châm có thể gây ảnh hưởng tới các thiết bị điện tử bởi vì tính chất từ trường của chúng. Trong một số trường hợp, nam châm có thể làm thay đổi hoặc làm hỏng các linh kiện như ổ cứng, loa, máy quay video, hoặc màn hình CRT. Tuy nhiên, các thiết bị điện tử hiện đại thường được bảo vệ bởi các vật liệu chống từ trường và các thiết bị đặc biệt để tránh bị tác động của nam châm bên ngoài.

4 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao đầu của tournevis lại có từ tính?

Nam không cẩn thận làm hộp đinh nhỏ bị rơi, các đinh nhỏ khó nhìn thấy bằng mắt thường. Em hãy đề xuất biện pháp giúp Nam tìm lại những chiếc đinh rơi.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nam châm có thể hút được sắt?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Do các con ốc rất nhỏ nên người ta chế tạo đầu của vặn đinh ốc có từ tính để đầu của vặn đinh ốc hút được các con ốc, từ đó con ốc không bị rơi và sử dụng tournevis xoáy ốc vào các bộ phận dễ dàng hơn.

- Lấy một thanh nam châm lớn đưa lại gần xung quanh hộp đinh bị rơi, khu vực nào bị nam châm tương tác thì khu vực đó có đinh nhỏ.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nam châm có khả năng hút được sắt do tính chất từ trường của chúng. Mỗi nam châm có hai cực: cực bắc (N) và cực nam (S). Khi một nam châm đưa gần một vật chứa sắt, tính chất từ trường của nam châm tương tác với các electron trong vật chứa sắt, tạo ra một lực hút, làm cho vật chứa sắt bị hấp dẫn và bám vào nam châm. Điều này xảy ra vì các vật chứa sắt có khả năng tạo ra từ trường từ những electron trong cấu trúc nguyên tử của chúng.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trái Đất là một nam châm khổng lồ vì

  1. Trái Đất hút mọi vật về phía nó.
  2. Trái Đất có nhiều quặng sắt.
  3. Kim của la bàn đặt trên mặt đất luôn chỉ theo hướng Bắc - Nam.
  4. Trái Đất có Bắc cực và Nam cực.

Câu 2: Nam châm vĩnh cửu có mấy cực?

  1. A. 3 cực.
  2. 2 cực.
  3. 4 cực.
  4. 5 cực.

Câu 3: Chọn đáp án đúng về tương tác giữa hai nam châm.

  1. Hai từ cực khác tên thì hút nhau
  2. Hai từ cực cùng tên đẩy nhau.
  3. Cả A và B đều sai.
  4. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Các vật có khả năng tự định hướng Bắc - Nam gọi là gì?

  1. Vật liệu từ.
  2. Kim chỉ nam.
  3. La bàn.
  4. Nam châm.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nam châm tác dụng lên các vật như thế nào?

Câu 2: Nếu hai thanh kim loại hút nhau thì có phải nam châm không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

D

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Nam châm hút được vật liệu bằng sắt, thép, cobalt, nickel, …. Sắt, cobalt, nickel… được gọi là những vật liệu từ.

- Nam châm hầu như không hút các vật liệu làm từ đồng, nhôm và các kim loại không thuộc vật liệu từ.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hai thanh kim loại này đều bị nhiễm điện nên mới có thể hút nhau. Không nhất thiết là hai thanh kim loại này là nam châm vì cũng không đẩy nhau.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Một nam châm có đặc tính nào dưới đây? 

  1. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ 
  2. Khi bị nung nóng thì có thể hút các vụn sắt 
  3. Có thể hút các vật bằng sắt. 
  4. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt

Câu 2: Để phân biệt hai cực của nam châm người ta sơn hai màu khác nhau là màu gì?

  1. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.
  2. Màu vàng là cực nam ghi chữ N, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ S.
  3. Màu xanh là cực nam ghi chữ S, màu vàng là cực Bắc ghi chữ N.
  4. Màu vàng là cực nam ghi chữ S, màu đỏ là cực Bắc ghi chữ N.

Câu 3: Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy làm hai nửa bằng nhau. Nhận định nào sau đây là đúng? 

  1. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.
  2. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một cực ở một đầu 
  3. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới có hai cực từ cùng tên ở hai đầu 
  4. Hai nửa đều mất hết từ tính 

Câu 4: Vật liệu bị nam châm hút được gọi là gì?

  1. Vật liệu từ
  2. Nam châm
  3. La bàn
  4. Kim nam châm
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nam châm được định hướng như thế nào?

Câu 2. Lực tương tác của nam châm với nam châm là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?

Khi đưa cực bắc của nam châm lại gần cực nam của thanh nam châm đặt trên bàn, điều gì sẽ xảy ra?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Thanh nam châm được treo tự do luôn nằm theo một hướng xác định: dọc theo hướng địa lí nam bắc.

- Đầu nam châm hướng về phía cực bắc của Trái Đất được gọi là cực từ bắc, kí hiệu N.

- Đầu kia của nam châm là cực từ nam, kí hiệu S.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Lực tương tác của nam châm với nam châm là lực không tiếp xúc.

- Hai đầu của hai nam chấm sẽ hút nhau.

1.5 điểm

1.5 điểm

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 14: Nam châm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay