Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều Bài 11: Phản xạ âm
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều Bài 11: Phản xạ âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: PHẢN XẠ ÂM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phản xạ âm là:
- Làn âm thanh dội lại khi gặp một vật chắn
- Là âm thanh được phát to hơn
- Là âm thanh được truyền đi xa hơn
- Là âm thanh được phát ra từ nguồn âm
Câu 2: Khẳng định nào sau đây đúng?
- Mọi vật phản xạ đều có sự phản xạ giống nhau
- Mọi vật đều phản xạ âm truyền đến nó
- Âm phản xạ không đi được đến vật phản xạ âm
- Đáp án khác
Câu 3: Ta có thể nghe thấy tiếng vang khi:
- Âm phát ra và âm phản xạ đến tay ta cùng một lúc
- Âm phản xạ đến sau âm trực tiếp thời gian ngắn nhất 1/15 giây
- Âm trực tiếp đến sau âm phản xạ thời gian ngắn nhất 1/15 giây
- Âm phản xạ đến tai ta trước âm phát ra
Câu 4: Hãy xác định câu đúng trong các câu sau đây?
- Khi gặp mặt phẳng xù xì, âm truyền qua hoàn toàn, không bị phản xạ
- Những vật có bề mặt mềm, gồ ghề hấp thụ âm kém
- Những vật có bề mặt nhẵn, cứng phản xạ âm tốt
- Bức tường càng dày phản xạ âm càng tốt
Câu 5: Vật nào dưới đây hấp thụ âm tốt?
- Vải, nhung, dạ
- Thép, gỗ, vải
- Đá, sắt, thép
- Bê tông, vải, bông
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng:
Những âm phản xạ bao giờ cũng:
- Truyền ngược chiều âm tới
- Nhỏ hơn âm tới
- Lớn hơn âm tới
- Có thể vượt qua vật chắn
Câu 7: Phát biểu nào sau đây đúng về sự phản xạ âm thanh?
- Âm thanh truyền đi gặp mặt chắn đều phản xạ
- Các vật mềm, xù xì thì phản xạ âm kém
- Các vật cứng, nhẵn bóng thì phản xạ âm tốt
- Các phát biểu trên đều đúng
Câu 8: Tại sao khi hét to ở trên núi cao ta có thể nghe thấy tiếng của mình vọng lại
- Vì trên núi không khí loãng hơn
- Vì ở trên núi có rất nhiều cây
- Vì khi hét to âm thanh của minhg đập vào vách núi khác và phản xạ lại
- Vì âm thanh ở đâu cũng bị phản xạ lại
Câu 9: Một con tàu thám hiểm trên mặt biển phát ra siêu âm mất 1,4 giây sau mới nhận được siêu âm phản xạ. Hỏi độ sâu của đáy biển là bao nhiêu? Biết vận tốc truyền âm của nước biển là 1500m/s.
- 1750 m
- 2100 m
- 1500 m
- Một giá trị khác
Câu 10: Tại sao khi nói lớn trong phòng to thì nghe được tiếng vang còn trong phòng nhỏ thì không?
- Vì phòng lớn không khí loãng nên âm truyền đi dễ dàng
- Vì phòng nhỏ không có phản xạ âm
- Vì chỉ phòng lớn có phản xạ âm
- Vì phòng đủ lớn thì khi âm phản xạ dội lại đến tai ta mới có thể chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 s để tạo thành tiếng vang
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
B |
C |
A |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
D |
C |
B |
D |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tai ta nghe được tiếng vang khi nào?
- Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- Khi âm phát ra đến tai sau âm phản xạ
- Khi âm phát ra đến tai gần như cùng một lúc với âm phản xạ
- Cả ba trường hợp trên đều có nghe thấy tiếng vang
Câu 2: Vật nào sau đây phản xạ âm kém?
- Mặt phẳng bằng thép
- Mặt đá hoa
- Áo len
- Tường gạch
Câu 3: Hiện tượng phản xạ âm không được ứng dụng trong những trường hợp nào dưới đây?
- Xác định độ sâu của biển
- Làm đồ chơi “điện thoại dây”
- Trồng cây xung quanh bệnh viện
- Làm tường phủ dạ, nhung
Câu 4: Hãy chọn câu sai?
- Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít
- Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp mặt chắn
- Ta nghe được tiếng vang khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai một khoảng ít nhất 1/15 giây
- Âm phản xạ là âm truyền đi trong môi trường và bị mặt chắn hấp thụ
Câu 5: Tại sao các phòng ghi âm người ta thường làm tường xù xì kèm theo treo rèm nhung dày?
- Để cho đẹp
- Để nhiệt độ trong phòng ổn định
- Để không bị chói mắt
- Các câu trên đều sai
Câu 6: Khi nào thì tai có thể nghe được âm to nhất?
- Âm phát ra đến tai, âm phản xạ đi nơi khác không đến tai
- Âm phát ra đến tai cùng lúc với âm phản xạ
- Âm phát ra đến tai trước âm phản xạ
- Cả ba trường hợp trên
Câu 7: Vật phản xạ tốt âm thanh là những vật:
- Mềm và xốp
- Mềm xốp và có bề mặt gồ ghề
- Cứng và có bề mặt nhẵn
- Cả B và C
Câu 8: Trường hợp nào ta có thể nghe rõ tiếng vang?
- Nói to trong phòng tắm đóng kín cửa
- Nói to trong hang động lớn
- Nói to trong phòng học
- Nói to trên chiếc tàu ngoài khơi
Câu 9: Tính khoảng cách ngắn nhất từ người nói đến bức tường để nghe được tiếng
vang. Biết vận tốc âm trong không khí là 340 m/s.
- 12,5 m
- 7,89 m
- 12,55 m
- 11,33 m
Câu 10: Vận tốc truyền âm trong thanh sắt là bao nhiêu biết khi phát xa âm thanh thì sau 16,1 giây mới nhận được âm phản xạ ngoài không khí. Biết khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ mất 5185m và vận tốc truyền âm ngoài không khí là 340m/s
- 3400km/h
- 1500m/s
- 6100m/s
- 4610m/s
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
C |
B |
D |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
A |
D |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Ở một căn nhà có mái lợp bằng tôn, khi có mưa rào người ở trong nhà nghe thấy như cái ai cầm gậy gõ liên tục vào mái nhà. Giải thích và cho biết cần phải làm gì để giảm tiếng ồn đó?
Câu 2 ( 4 điểm). Sự phản xạ âm ảnh hưởng như thế nào đến trải nghiệm âm thanh trong các ứng dụng video trực tuyến và truyền hình?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Lợp mái nhà bằng tôn thì khi mưa rào, hạt mưa va chạm với mái tôn gây ra tiếng ồn lớn, mái tôn lại truyền âm tốt nên khiến người trong nhà nghe như có ai cầm gậy gõ lên mái nhà. - Ta chỉ cần lót thêm một lớp trần xốp vì xốp truyền âm kém nên âm thanh sẽ không truyền được xuống nữa. |
3 điểm 3 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Sự phản xạ âm có thể ảnh hưởng đáng kể đến trải nghiệm âm thanh trong các ứng dụng video trực tuyến và truyền hình. Khi âm thanh phản xạ từ các bề mặt xung quanh trong một không gian, nó có thể tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt. Trong các ứng dụng video trực tuyến, sự phản xạ âm được sử dụng để tạo không gian âm thanh ảo, cải thiện trải nghiệm của người xem thông qua việc tái tạo âm thanh 3D hoặc âm thanh vòm. - Trong truyền hình, sự phản xạ âm có thể ảnh hưởng đến việc ghi âm và tái tạo âm thanh, đặc biệt là trong các môi trường như phỏng vấn, quay phim ngoài trời hoặc trong các không gian hẹp. Việc quản lý sự phản xạ âm có thể giúp cải thiện chất lượng âm thanh và tạo ra môi trường âm thanh thuận lợi cho việc ghi âm và đồng thời truyền tải thông tin trong truyền hình. |
2 điểm 2 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Người ta thường sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển. Giả sử tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ biển sau 2s. Tính gần đúng độ sâu của đáy biển, biết vận tốc truyền siêu âm trong nước là 1450m/s?
Câu 2 ( 4 điểm). Trong ngành công nghiệp âm nhạc, phản xạ âm được sử dụng như thế nào để tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Vận tốc 1450 m/s được hiểu là trong một giây siêu âm truyền đi được 1450 m. Vậy ta có quãng đường siêu âm đi và về trong 1 giây là S = 1450 m. Tàu phát ra siêu âm và thu được âm phản xạ của nó từ biển sau 2s, nghĩa là âm truyền từ tàu đến đáy biển mất 1s Vậy độ sâu của biển là: h = 1450 . 1 = 1450 m |
6 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
- Trong ngành công nghiệp âm nhạc, phản xạ âm được áp dụng để tạo ra hiệu ứng âm thanh đặc biệt thông qua việc tối ưu hóa môi trường âm thanh. Cụ thể, các kỹ sư âm thanh và nhà sản xuất âm nhạc sử dụng sự phản xạ âm để điều chỉnh và tạo ra không gian âm nhạc phong phú. Điều này bao gồm tận dụng các phản xạ âm từ các bề mặt trong một phòng thu hoặc sân khấu để tạo ra hiệu ứng âm thanh mang tính nghệ thuật. - Công cụ chính để kiểm soát phản xạ âm trong ngành công nghiệp âm nhạc là việc sử dụng vật liệu hấp thụ âm và các bộ phân tán âm để điều chỉnh độ phản xạ. - Ngoài ra, trong quá trình ghi âm, sự phản xạ âm có thể được sử dụng để tạo ra không gian âm thanh ấn tượng và chân thực. Bằng cách kiểm soát phản xạ âm từ môi trường xung quanh, người sản xuất có thể tạo ra các hiệu ứng âm thanh đặc biệt như không gian mở rộng, âm thanh vòm. |
1.3 điểm 1.3 điểm 1.3 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong các rạp chiếu bóng, người ta làm cho các bức tường sần sùi, thô ráp hoặc treo rèm nhung nhằm mục đích:
- Trang trí phòng
- Gây tiếng vang trong phòng
- Để cách âm tốt
- Âm phản xạ tốt hơn
Câu 2: Yếu tố nào sau đây quyết định điều kiện để có tiếng vang?
- Độ trầm, bổng của âm
- Tần số của âm
- Độ to của âm
- Khoảng cách từ nguồn âm đến vật phản xạ âm
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là sai?
- Tiếng nói trong phòng càng lớn thì âm phản xạ càng lớn
- Trong phòng khi nói đều có tiếng vang
- Trong phòng khi ta nói đều có âm phản xạ
- Phòng càng lớn càng dễ nghe tiếng vang
Câu 4: Mọi người nói chuyện với nhau.Vì âm thanh chuyên được trong môi trường nào
- Chất khí
- Chất rắn
- Chất lỏng
- Tất cả đáp án đều đúng
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Vật liệu phản xạ âm kém có tính chất gì? Tiếng ồn gây ô nhiễm là gì?
Câu 2: Tại sao người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung trong các phòng thu thanh, rạp hát, phòng hòa nhạc?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
D |
D |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Vật phản xạ âm kém: vật mềm, xốp, gồ ghề. - Tiếng ồn gây ô nhiễm là tiếng ồn lớn và kéo dài làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Trong các phòng thu thanh, rạp hát, phòng hòa nhạc người ta lại phải làm các bức tường sần sùi và treo rèm nhung để hạn chế hiện tượng phản xạ âm gây tiếng vang trong phòng làm giảm chất lượng của âm thanh do các nghệ sĩ biểu diễn. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chọn phương án đúng?
- Âm có tần số bất kì đều cho âm phản xạ
- Chỉ có âm nghe được mới cho âm phản xạ
- Chỉ có siêu âm mới cho âm phản xạ
- Chỉ có hạ âm mới cho âm phản xạ
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Không có vật chắn vẫn có âm phản xạ
- Trong hang động ta nói to thì có âm phản xạ
- Không phải âm thanh nào gặp vật chắn đều bị phản xạ trở lại
- Cùng môi trường, vận tốc phản xạ nhỏ vận tốc truyền âm
Câu 3: Bề mặt nào phản xạ âm tốt?
- Bề mặt gồ ghề của một tấm gỗ
- Bề mặt của tấm vải
- Bề mặt của một miếng xốp
- Bề mặt của một tấm kính
Câu 4: Loài dơi không nhìn được đường vào ban đêm chúng đã làm như thế nào để vẫn có thức ăn?
- Nghe âm thanh phát ra từ ngoài môi trường
- Chúng lao bừa báo những vật xung quanh đên khi có đường ra
- Phát ra âm thanh từmiệng và nghe âm phản xạ để tránh vật cản
- Buổi sáng chúng nhớ đường đến tối sẽ bay theo cảm giác
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Em hiểu thế nào về âm phản xạ? Vật liệu phản xạ âm tốt có tính chất gì?
Câu 2. Lấy 03 ví dụ về các biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
D |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
- Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ. - Vật phản xạ âm tốt: vật cứng, phẳng, nhẵn. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
- Giảm độ to của nguồn âm: Treo biển đi nhẹ - nói khẽ. - Phân tán âm trên đường truyền: Trồng nhiều cây xanh. - Ngăn chặn sự truyền âm: Sử dụng cửa kính hai lớp. |
1 điểm 1 điểm 1 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 11: Phản xạ âm