Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều Bài 9: Sự truyền âm

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Vật lí) cánh diều Bài 9: Sự truyền âm. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: SỰ CHUYỀN ÂM

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Vật phát ra âm thanh gọi là:

  1. Sóng âm
  2. Âm thoa
  3. Rung động  
  4. Nguồn âm

Câu 2: Khi âm thanh ra sẽ có sự

  1. Sóng âm
  2. Âm thoa
  3. Rung động  
  4. Nguồn âm

Câu 3: Âm thanh có thể truyền đi trong

  1. Chất lỏng
  2. Chất rắn
  3. Chất khí
  4. Tất cả đáp án đều đúng

Câu 4: Vật nào sau đâu không phát ra âm thanh

  1. Cái trông đang được đánh
  2. Chiếc đài đang bật
  3. Khăn giấy để trên mặt bàn
  4. Chuông gió treo trước gió

Câu 5: Đâu là nguồn hình thành âm của trông

  1. Gậy đánh trông
  2. Mặt trống
  3. Người đánh trống
  4. Tất cả  những phương án trên

Câu 6: Nước có thể tồn tại ở ba thể là: rắn, lỏng, khí. Hãy chỉ ra nội dung nào đúng trong các nội dung dưới đây?

  1. Tốc độ truyền âm như nhau vì cùng là nước
  2. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái lỏng, nước truyền âm kém nhất
  3. Tốc độ truyền âm giảm theo thứ tự từ rắn, lỏng, khí
  4. Trong ba thể: rắn, lỏng, khí thì ở trạng thái lỏng, nước truyền âm tốt nhất

Câu 7: Âm truyền kém nhất trong trường hợp nào dưới đây?

  1. Nước sôi        
  2. Sắt        
  3. Khí N2
  4. Chân không

Câu 8: Chọn câu đúng?  Trên núi càng cao âm thanh sẽ truyền đi:

  1. Dễ hơn vì trên núi gió rất lớn do đó mà âm được mang đi
  2. Khó hơn vì trên núi lạnh hơn, âm thanh khó truyền đi hơn
  3. Khó hơn, vì không khí loãng môi trường truyền âm kém
  4. Dễ hơn, vì không có vật cản âm

Câu 9: Trong những vật sau đây: Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương, tấm kim loại, áo len, cao su xốp, mặt đá hoa, tường gạch. Vật phản xạ âm tốt là:

  1. Tấm kim loại, áo len, cao su
  2. Miếng xốp, ghế nệm mút, mặt gương
  3. Miếng xốp, ghế nệm mút, cao su xốp
  4. Mặt gương, tấm kim loại, mặt đá hoa, tường gạch

Câu 10: Vì sao chân không không chuyền được âm

  1. Vì môi trường chân không có quá nhiều  hạt vật chất làm âm thanh không  chuyền qua được
  2. Vì khi ở môi trường chân không không nói được
  3. Vì môi trường chân không không có hạt vật chất để rung động
  4. Vì môi trương chân không có quá ít hạt vật chất khiến người ta cảm giác là không nghe thấy

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

A

C

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

C

D

C


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Âm thanh còn được gọi là:

  1. Sóng âm
  2. Âm thoa
  3. Rung động  
  4. Nguồn âm

Câu 2: Hai bạn đúng cách nhau 10m nói chuyên với nhau bằng cách mỗi người cầm một cốc nhựa để lên tai, có một sợi dây nối hai chiếc cốc vào với nhau. Hai  đều nghe rõ đối  phương nói gì. Điều này chứng tỏ rằng  

  1. Sự chuyền âm trong không khí
  2. Sự chuyền âm trong chất rắn
  3. Sự chuyền âm trong chất lỏng
  4. Sự truyền âm trong cả ba môi trường rắn lỏng khí

Câu 3: Ngày xưa khi đi đánh giặc, để biết quan địch sắp đến chưa người ta thường áp tai xuống dưới đất để nghe ngóng?

  1. Chất rắn truyền âm chậm hơn chất khí
  2. Chất rắn truyền âm nhanh hơn chất lỏng
  3. Chất rắn truyền âm nhanh hơn chất khí
  4. Chất rắn truyền âm chậm hơn chất lỏng

Câu 4: Trong các môi trường sau môi trường nào truyền âm kém?

  1. Nước
  2. Gỗ
  3. Tường bê tông
  4. Thanh thép

Câu 5: Tại sao ta thường nhìn thấy chớp trước khi nghe thấy tiếng sét?

  1. Vì có tia chớp có trước mới xuất hiện tiếng sét
  2. Vì ta nhìn tia chớp theo đường thẳng
  3. Vì mắt nhìn nhanh hơn tai nghe
  4. Vì vận tốc ánh sáng có vận tốc lớn hơn vận tốc truyền âm trong không khí

Câu 6: Đâu không được coi là nguồn âm

  1. Người đang nói chuyện
  2. Người đánh đàn
  3. Mặt trống đang được gõ
  4. Đồng hồ báo thức

Câu 7: Khi nghiên cứu sự truyền âm thanh, người ta đã có những nhận xét sau. Hãy chọn câu trả lời sai:

  1. Không khí là môi trường truyền âm tốt nhất
  2. Sự truyền âm thanh là sự truyền dao động âm
  3. Để nghe được âm thanh từ vật phát ra thì phải có môi trường truyền âm
  4. Không khí càng loãng thì sự truyền âm càng kém

Câu 8: Vì sao cùng là nước mà cục nước đá có tốc độ truyền âm tốt hơn nước

  1. Đây là thông tin sai
  2. Vì mật độ trong chất rắn ít hơn
  3. Vì chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng
  4. Đáp  án khác

Câu 9: Khi âm thanh chuyền từ môi trường chất rắn sang môi trường chất khí thì

  1. Tốc độ chuyền âm giảm
  2. Tốc độ truyền âm tăng
  3. Tốc độ chuyền âm không đổi
  4. Không chuyền sang được

Câu 10: Khi âm thanh chuyền từ môi trường chất lỏng sang môi trường chất khí thì

  1. Tốc độ chuyền âm giảm
  2. Tốc độ truyền âm tăng
  3. Tốc độ chuyền âm không đổi
  4. Không chuyền sang được

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

B

C

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

C

A

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Sự truyền âm trong chất rắn và chất lỏng diễn ra như thế nào? Vì sao khi có muỗi bay xung quanh, ta nghe thấy tiếng vo ve?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao âm thanh truyền nhanh hơn trong môi trường rắn so với trong không khí? 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Sóng âm truyền đi trong chất lỏng và chất rắn cũng tương tự như khi nó truyền đi trong chất khí.

- Khi muỗi bay gần chúng ta, chúng sử dụng đôi cánh đập lên đạp xuống để bay, phát ra âm thanh, âm thanh này sẽ truyền qua môi trường không khí và đến tai người nghe, vì vậy tai ta nghe được tiếng vo ve đó.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Âm thanh truyền nhanh hơn trong môi trường rắn so với trong không khí do sự khác biệt về mật độ của các môi trường này:

- - Mật độ: Các phân tử trong môi trường rắn được sắp xếp rất sát nhau và chặt chẽ, nên mật độ cao hơn so với không khí. Khi âm thanh truyền qua các chất rắn, các phân tử này có thể truyền động nhanh chóng và chặt chẽ hơn, giúp âm thanh di chuyển nhanh hơn và truyền đi xa hơn mà không mất nhiều năng lượng.

- - Tính chất đàn hồi: Môi trường rắn có hệ số đàn hồi cao hơn nhiều so với không khí. Điều này có nghĩa là môi trường rắn có khả năng truyền âm tốt hơn, vì khả năng truyền nhanh chóng và hiệu quả của âm thanh phụ thuộc nhiều vào tính chất đàn hồi của môi trường.

- - Dạng sóng: Trong môi trường rắn, các phân tử gần nhau và cố định vị trí, dẫn đến sóng âm có thể truyền qua môi trường này một cách liên tục và nhanh chóng, mà không bị biến dạng nhiều.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Vì sao khi bật loa bên cạnh cây nến đang cháy, ta thấy ngọn nến bị dao động?

Câu 2 ( 4 điểm). Sau khi nhìn thấy tia chớp thì 3 giây sau mới nghe tiếng sấm. Hỏi nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe bao xa? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Khi bật loa phát nhạc, màng loa dao động. Sự dao động dãn, nén của màng loa làm ngọn nến cũng thay đổi chiều. Khi màng loa dao động dãn thì ngọn lửa nến có xu hướng hướng về phía bên phải, và ngược lại, khi màng loa dao động nén thì ngọn lửa lại bay về phía bên trái dẫn đến ngọn lửa của cây nến cũng dao động.

6 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Ta có: v = s : t ® s = v . t

Nơi xảy ra tiếng sấm cách người nghe:

s = v . t = 340 . 3 = 1020 m.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Chọn câu trả lời đúng Âm truyền đi được là do môi trường vậy những môi trường nào sau đây không truyền được âm

  1. Chất lỏng
  2. Thanh sắt
  3. Chân không
  4. Môi trường bên trong thùng gỗ đậy kín nắp

Câu 2: Em hãy chọn câu sai

  1. Môi trường càng đặc khi âm truyền đi càng nhanh
  2. Môi trường càng dày đặc thì âm truyền đi càng chậm
  3. Để nghe được âm thanh cần có môi trường truyền âm
  4. Sự truyền âm là sự lan truyền dao động âm

Câu 3: Khi bật một cái đài radio gần âm thoa sẽ

  1. Đứng yên
  2. Bị đổ
  3. Phát ra âm thanh
  4. Rung động

Câu 4: Trong các môi trường sau, môi trường nào không thể truyền được âm: Cục nước đá, thanh săt, chân không, bể nước mưa?

  1. Thanh sắt        
  2. Chân không
  3. Cục nước đá
  4. Bể nước mưa
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nguồn âm là gì? Sự truyền âm trong không khí diễn ra như thế nào?

Câu 2: Lấy một ví dụ minh họa âm có thể truyền được cả trong chất khí, chất lỏng và chất rắn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

B

D

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Vật phát ra âm gọi là nguồn âm.

- Sự dao động của nguồn âm đã truyền sự nén, giãn không khí, tức là truyền sóng âm từ nguồn âm ra không gian xung quanh.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đặt đồng hồ có chuông đang reo vào một hộp nhựa trong và đậy kín nắp hộp. Treo hộp lơ lửng trong một bình nước. Ta nghe thấy tiếng chuông đồng hồ phát ra. Khi đó âm thanh do chiếc đồng hồ phát ra được truyền qua không khí (chất khí) ở trong hộp nhựa, qua vỏ hộp nhựa (chất rắn), qua nước trong bình (chất lỏng) và truyền ra không khí bên ngoài bình (chất khí) đến tai của người nghe.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khi đi câu cá, cần đi nhẹ và giữ yên lặng, vì:

  1. Những người đi câu cá không thích nói chuyện với nhau
  2. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí sẽ bơi đi chỗ khác
  3. Cá nghe được âm thanh truyền qua không khí và nước sẽ bơi đi chỗ khác
  4. Tại họ quy định câu cá phải giữ im lặng

Câu 2: Chọn câu trả lời đúng Âm thanh:

  1. Không truyền được trong chất rắn
  2. Truyền được trong chấ rắn, chất lỏng, chân không
  3. Truyền được trong chất rắn và chất lỏng và chất khí
  4. Chỉ truyền được trong chất khí

Câu 3: Gọi t1, t2, t3 lần lượt là thời gian âm truyền trong các môi trường chất khí, lỏng, rắn ở cùng điều kiện nhiệt độ và khoảng cách. Khi so sánh t1, t2, t3 thứ tự tăng dần là:

  1. t1 < t2 < t3        
  2. t3 < t2 < t1
  3. t2 < t1 < t3        
  4. t3 < t1 < t2

Câu 4: Mọi người nói chuyện với nhau.Vì âm thanh chuyên được trong môi trường nào

  1. Chất khí
  2. Chất rắn
  3. Chất lỏng
  4. Tất cả đáp án đều đúng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Dao động là gì?

Câu 2. Tìm hiểu và kể tên một số vật dao động phát ra âm thanh 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Khi phát ra âm, các vật đều dao động. Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.

- Sóng âm phát ra từ các vật dao động có thể truyền qua không khí đến tai người nghe

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Âm thanh phát ra từ màng loa

- Âm thanh phát ra từ tiếng chuông nhà chùa

- Âm thanh phát ra từ dây đàn khi đánh đàn ghi-ta.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

=> Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 9: Sự truyền âm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Vật lí 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay