Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn hóa học 6 chân trời sáng tạo Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo
Đề kiểm tra cuối kì 2 hóa học 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


            PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: .............

TRƯNG THCS ............                                                           Chữ kí GT2: .............                                         

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Hóa học 6 - Chân trời sáng tạo

 

Họ và tên: ………………………………………..…. Lớp: ……....…

Số báo danh: ……………………………...........Phòng KT: .………

Mã phách

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm) Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về Mặt Trăng?

  1. Mặt Trăng là vệ tinh tự nhiên của Trái Đất
  2. Chỉ có một nửa Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
  3. Mặt Trăng luôn ở gần Mặt Trời hơn Trái Đất
  4. Hình dạng Mặt Trăng mà ta nhìn thấy thay đổi trong các ngày của tháng

Câu 2. Hình dạng nhìn thấy nào của Mặt Trăng có phần bề mặt nhìn thấy được từ Trái Đất là lớn nhất?

  1. Trăng tròn
  2. Trăng khuyết
  3. Trăng bán nguyệt
  4. Không trăng

Câu 3. Khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất được gọi là gì?

  1. Chu kỳ trăng
  2. Tuần trăng
  3. Tháng trăng
  4. Đáp án khác

Câu 4. Vào đêm không trăng, ta không nhìn thấy Mặt Trăng vì

  1. Mặt Trăng bị Mặt Trời che khuất
  2. Mặt Trăng không phản xạ ánh sáng Mặt Trời
  3. Ánh sáng phản xạ từ Mặt Trăng không chiếu tới Trái Đất
  4. Mặt Trời không chiếu sáng Mặt Trăng

Câu 5. Hệ Mặt Trời là

  1. khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà
  2. dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao
  3. một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà
  4. một tập hợp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh

Câu 6. Có bao nhiêu hành tinh trong hệ Mặt Trời?

  1. 7 B. 8 C. 9                        D. 10

Câu 7. Dải Ngân Hà là

  1. Thiên Hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó
  2. Một tập hợp của Thiên Hà trong vũ trụ
  3. Tên gọi khác của hệ Mặt Trời
  4. Dải sáng trong vũ trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại

Câu 8. Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

  1. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà
  2. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí
  3. hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Ngân Hà
  4. hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và đám bụi khí
  5. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu 1. (2,0 điểm)

  1. a) Nhận xét về khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời và chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời của hành tinh. Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.
  2. b) Người ta vẫn nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ… đều là các ngôi sao trong Hệ Mặt Trời. Nói như thế là đúng hay sai? Tại sao?

Câu 2. (2,5 điểm)

  1. a) Khi nào ta nhìn thấy không Trăng, khi nào ta nhìn thấy Trăng tròn? Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau bao nhiêu ngày?
  2. b) Vẽ sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng bán nguyệt đầu tháng.

Câu 3. (1,5 điểm)

  1. a) Vì sao ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời?
  2. b) Giả sử ngày Trăng tròn ứng với ngày 15, 16 Âm lịch thì ngày bao nhiêu sẽ là ngày không Trăng?

BÀI LÀM

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN HÓA HỌC - LỚP 6

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

        - Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

A

B

C

C

B

A

B

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a)

- Nhận xét: Khoảng cách từ các hành tinh khác nhau tới Mặt Trời là khác nhau. Các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời với chu kì khác nhau.

- Sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời là:

Thủy tinh, Kim tinh, Trái Đất, Hỏa tinh, Mộc tinh, Thổ tinh, Thiên Vương tinh, Hải Vương tinh.

b) Nói sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ… đều là các ngôi sao trong hệ Mặt Trời là không đúng. Vì:

- Sao là các thiên thể tự phát sáng

- Các hành tinh sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ… đều không tự phát sáng mà nhận ánh sáng từ Mặt Trời.

Do đó, sao Hỏa, sao Kim, sao Thổ,… chỉ là các hành tinh quay quanh sao.

 

0,5

 

 

0,5

 

 

 

0,5

 

 

0,5

 

 

Câu 2

(2,5 điểm)

a)

- Không Trăng xuất hiện khi nửa tối của Mặt Trăng hướng hoàn toàn về Trái Đất.

- Trăng tròn xuất hiện khi nửa sáng của Mặt Trăng hoàn toàn hướng về Trái Đất.

- Giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp cách nhau khoảng 29,5 ngày.

b)

 

0,5

 

0,5

 

0,5

 

 

 

 

 

1,0

 

 

 

 

 

Câu 3

(1,5 điểm)

a) Ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời, vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng.

- Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó.

Nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời, và ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta, khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

b) Ngày 30, mồng 1 Âm lịch sẽ ngày không Trăng

1,0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

0,5

 

Lưu ý : …………………………………………………………………………….

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – MÔN HÓA HỌC 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chuyển động nhìn thấy của Mặt Trăng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 5,5

Số điểm: 5,0

Tỉ lệ: 50%

- Nhận biết hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng có phần bề mặt nhìn thấy được từ Trái Đất là lớn nhất

- Tên gọi khoảng thời gian để Mặt Trăng quay trở lại vị trí nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất

 

-Tìm phát biểu không đúng về Mặt Trăng

- Lí do vào đêm không Trăng, chúng ta chỉ nhìn thấy Mặt Trăng

Thời điểm nhìn thấy không Trăng và Trăng tròn, khoảng cách thời gian giữa hai lần Trăng tròn liên tiếp

 

Xác định ngày xuất hiện không Trăng

 

Vẽ sơ đồ mô tả vị trí Trái Đất, Mặt Trăng, Mặt Trời khi ta nhìn thấy Trăng bán nguyệt đầu tháng

Số câu: 2

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: %

Số câu: 2

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ:10%

 Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,5

Tỉ lệ: 15%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:0,5

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:0,5

Số điểm: 1,0

Tỉ lệ: 10%

Hệ Mặt Trời và Ngân Hà

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu : 5,5

Số điểm: 5,0

Tỉ lệ: 50%

 - Nhận biết hệ Mặt Trời

- Số lượng hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Nhận biết Dải Ngân Hà

- Nhận biết cấu trúc của hệ Mặt Trời

 

 

-Nhận xét về khoảng cách từ các hành tinh tới Mặt Trời và chu kỳ chuyển động quanh Mặt Trời của hành tinh, sắp xếp các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

- Giải thích tính đúng sai của một nhận định

 

Giải thích lí do ta nhìn thấy các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

 

 

Số câu: 4

Sốđiểm:2,0

Tỉ lệ: 20 %

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:1

Sốđiểm:2,0

Tỉ lệ:20%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ: %

Số câu:0,5

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ:10%

Số câu:

Sốđiểm:

Tỉ lệ:..%

Số câu:

Số điểm:

Tỉ lệ:%

Tổng Số câu: 11

Tổng Sốđiểm:10

Tỉ lệ: 100%

 

6 câu

3,0 điểm

30%

3,5 câu

4,5 điểm

45%

1 câu

1,5 điểm

15%

0,5 câu

1,0 điểm

10 %


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay