Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn lịch sử và địa lí 6 cánh diều Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                            Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ...........................                                       

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử Địa lí 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

     Câu 1. Nhân định nào sau đây không đúng về ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí:

  1. Là sự tiếp nối truyền thống đấu tranh kiên cường của người Việt.
  2. Tạo nên bước ngoặt lịch sử cho dân tộc vào đầu thể kỉ X.
  3. Trở thành biểu tượng cho tinh thần đấu tranh anh dũng của người Việt.
  4. Để lại bài học về cách đánh du kích sáng tạo cho lịch sử dân tộc Việt Nam sau này.

     Câu 2. Các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện chính sách đưa người Hán sang sinh sống lâu dài ở nước ta nhằm mục đích:

  1. Nâng cao đời sống văn hóa cho người Việt.
  2. Làm phong phú thêm nền văn hóa cho người Việt.
  3. Đồng hóa về văn hóa đối với người Việt.
  4. Biến nước ta trở thành một bộ phận của lãnh thổ Trung Quốc.

     Câu 3. Điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:

  1. Do sự ủng hộ của nhân dân.
  2. Do sự suy yếu của nhà Đường.
  3. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó.
  4. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước.

     Câu 4. Văn hóa Chăm-pa chịu ảnh hưởng đậm nét của nền văn hóa:

  1. Trung Quốc.
  2. Ai Cập.
  3. Ấn Độ.
  4. Ả Rập.

     Câu 5. Khía cạnh trong văn hóa vật chất của Phù Nam thể hiện những nét đặc trưng của đời sống sống nước:

  1. Xây thành thị ven biển.
  2. Đi lại bằng xe ngựa.
  3. Làm nhà trên kệnh rạch, đi lại bằng ghe thuyền.
  4. Trồng lúa nước.

     Câu 6. Sau khi lên thay cha, Khúc Hạo đã:

  1. Tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
  2. Thi hành luật pháp nghiêm khắc.
  3. Làm theo những chính sách trước kia của Khúc Thừa Dụ.
  4. Chia ruộng đất cho dân nghèo.

     

      Phần Địa lí (1.5 điểm)

Câu 7. Chế độ nước sông là:

  1. Sự lên xuống của nước sông trong ngày do sức hút mặt trời.
  2. Lượng nước chảy qua mặt cắt ngang lòng sông ở một địa điểm.
  3. Dòng chảy của sông trong năm.
  4. Khả năng chứa nước của con sông đó trong một năm.

Câu 8. Ý nào dưới đây không đúng khi nói về sự đa dạng của sinh vật ở biển và đại

dương:

  1. Thực vật chủ yếu là các loài rong, tảo sống gần bờ; động vật rất phong phú và đa dạng.
  2. Môi trường sống ở biển và đại dương ít biến động hơn so với trên đất liền.
  3. Sinh vật sống ở một tầng nhất định của đại dương, đó là vùng biển khơi sâu.
  4. Ước tính động vật, thực vật ở biển và đại dương có khoảng 200 000 loài.

Câu 9. Biển Hồng Hải có độ muối cao là do:

  1. Biển có độ bốc hơi lớn và có nhiều sông đổ vào.
  2. Biển rất ít mưa, độ bốc hơi lớn.
  3. Biển có ít sông chảy vào, độ bốc hơi lớn.
  4. Biển kín, có nguồn nước sông phong phú.

Câu 10. Hoàn thành câu sau: Khí hậu ảnh hưởng . . . tới sự phát triển và phân bố của sinh

vật chủ yếu thông qua nhiệt độ, nước, độ ẩm không khí và ánh sáng.

  1. Nhiều.
  2. Gián tiếp.
  3. Trực tiếp.
  4. Ít.

Câu 11. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân

cư là một tiêu chí để đánh giá

  1. Trình độ dân trí của một quốc gia.
  2. Tình hình dân số của một quốc gia.
  3. Chất lượng cuộc sống của một quốc gia.
  4. Trình độ phát triển của một quốc gia.

Câu 12. Người E-xki-mô sống ở vùng cực Bắc thường mặc đồ bảng da thú, mục đích

chủ yếu là để:

  1. Hợp thời trang.
  2. Theo truyền thống.
  3. Chống lạnh.
  4. Khỏi lãng phí.

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

     Phần Lịch sử (3.5 điểm)

     Câu 1 (2.5 điểm)

  1. Lập bảng hệ thống về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và khởi nghĩa Lý Bí theo gợi ý sau: thời gian bùng nổ, nơi đóng đô của chính quyền tự chủ (nếu có), kết quả, ý nghĩa.
  2. Em có nhận xét gì về tinh thần đấu tranh chống xâm lược của nhân dân ta.

     Câu 2 (1.0 điểm). Nhà sử học Ngô Sĩ Liên đánh giá về vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938: “Mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi”. Em hãy viết một đoạn văn ngắn (7-10 câu) chứng minh cho ý kiến trên.

     Phần Địa lí (3.5 điểm)

   Câu 1 (1.5 điểm).

  1. Hãy mô tả vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất.
  2. Nước trong các sông, hồ có tham gia vào các vòng tuần hoàn lớn của nước không? Vì

sao?

   Câu 2 (2.0 điểm) Em hãy cho biết:

  1. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành đất? Theo em, nhân tố nào là quan trọng nhất? Vì sao?
  2. Kể tên một số loại đất chính ở nước ta.

BÀI LÀM

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

................................................................................................................................................................................

TRƯỜNG THCS ........

 

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022

 MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

         Phần Lịch sử: Từ câu 1 - 6: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

D

A

A

D

C

A

        

 

 

         Phần Địa lí: Từ câu 7 - 12: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

7

8

9

10

11

12

Đáp án

C

C

C

C

C

C

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Phần Lịch sử

Câu 1

a. (HS trình bày theo bảng hệ thống)

- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng:

+ Thời gian bùng nổ: Năm 40.

+ Nơi đóng đô của chính quyền tự chủ: Mê Linh (Hà Nội).

+ Kết quả: giành được quyền tự chủ 3 năm nhưng cuối cùng bị đàn áp.

+ Ý nghĩa: Chứng tỏ tinh thần bất khuất của người Việt, cổ vũ các phong trào khởi nghĩa sau này.

- Khởi nghĩa Lý Bí:

+ Thời gian bùng nổ: Năm 542.

+ Nơi đóng đô của chính quyền tự chủ: Cửa sông Tô Lịch (Hà Nội).

+ Kết quả: Giành được quyền tự chủ, dựng nước Vạn Xuân tồn tại gần 60 năm nhưng cuối cùng cũng bị đàn áp.

+ Ý nghĩa: Để lại nhiều bài học về dựng nước và giữ nước.

b. Nhận xét về tinh thần đấu tranh của nhân dân ta: mạnh mẽ, liên tục, bất khuất của một dân tộc “không chịu cúi đầu”, khiến chính quyền đô hộ của người Hán phải thừa nhận đó là một dân tộc “rất khó cai trị”.

 

 

0.25 điểm

      0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.5 điểm

 

Câu 2

HS viết đoạn văn ngắn (7-10 câu) về vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng “Mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi” theo gợi ý:

- Ngô Quyền là người mưu lược, biết đánh giá thế mạnh - điểm yếu của ta và địch, từ đó đề ra được cách đánh giặc độc đáo - trở thành nghệ thuật quân sự Việt Nam.

- Đây chính là nguyên nhân quan trọng, quyết định chiến thắng. Vì vậy, chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chứng tỏ nhận định “mưu cũng giỏi mà đánh cũng giỏi” rất chính xác.

 

 

 

 

0.5 điểm

 

 

 

0.5 điểm

Phần Địa lí

Câu 4

a. Vòng tuần hoàn của nước trên Trái Đất:

Nước bốc hơi lên cao gặp lạnh ngưng kết thành mây, mây bay vào đất liền nặng hạt tạo thành mưa rơi xuống đất, nước chảy thành sông đổ ra biển hoặc ngấm xuống đất tạo thành nước ngầm rồi chảy ra biển tạo thành vòng tuần hoàn khép kín.

b. Nước trong các sông, hồ có tham gia vào vòng tuần hoàn lớn của nước. Vì tham gia vào các giai đoạn:

- Bốc hơi: nước từ sông, hồ bốc hơi vào khí quyển

- Sông, hồ là nơi chứa nước mưa

- Nước sông, hồ, chảy ra biển, hoặc ngấm xuống đất thành nước ngầm.

 

 

0.5 điểm

 

 

 

      0.25 điểm

      0.25 điểm

      0.25 điểm

 

      0.25 điểm

Câu 5

a. Có nhiều nhân tố tham gia vào việc hình thành đất:

+ Đá mẹ

+ Khí hậu

+ Sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất.

+ Địa hình (địa hình dốc hay bằng phẳng liên quan tới tầng đất dày hay mỏng)

+ Thời gian

Trong đó quan trọng nhất là đá mẹ, khí hậu và sinh vật vì:

+ Tất cả các loại đất đều được hình thành từ những sản phẩm phong hoá đá mẹ

+ Khí hậu có ảnh rất lớn đến quá trình phong hoá, từ đó đất được hình thành. Có sự phân hoá rõ rệt các nhóm đất theo các đới khí hậu trên Trái Đất.

+ Sinh vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất

 

b. Mội số loại đất chính ở nước ta là: Đất fe-ra-lit, đất phù sa sông, đất mặn, đất cát biển.

 

0.15 điểm

0.15 điểm

0.15 điểm

0.15 điểm

 

0.15 điểm

      0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

 

0.25 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

 

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập, tự chủ (từ đầu Công nguyên đến trước thế kỉ X)

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.75

Tỉ lệ: 27.5%

 

 

Ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lý Bí

Lập bảng hệ thống về cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Lý Bí

 

Nhận xét tinh thần đấu tranh của nhân dân ta

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Số câu: 0.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

Chủ đề 2:

Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Giữ gìn văn hóa dân tộc

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3:

Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X

 

Số câu: 3

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

Khúc Thừa Dụ gây dựng nền tự chủ; Cải cách của Khúc Hạo

 

 

 

 

 

 

Vai trò của Ngô Quyền trong chiến thắng Bạch Đằng

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 4:

Vương quốc Chăm-pa

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Văn hóa Chăm-pa

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 5:

Vương quốc Phù Nam

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Nét đặc trưng trong văn hóa sông nước của cư dân Phù Nam

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Chủ đề 6:

Các thành phần chủ yếu của thủy quyển. Tuần hoàn nước trên Trái Đất

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.5

Tỉ lệ: 15%

 

Vòng tuần hoàn của nước

 

Vòng tuần hoàn của nước

 

 

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

 

Chủ đề 7:

Sông. Nước ngầm và băng hà

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Chế độ nước sông

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 8:

Biển và đại dương. Một số đặc điểm của môi trường biển

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Độ muối của biển Hồng Hải

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Chủ đề 9:

Lớp đất trên Trái Đất

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

Các nhân tố hình thành đất

 

Các loại đất chính ở nước ta

 

 

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 1.75

Tỉ lệ: 17.5%

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Chủ đề 10:

Sự da dạng của thế giới sinh vật. Các đới thiên nhiên trên Trái Đất. Rừng nhiệt đới

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Ảnh hưởng của khí hậu đến sự phân bố sinh vật trên Trái Đất

 

Sự đa dạng của sinh vật ở biển và đại dương

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 11:

Dân số thế giới. Sự phân bố dân cư thế giới. Các thành phố lớn trên thế giới

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Cơ cấu dân số

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 12:

Con người và thiên nhĩên

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Trang phục của người E-xki-mô

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Tổng số câu: 16

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

5.5

1.75

17.5%

 

5.5

5.75

57.5%

 

4.0

1.5

15%

 

1.0

1.0

  10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay