Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra cuối học kì 2 môn vật lí 6 cánh diều Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Click vào ảnh dưới đây để xem rõ

Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều
Đề kiểm tra cuối kì 2 vật lí 6 cánh diều

Một số tài liệu quan tâm khác


PHÒNG GD & ĐT ……..                                               Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……..                                                 Chữ kí GT2: ...........................                                        

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Vật lý 6 – Cánh diều              

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp: ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT: …………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

Câu 1. Trong các nhận định nào sau đây, phát triển nào là đúng:

  1. Trái Đất đứng yên trong không gian, Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất một vòng hết một ngày đêm.
  2. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía đông sang phía tây cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  3. Trái Đất quay xung quanh trục của nó từ phía tây sang phía đông cho nên chúng ta nhìn thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày.
  4. Mặt Trời mọc lên ở phía tây vào lúc sáng sớm, lên cao dần và lặn ở phía đông lúc chiều tối.

Câu 2. Trái Đất có hiện tượng ngày và đêm luân phiên là do:

  1. Mặt trời mọc ở đằng đông, lặn ở đằng Tây
  2. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ Tây sang Đông
  3. Trái đất tự quay quanh trục của nó theo hướng từ đông sang tây
  4. Mặt trời chuyển động từ đông sang tây

Câu 3. Chúng ta nhìn thấy Trăng tròn khi:

  1. Toàn bộ phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
  2. Một nửa phần được chiếu sáng của Mặt Trăng hướng về Trái Đất
  3. Toàn bộ Mặt Trăng được Mặt Trời chiếu sáng
  4. Mặt Trăng ở khoảng giữa Trái Đất và Mặt Trời

Câu 4. Ban đêm nhìn thấy mặt trăng vì:

  1. Mặt trăng phát ra ánh sáng
  2. mặt trăng là vệ tinh của trái đất
  3. mặt trăng là một ngôi sao
  4. mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời

Câu 5. Khoảng thời gian mỗi ngày – đêm trên Trái Đất là bao lâu? Khoảng thời gian đó thể hiện điều gì?

  1. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  2. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 24h, đó chính là thời gian trái đất tự quay quanh trục được một vòng.
  3. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 12h, đó chính là thời gian trái đất quay quanh Mặt Trời
  4. khoảng thời gian mỗi ngày - đêm trên trái đất là 22h, đó chính là thời gian mặt trời quay quanh trái đất.

Câu 6. Hành tinh nào xếp thứ ba kể từ Mặt Trời?

  1. Trái Đất
  2. Thủy Tinh.
  3. Kim Tinh.
  4. Hỏa Tinh.

Câu 7. Hệ Mặt Trời cách Ngân Hà khoảng:

  1. 230 năm ánh sáng
  2. 260000 năm ánh sáng
  3. 26000 năm ánh sáng
  4. 230000 năm ánh sáng

Câu 8. Nếu như em đứng trên Hải vương tinh, em sẽ nhìn thấy Mặt trời như thế nào so với khi đứng ở Trái Đất?

  1. Lớn hơn
  2. Nhỏ hơn
  3. Bằng nhau
  4. Có lúc lớn hơn, có lúc nhỏ hơn.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1: (2,0 điểm)

  1. Em hãy mô tả vị tí của Trái Đất trong Ngân Hà.
  2. Tại sao chúng ta có thể nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời?

Câu 2: (3,0 điểm)

Các nhà thơ đều sử dụng hình ảnh ánh trăng tròn trong các tác phẩm của mình như “trăng cứ tròn vành vạnh”, “trăng tròn như mắt cá”, “trăng tròn như cái đĩa”. Có phải mặt trăng chỉ có hình tròn hay không? Em hãy nêu các hình dạng của Mặt Trăng khi em nhìn thấy từ Trái Đất?

Câu 3: (1,0 điểm)

Giả sử em bị lạc trong rừng. Nếu em quan sát được Mặt Trời và có đồng hồ để xác định thời gian. Em hãy đề xuất phương án xác định phương hướng.

 

TRƯỜNG THCS ….....

             

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ II (2021 – 2022)

MÔN VẬT LÝ 6 – CÁNH DIỀU

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
  • Mỗi câu trả lời đúng được 0,5 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án đúng

C

B

A

D

B

A

C

B

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (6,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(2,0 điểm)

a.

- Trái Đất là hành tinh thuộc hệ Mặt Trời.

- Hệ Mặt Trời nằm ở rìa của một vòng xoắn của Ngân Hà.

- Hệ Mặt Trời cách tâm của Ngân Hà khoảng 26 000 năm ánh sáng.

- Ngân Hà là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ.

b. Ta nhìn thấy các hành tinh trong hệ Mặt Trời vì:

- Mặt Trời là một ngôi sao lớn, tự phát sáng. Các hành tinh quay quanh Mặt trời theo quỹ đạo riêng của nó nên các hành tinh đều nhận được ánh sáng Mặt Trời.

- Vì vậy, ta nhìn thấy các hành tinh do có ánh sáng phản chiếu từ các hành tinh đó tới mắt ta khi quan sát qua các dụng cụ hỗ trợ hiện đại.

 

0,25 điểm

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,25 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

 

 

0,5 điểm

 

Câu 2

(3,0 điểm)

- Không phải Mặt Trăng lúc nào cũng hình tròn. Chúng ta thấy Mặt Trăng vì nó phản chiếu ánh sáng từ Mặt Trời.

- Hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là phần bề mặt của Mặt Trăng được nhìn thấy khi quan sát từ Trái Đất.

- Mỗi thời điểm, phần bề mặt Mặt Trăng hướng về Trái Đất được Mặt Trời chiếu sáng có diện tích khác nhau nên ta thấy hình dạng Mặt Trăng là khác nhau.

- Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng là: Trăng tròn, Trăng khuyết, Trăng bán nguyệt, Trăng lưỡi liềm, không Trăng.

- Có những ngày, ta thấy Mặt Trăng tròn, nhưng cũng có ngày ta lại dường như không thấy Mặt Trăng.

- Từ ngày không trăng đến ngày trăng tròn là khoảng hai tuần. Sau hai tuần tiếp theo, lại đến ngày không trăng. Như vậy, từ ngày không trăng qua ngày trăng tròn, đến ngày không trăng tiếp theo hết khoảng một tháng.

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

0,5 điểm

 

 

Câu 3

(1,0 điểm)

 - Dựa vào đồng hồ ta sẽ xác định được lúc đó là buổi sáng hay buổi chiều.

- Sau đó dựa vào bóng của mình hoặc cây cối trong rừng trên mặt đất ta sẽ xác định được phương hướng. Hướng của bóng cây sẽ là hướng tây nếu lúc đó là buổi sáng và sẽ là hướng đông nếu lúc đó là buổi chiều

0,5 điểm

 

0,5 điểm

 

 

 

TRƯỜNG THCS .........

 

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II

MÔN VẬT LÝ 6 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2021 - 2022

     

            CẤP

 

ĐỘ

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1

Hiện tượng mọc và lặn của mặt trời

 

 

 

 

 

 

Số câu: 3

Số điểm: 2,0

Tỉ lệ: 20%

- Trái Đất quay xung quanh trục của nó.

 

- Giải thích hiện tượng ngày và đêm trên Trái đất.

 

 

 

 

- Phương án xác định phương hướng khi lạc trong rừng

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

 

Số câu: 1,0

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 2

Các hình dạng nhìn thấy của Mặt trăng

 

 

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 4,5

Tỉ lệ: 45%

- Khi nào chúng ta nhìn thấy trăng tròn

- Các hình dạng của Mặt trăng khi nhìn từ trái đất

- Giải thích hiện tượng ban đêm nhìn thấy mặt trăng

 

- Khoảng thời gian ngày đêm trên trái đất

 

 

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu:1,0

Sốđiểm:3,0

Tỉ lệ: 30%

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

 

 

Chủ đề 3

Hệ Mặt Trời và Ngân hà

 

 

 

 

 

 

Số câu: 4

Số điểm: 3,5

Tỉ lệ: 35%

- Các hành tinh trong hệ mặt trời

 

- Khoảng cách giữa hệ mặt trời và ngân hà

- Mô tả vị trí của Trái Đất trong ngân hà.

- So sánh khoảng cách nhìn thấy Mặt trời khi đứng trên Hải Vương tinh so với đứng trên trái đất

- Tại sao có thể nhìn thấy các hành tinh trong hệ mặt trời

 

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

 

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

Số câu:1,0

Sốđiểm:0,5

Tỉ lệ: 5%

Số câu: 0,5

Sốđiểm:1,0

Tỉ lệ: 10%

 

 

Tổng

Số câu: 11

Tổng Sốđiểm: 10

Tỉ lệ: 100%

4,0 câu

4,5 điểm

45%

3,5 câu

2,5 điểm

25%

2,5 câu

2,0 điểm

20%

1,0 câu

1,0 điểm

10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Khoa học tự nhiên 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay