Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo

Giáo án powerpoint hay còn gọi là giáo án điện tử, bài giảng điện tử, giáo án trình chiếu. Dưới đây là bộ giáo án powerpoint Vật lí 6 sách chân trời sáng tạo . Giáo án được thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập cho học sinh. Với tài liệu này, hi vọng việc dạy môn Vật lí 6 Chân trời sáng tạo của thầy cô sẽ nhẹ nhàng hơn

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo

Một số tài liệu quan tâm khác


1. VỀ BỘ SÁCH:

  • Vật lí nằm trong bộ khoa học tự nhiên 6 chân trời sáng tạo- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. Sách do Cao Cự Giác (Tổng Chủ biên kiêm Chủ biên). Cùng các cộng sự Phạm Thị Hương - Trần Thị Kim Ngân - Nguyễn Thị Nhị - Trần Ngọc Thắng.

2. GIÁO ÁN POWERPOINT BAO GỒM ĐỦ CÁC BÀI TRONG KHTN 6 - CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Mở đầu

  • Bài 1: giới thiệu về khoa học tự nhiên
  • Bài 2: các lĩnh vực chủ yếu của khoa học tự nhiên
  • Bài 3: quy định an toàn cho phòng thực hành. Giới thiệu một số dụng cụ đo- sử dụng kính lúp và kính hiển vi quang học

Chủ đề 1: các phép đo

  • Bài 4: đo chiều dài
  • Bài 5: đo khối lượng
  • Bài 6: đo thời gian
  • Bài 7: thang nhiệt độ celsius. Đo nhiệt độ

Chủ đề 9: lực

  • Bài 35: lực và biểu diễn của lực
  • Bài 36: tác dụng của lực
  • Bài 37: lực hấp dẫn và trọng lượng
  • Bài 38: lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc
  • Bài 39: biến dạng của lò xo. Phép đo lực
  • Bài 40: lực ma sát

Chủ đề 10: năng lượng và cuộc sống

  • Bài 41: năng lượng 150
  • Bài 42: bảo toàn năng lượng và sử dụng năng lượng

Chủ đề 11: trái đất và bầu trời 180

  • Bài 43: chuyển động nhìn thấy của mặt trời
  • Bài 44: chuyển động nhìn thấy của mặt trăng
  • Bài 45: hệ mặt trời và ngân hà

3. GIÁO ÁN WORD BÀI

Ngày soạn:.../..../.....

Ngày dạy: :.../..../.....

CHỦ ĐỀ 1: CÁC PHÉP ĐO

BÀI 4: ĐO CHIỀU DÀI

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

- Sau khi học xong bài này, HS:

  • Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thế cảm nhận sai về kích thước các vật.
  • Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật.
  • Xác định được tắm quan trọng của việc ước lượng chiếu dài trước khi đo; ước lượng được chiều dài của vật trong một số trường hợp đơn giản.
  • Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiếu dài băng thước và nêu được cách khắc phục thao tác sai đó.
  • Đo được chiều dài của một vật bằng thước.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự học theo hướng dẫn của GV các nội dụng về đo chiều dài
  • Giao tiếp và hợp tác: Thành lập nhóm theo đúng yêu cầu, nhanh và đảm bảo trật tự; Thảo luận với các thành viên trong nhóm để hoàn thành nhiệm vụ học tập; Khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện và nêu được tình huống có vấn để trong đo chiều dài của vật.

- Năng lực khoa học tự nhiên

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Nêu được cách đo, đơn vị đo và dụng cụ thường dùng để đo chiều dài của một vật; Nêu được tầm quan trọng của việc ước lượng trước khi đo chiều dài trong một số trường hợp đơn giản
  • Tim hiểu tự nhiên: Chỉ ra được một số thao tác sai khi đo chiều dài và nêu dược cách khắc phục thao tác sai đó; Lấy được ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai một số hiện tượng về chiều dài của các vật
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đo được chiếu dài của một vật bảng thước.
  1. Phẩm chất
  • Khách quan, trung thực trong thu thập và xử Íí số liệu, viết và nói đúng với kết quả thu thập khi thực hiện phép đo chiều dài
  • Kiên trì, tỉ mi, cần thận trong quá trình quan sát, thu thập và xử lí số liệu, có ý chí vượt qua khó khăn khi thực hiện các nhiệm vụ học tập vận dụng, mở rộng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:
  • Chuẩn bị các dụng cụ đo chiều dài ( thước kẻ, thước cuộn, thước dây, thước keo, thước kẹp...)
  • Máy chiếu, slide bài giảng,.....

2 . Đối với học sinh : vở ghi, sgk, đồ dùng học tập và chuẩn bị từ trước

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
  2. Mục tiêu: Tạo hứng khởi cho học trước khi tìm hiểu nội dung chính của bài
  3. Nội dung: HS quan sát SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  4. Sản phẩm: Từ bài HS vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi GV đưa ra.
  5. Tổ chức thực hiện:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Giải câu đố nhanh:

Cái gì thẳng ruột đầu vuông

Thân chia nhiều đốt rất mau rất đều

( Là cái gì?)

- Sau khi HS trả lời đúng đáp án: cái thước, GV dẫn dắt:

Vì sao khi đo chiều dài của sân trường người ta thường dùng thước cuộn hoặc thước dây, còn trong quá trình học tập các em lại thường sử dụng thước kẻ để đo? Ở bài 4 này chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đo chiều dài như thế nào, xác định được tầm quan trọng của việc ước lượng chiều dài trước khi đo,…..

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
  2. ĐƠN VỊ VÀ DỤNG CỤ ĐO CHIỀU DÀI

Hoạt động 1: Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

  1. Mục tiêu: HS nêu được cảm nhận của mình về kích thước các vật bằng giác quan
  2. Nội dung: HS quan sát hình 4.1 về chiều dài hai đoạn thẳng AB,CD để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm:

HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra

  1. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS quan sát hìn 4.1 ( dùng ảnh phòng to hoặc trình chiếu slide) và hướng dẫn HS thảo luận nội dung 1,2 trong SGK:

1. Cảm nhận của em về chiều dài đoạn thẳng AB so với chiều dài đoạn thẳng CD trong hình 4.1 như thế nào?

2. Hãy ước lượng chiều dài hai đoạn thẳng đó. Muốn biết kết quả ước lượng có chính xác không ta phải làm như thế nào?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS thao r luận và đưa ra câu trả lời lần lượt cho từng câu hòi

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ HS: nêu ước lượng của bản thân về chiều dài của các đoạn thẳng.

+ HS: nêu ước lượng cảu bản thân về chiều dài của đoạn thẳng

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, kết luận muốn biết kết quả ước lượng đó có chính xác hay không, ta cần phải thực hiện phép đo chiều dài của các đoạn thẳng.

1. Đơn vị và dụng cụ đo chiều dài

a. Cảm nhận và ước lượng chiều dài của vật

- Chiều dài đoạn thẳng AB ngắn hơn chiều dài đoạn thẳng CD

- Ước lượng: chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm, chiều dài đoạn thẳng AB = 1.9cm.

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

  1. a) Mục tiêu: HS nêu được các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre mà ta thường gặp
  2. Nội dung: HS quan sát, đọc thông tin sgk để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
  3. Sản phẩm: HS đưa ra được câu trả lời phù hợp với câu hỏi GV đưa ra
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV sử dụng kĩ thuật động não. GV yêu cầu HS nêu đơn vị đo độ dài từ môn toán học mà em đã được học

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

+ HS: đọc thông tin SGK trau dồi vốn kiến thức

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

+ Một HS phát biểu trả lời câu hòi, HS còn lại nghe và nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá về thái độ, quá trình làm việc, kết quả hoạt động và chốt kiến thức.

b. Tìm hiểu về đơn vị đo chiều dài

Đơn vị đo chiều dài trong hệ thống đo lường chính thức của nước ta hiện nay là mét (metre) kí hiệu m.

Các ước số và bội số thập phân của đơn vị metre ta thường gặp là kilometre (km), decimetre (dm), centimetre (cm) và milimetre(mm),…..

Hoạt động 3: Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

  1. Mục tiêu: HS nhận ra được các dụng cụ đo chiều dài thường gặp.
  2. Nội dung: HS đọc và quan sát SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và hiểu về dụng cụ đo chiều dài
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, HS thảo luận nhóm với nhau rồi đại diện nhóm trả lời câu hỏi 3:

Kể tên những loại thước đo chiều dài mà em biết. Tại sao người ta lại sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau như vậy?

Sau đó GV yêu cầu HS cho biết GHĐ và ĐCNN của thước ở hình 4.2a và thước kẻ mà em đang sử dụng:

 

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động thảo luận nhóm, ghi lại kết quả thảo luận

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gv gọi 1 HS đại diện các nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe, nhận xét, đánh giá

c. Tìm hiểu về dụng cụ đo chiều dài

Những dụng cụ đo chiều dài thông dụng: Thước dây, thước cuộn, thước mét, ...

Người ta sản xuất ra nhiều loại thước khác nhau để thực hiện phép đo chiều dài của các vật được chính xác. Dựa vào chiều dài của vặt cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp. Ví dụ thước kẻ thường dùng để đo chiều dài của quyển sách, thước dây để đo chiều dài cánh cửa, thước kẹp do đường kính của viên bị,...

Để đo chiều dài một vật, người ta có thể dùng thước. Trên một số loại thước thông thường có ghi GHĐ và ĐCNN

- GHĐ của thước là chiều dài lớn nhất ghi trên thước

- ĐCNN của thước là chiều dài giữa hai vạch chia liên tiếp trên thước.

Thước ở hình 4.2a có GHĐ là 20 cm, ĐCNN là 1mm

  1. THỰC HÀNH ĐO CHIỀU DÀI

Hoạt động 4: Lựa chọn thước đo phù hợp

  1. Mục tiêu: HS biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp.
  2. Nội dung: HS đọc và quan sát SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và hiểu về dụng cụ đo chiều dài
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv tổ chức chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo thảo luận nội dung 4 trong SGK và trả lời câu hỏi:

?4: Quan sát hình 4.3 và cho biết cách đo chiều dài trong trường hợp nào nhanh và cho kết quả chính xác hơn? Tại sao?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động thảo luận nhóm đôi, ghi lại kết quả thảo luận

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gv gọi 1 HS đại diện các nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe, nhận xét, đánh giá

2. Thực hành đo chiều dài

a. Lựa chọn thước đo phù hợp

Lựa chọn thước đo có GHĐ và DCNN phù hợp để đo kết quả chính xác khi ước lượng chiều dài của vật

Để ước lượng chiều dài của một vật ta có thể dựa vào chiều dài của một vật đã biết.

VD: ước lượng chiều dàu của ngôi nhà bằng cách đếm những viên gạch lát sàn và dựa vào kích thước của vật đó

?4: Các thực hiện phép đo ở hình a nhanh và cho kết quả chính xác hơn ở hình b vì hình b giới hạn đo của thước nhỏ hơn chiều dài của bàn

Hoạt động 5 : Tìm hiểu các thao tác đúng khi đi chiều dài

  1. Mục tiêu: HS biết được ước lượng chiều dài cần đo để lựa chọn thước đo phù hợp.
  2. Nội dung: HS đọc và quan sát SGK và hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và hiểu về dụng cụ đo chiều dài
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Gv tổ chức chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo thảo luận nội dung 4 trong SGK và trả lời câu hỏi:

?5: Quan sát hình 4.4 và cho biết cách đặt thước để đo chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

? 6: Quan sát hình 4.5 và cho biết cách đặt mắt để đọc chiều dài bút chì như thế nào là đúng?

? 7: Quan sát hình 4.6 và cho biết kết quả đo chiều dài bút chì tương ứng ở các hình là bao nhiêu?

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động thảo luận nhóm đôi, ghi lại kết quả thảo luận

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gv gọi 1 HS đại diện các nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe, nhận xét, đánh giá

b. Tìm hiểu các thao tác đúng khi đó chiều dài

Khi đo chiểu đải của mội vật bằng thước, ta cần thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Ước lượng chiều dài của vật cần đo.

+ Bước 2: Chọn thước đo có GHP và DCNN phủ hợp.

+ Bước 3: Đặt thước đo đúng cách.

+ Bước 4: Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiếu dài của vật cẩn đo theo giá trị của vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.

Bước 5: Ghi kết quả đo theo đơn vị ĐCNN cho mỗi lần đo.

?5: Hình c đúng.

?6: Hình c đúng

?7:

a. 6,8 cm

b. 7,0 cm

 

Hoạt động 6: Đo kết quả bằng thước

  1. Mục tiêu: HS thực hành phép đo chiều dài của bàn học và quyển SGK KHTN 6
  2. Nội dung: HS đọc và thực hành hoàn thành nhiệm vụ GV giao
  3. Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức và hiểu về dụng cụ đo chiều dài
  4. Tổ chức thực hiện:

Hoạt động của GV và HS

Sản phẩm dự kiến

- Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chia lớp thành các nhóm theo bàn ngồi, hướng dẫn các nhóm HS thực hành phép đo và thảo luận nội dung 8 trong SGK

? 8: Đo chiều dài của bàn học và chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6 của em. Sau đó hoàn thành theo mẫu bảng 4.2 vào phiếu PHT1

Sau đó HS hãy đo chiều dài đoạn thẳng AB và CD trong hình 4.1. Từ kết quả đo được em rút ra nhận xét gì?

+ Lấy ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật

- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS hoạt động thảo luận nhóm đôi, ghi lại kết quả thảo luận

- Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

Gv gọi 1 HS đại diện các nhóm trả lời, các nhóm còn lại nhận xét

- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nghe, nhận xét, đánh giá

c. Đo chiều dài bằng thước

Dụng cụ: Các loại thước, bàn học, quyển sách Khoa học tự nhiên 6.

Tiến hành đo:

+ Ước lượng chiều dài bàn học, chiều dài của quyển sách Khoa học tự nhiên 6;

+ Lựa chọn thước đo phù hợp;

+ Đặt thước đo dọc theo chiều dài vật, vạch số 0 của thước ngang với một đầu của bàn, quyển sách;

+ Đặt mắt vuông góc với thước, đọc giá trị chiều dài của bàn, quyến sách theo giá trị của vạch chia trên thước gần nhất với đầu kia của bàn, quyển sách;

* HĐ:

Chiều dài đoạn thẳng AB = 2cm và chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Nhận xét: Chiều dài đoạn thẳng AB = chiều dài đoạn thẳng CD = 2cm

Ví dụ chứng tỏ giác quan của chúng ta có thể cảm nhận sai về kích thước các vật:

Khi quan sát các cột đèn thường tại một vị trí nào đó trên đường ta thấy chiều cao của các cột đền đường khác nhau, cột gần nhất cao nhất, cột xa nhất ngắn nhất. Trong thực tế, chiều cao cảu các cột đèn đường là như nhau. Như vật khi cảm nhận kích thước của một vật bằng giác quan thì có thể cảm nhận sai

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu : Học sinh củng cố lại kiến thức.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

- Gv yêu cầu HS hoàn hiện các bài tập 1,2,3,4 ở phần Bài tập :

Câu 1. Lấy ví dụ vé một loại thước đo chiếu đài mà em biết và đọc GHĐ, ĐCNN của thước đó.

Câu 2. Một thước thẳng có 101 vạch chia thành 100 khoảng đều nhau, vạch đấu tiền ghi số 0, vạch cuối cùng ghi số 100 kẽm theo đơn vị cm. Thông tín đúng của thước là :

  1. GHĐ và ĐCNN là 100 cm và 1cm.

B.GHĐ và ĐCNN là 101 cm và 1 cm.

  1. GHÐ và ĐCNN là 100cm và 1 mm.

D.GHÐ và ĐCNN là 100 cm và 1 mm.

Câu 3. Hãy ước lượng chiều dải lớp học. lựa chọn thước do phù hợp để đo chiều dài lớp học rói so sánh kết quả đo được với chiều dài ước lượng bạn đấu của em.

 

Câu 4. Hãy tìm cách đơn giản có thể đo gần đúng chiều đài quảng đường từ cổng trường vào lớp học của em.

- HS có thể trao đổi cùng bạn cùng bàn để hoàn thành bài tập

- Sau đó Gv gọi HS đưa ra câu trả lời, nhận xét đánh giá :

Câu 1. HS có thể lấy ví dụ về các loại thước đo mà các em thường dùng.

Câu 2. Đáp án A.

Câu 3. Thực hiện ước lượng chiều đài lớp học và lựa chọn thước phù hợp.

Câu 4. Bước đi đều và đếm số bước chân đi được từ nhà đến trường n. Đo chiều dài của một bước chân l. Khi đó khoảng cách gần đúng từ nhà đến trường là :

n x l

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu : Học sinh được củng cố lại kiến thức thông qua bài tập ứng dụng.
  3. Nội dung : HS sử dụng SGK và vận dụng kiến thức đã học để trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm : HS làm các bài tập
  5. Tổ chức thực hiện:

GV yêu cầu HS thực hiện mô tả các đo và tiến hành đo chiều cao của hai bạn trong lớp em

HS nghe và thực hành cùng bạn cùng bàn

Gợi ý:

Mô tả cách đo: Đo lấn lượt chiều cao của từng bạn theo các bước sau:

+ Bạn cần đứng thẳng.

+ Ước lượng chiều cao của bạn.

+ Chọn thước đo phù hợp (thước dây hoặc thước cuộn).

+ Đặt thước đo đúng cách: đặt đầu số 0 sát mặt đất, căng dây thẳng theo phương vuông góc với đất.

+ Đặt mắt đúng cách.

+ Đọc và ghi kết quả đo vào bảng.

- Hoàn thành bảng ở PHT 2

  1. KẾ HOẠCH ĐÁNH GIÁ

Hình thức đánh giá

Phương pháp

đánh giá

Công cụ đánh giá

Ghi Chú

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Gắn với thực tế

- Tạo cơ hội thực hành cho người học

- Sự đa dạng, đáp ứng các phong cách học khác nhau của người học

- Hấp dẫn, sinh động

- Thu hút được sự tham gia tích cực của người học

- Phù hợp với mục tiêu, nội dung

- Báo cáo thực hiện công việc.

- Phiếu học tập 1,2

- Hệ thống câu hỏi và bài tập

- Trao đổi, thảo luận

 
  1. HỒ SƠ DẠY HỌC (Đính kèm các phiếu học tập/bảng kiểm....)

PHIẾU HỌC TẬP 1

Họ tên:………………………………………………………………………

Nhóm: ………………………………………………………………………

Lớp: …………………………………………………………………………

Kết quả đo chiều dài

Vật cần đo

Chiều dài ước lượng (cm)

Chọn dụng cụ đo chiều dài

Kết quả đo ( cm)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1: l1

Lần 2: l2

Lần 3: l3

l=

Chiều dài bàn học của em

        

Chiều dài quyển sách

        

 

 

PHIẾU HỌC TẬP 2

Họ tên:………………………………………………………………………

Nhóm: ………………………………………………………………………

Lớp: …………………………………………………………………………

Kết quả đo chiều cao của hai bạn

Vật cần đo

Chiều dài ước lượng (cm)

Chọn dụng cụ đo chiều dài

Kết quả đo ( cm)

Tên dụng cụ đo

GHĐ

ĐCNN

Lần 1: l1

Lần 2: l2

Lần 3: l3

l=

Bạn 1

        

Bạn 2

        
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint vật lí 6 chân trời sáng tạo

Thông tin giáo án powerpoint:

  • Giáo án khi tải về là giáo án powerpoint có đầy đủ kì I + kì II
  • Giáo án thiết kế theo phong cách hiện đại, đẹp mắt tạo hứng thú học tập cho học sinh
  • Khi đặt sẽ bàn giao đủ cả năm ngay và luôn

Phí giáo án:

  • Với toán, văn: 400k. KHTN: 500k
  • Với các môn còn lại: 300k

Cách đặt giáo án:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án powerpoint Vật lí 6 chân trời sáng tạo, GA trình Vật lí 6 Chân trời sáng tạo, GA điện tử Vật lí 6 CTST

Tài liệu giảng dạy môn Vật lí THCS

Giáo án word lớp 6 chân trời sáng tạo

Giáo án Powerpoint 6 chân trời sáng tạo

Tài liệu quan tâm

Cùng chủ đề

Chat hỗ trợ
Chat ngay