Đề kiểm tra giữa kì 2 lịch sử và địa lí 6 cánh diều

Ma trận đề thi, đề kiểm tra giữa học kì 2 môn lịch sử và địa lí 6 cánh diều. Cấu trúc của đề thi gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu gôm nhiều đề để giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh những chỗ cần thiết. Hi vọng bộ đề thi toán 6 cánh diều này giúp ích được cho thầy cô.

Một số tài liệu quan tâm khác


 

PHÒNG GD & ĐT ……..                                                           Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THCS……..                                                              Chữ kí GT2: ..........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 - 2022

Môn: Lịch sử Địa lí 6             

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….Phòng KT:…………..

Mã phách

 

Điểm bằng số

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN TRẮC NGHIỆM (3.0 điểm)

     Phần Lịch sử (2.0 điểm)

 Câu 1. Nông dân bị mất ruộng, trở nên nghèo túng, phải nhận ruông của địa chủ để cày cấy gọi là:

  1. Nông dân tự canh.
  2. Nông dân lĩnh canh.
  3. Nông dân làm thuê.
  4. Nông nô.

Câu 2. Nhà nước Hy Lạp cổ đại được tổ chức theo kiểu:

  1. Nhà nước cộng hòa.
  2. Nhà nước thành bang.
  3. Nhà nước quân chủ chuyên chế.
  4. Nhà nước phong kiến.

Câu 3. Đông Nam Á là quê hương của loại cây trồng:

  1. Cây lúa.
  2. Cây gia vị.
  3. Cây lúa nước
  4. Cây lương thực.

Câu 4. Tác động của quá trình giao lưu thương mại ở Đông Nam Á trước thế kỉ X đã làm xuất hiện các:

  1. Thương cảng.
  2. Thành phố hiện đại.
  3. Công trường thủ công.
  4. Trung tâm văn hóa.

Câu 5. Nhận định nào dưới đây không đúng về Nhà nước Văn Lang:

  1. Hùng Vương là người nắm mọi quyền hành.
  2. Nhà nước Văn Lang đã có luật pháp và quân đội riêng nhưng còn lỏng lẻo và sơ khai.
  3. Khi có chiến tranh, Vua Hùng cùng các Lạc tướng tập hợp trai tráng ở khắp các chiềng, chạ cùng chiến đấu.
  4. Hùng Vương chia đất nước làm 15 bộ, dưới bộ là các chiềng, chạ.

 Câu 6. Trong thời kì Bắc thuộc, đứng đầu các làng xã là:

  1. Viên thứ sử người Hán.
  2. Viên Thái thú người Hán.
  3. Tiết độ sứ người Việt.
  4. Hào trưởng người Việt.

Câu 7. Câu nói “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến truyền thuyết:

  1. Mị Châu - Trọng Thuỷ.
  2. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh.
  3. Cây tre trăm đốt.
  4. Rùa vàng (Rùa Thần).

Câu 8. Nơi khởi sinh nền văn minh La Mã là:

  1. Khu vực Địa Trung Hải.
  2. Nam bán đảo Ban Căng.
  3. I-ta-li-a.
  4. Miền đất ven bờ Tiểu Á.

Phần Địa lí (1.0 điểm)

Câu 9. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  1. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  2. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
  3. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  4. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 10. Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên là:

  1. Bề mặt địa hình tương đối bằng phẳng hoặc gợn sóng.
  2. Có hình thái đỉnh tròn, sườn thoải và thung lũng rộng.
  3. Độ cao tuyệt đối khoảng 200m so với mực nước biển.
  4. A và B đều đúng.

Câu 11. Nguyên nhân sinh ra gió là do:

  1. Sự hoạt động của hoàn lưu khí quyển.
  2. Sự phân bố xem kẽn của các đai áp.
  3. Sự tác động của con người.
  4. Sức hút của trọng lực Trái Đất.

Câu 12. “Khí hậu của một nơi là sự......... tình hình thời tiết ở nơi nào đó, trong một thời gian dài, từ năm nay này qua năm khác và đã trở thành quy luật”. Điền vào chỗ chấm?

  1. Lặp đi lặp lại.
  2. Thay đổi.
  3. Biến chuyển.
  4. Chuyển đổi.

PHẦN TỰ LUẬN (7.0 điểm)

Phần Lịch sử (4.0 điểm)

Câu 1 (2.5 điểm). Trình bày tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X.

Câu 2 (1.0 điểm). Em hãy cho biết ý nghĩa của một số từ khóa sau: Hoàng Hà, Khổng Tử, Kinh thi, nông dân lĩnh canh.

Câu 3 (0.5 điểm). Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng nào từ thời Văn Lang còn được người lưu giữ?

Phần Địa lí (3.0 điểm)

Câu 4 (2.0 điểm). Động đất là gì? Nguyên nhân sinh ra động đất? Em hãy nêu hậu quả của các trận động đất?

Câu 5 (1.0 điểm).

  1. Tại sao tăng điện tích cây xanh và rừng có thể giảm nhẹ biến đổi khí hậu?
  2. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy giải thích hiện tượng hiệu ứng nhà kính.

 

 

TRƯỜNG THCS ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

NĂM HỌC 2021 – 2022       MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (0 điểm)

Phần Lịch sử: Từ câu 1 – 8, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

1

2

3

4

5

6

7

8

Đáp án

B

B

C

A

B

D

A

C

Phần Địa lí: Từ câu 9 – 12, mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu

9

10

11

12

Đáp án

B

A

B

A

B. PHẦN TỰ LUẬN (0 điểm)

Câu

Đáp án

Điểm

Phần Lịch sử

Câu 1

- Tác động của quá trình giao lưu văn hóa đến các vương quốc cổ ở Đông Nam Á từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X:

+ Về tôn giáo: Phật giáo và Hin-đu giáo của Ấn Độ đã theo chân các nhà buôn, nhà truyền giáo vào Đông Nam Á hoà nhập với tín ngưỡng dân gian của cư dân bản địa.

+ Về chữ viết và văn học:

• Tiếp thu hệ thống chữ cổ của Ấn Độ, cư dân Đông Nam Á đã sáng tạo ra chữ viết riêng, như chữ viết của người Chăm, người Khơ-me, người Môn, người Mã Lai... Riêng người Việt tiếp thu hệ thống chữ Hán từ Trung Quốc.

• Cư dân Đông Nam Á tiếp thu văn học của Ấn Độ và sáng tạo ra những bộ sử thi như: Ra-ma Khiên (Thái Lan), Riêm Kê (Cam-pu-chia),...

+ Về kiến trúc và điêu khắc:

• Kiến trúc mang đậm dấu ấn của kiến trúc và tôn giáo Ấn Độ. Trong đó, loại hình kiến trúc phổ biến là đền tháp, như tháp Chăm (Việt Nam), khu đến Bô-rô-bu-đua,…

• Điêu khắc truyền thống chịu ảnh hưởng của Ấn Độ, trong đó chủ yếu là điêu khắc tượng thân, tượng Phật và phù điêu.

 

0.5 điểm

0.5 điểm

0.5 điểm

 

0.5 điểm

 

 

0.5 điểm

 

Câu 2

Ý nghĩa của các từ khóa:

- Hoàng Hà: Con sông lớn, có đất phù sa màu mỡ, tác động đến sự hình thành nền văn minh Trung Quốc.

- Khổng Tử: Đại diện cho phái Nho gia ở Trung Quốc, chủ trương duy trì trật tự xã hội bằng đạo đức, lễ nghĩa.

- Kinh thi: Tác phẩm văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Xuân Thu Chiến Quốc.

- Nông dân lĩnh canh: Nông dân công xã được nhận ruộng đất để canh tác trở thành nông dân lĩnh canh trong xã hội phong kiên Trung Quốc.

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

 

Câu 3

 Ngày nay, những phong tục, tập quán, tín ngưỡng từ thời Văn Lang còn được lưu giữ: Thờ cúng tổ tiên, gói bánh chưng, làm bánh giày, ăn trầu, nhuộm răng đen, đấu vật, đua thuyền, ăn cơm, trồng lúa,…

 

0.5 điểm

 

 

Phần Địa l

Câu 4

- Động đất là hiện tượng tự nhiên xảy ra đột ngột từ một điểm ở dưới sâu, trong lòng đất.

- Có nhiều nguyên nhân sinh ra động đất, nhưng chủ yếu là do tác động của những lực bên trong Trái Đất.

- Các trận động đất lớn ở vùng núi có thể gây ra hiện tượng đá lở, thậm chí tuyết lở, ở biển còn có thể gây ra sóng thần, tạo nên thảm hoạ kép động đất sóng thần tàn phá các địa phương ven biển. Ở những vùng đông dân cư, động đất gây thiệt hại lớn về người và tài sản.

0.5 điểm

0.5 điểm

1.0 điểm

Câu 5

a. Trồng nhiều cây xanh và tăng diện tích rừng có thể giảm nhẹ biến đối khí hậu vì cây xanh hấp thụ khí cac-bo-nic, điều hoà không khí, điều tiết dòng chảy và hạn chế lũ quét, sạt lở đất.

 

b. Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính:

- Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiệu ứng làm cho không khí của Trái đất nóng lên.

- Nguyên nhân: do bức xạ sóng ngắn của Mặt trời có thể xuyên qua tầng khí quyển chiếu xuống mặt đất; sau đó mặt đất hấp thu nóng lên lại bức xạ sóng dài vào khí quyển để CO2 hấp thu làm cho không khí nóng lên.

- Bản chất: Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại) được phản xạ từ bề mặt Trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó phân tán nhiệt lại cho Trái đất. Nếu như lượng khí này tồn tại vừa phải thì sẽ giúp Trái Đất luôn ở trạng thái cân bằng nhưng hiện nay lượng khí này tăng quá nhiều trong bầu khí quyển gây ra hiệu ứng nhà kính và làm cho Trái Đất nóng lên.

 

0.25 điểm

 

0.25 điểm

0.25 điểm

 

 0.25 điểm

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

MÔN: LỊCH SỬ ĐỊA LÍ 6

NĂM HỌC: 2021-2022

     

            CẤP  ĐỘ

 

 

Tên chủ đề

 

NHẬN BIẾT

THÔNG HIỂU

 

VẬN DỤNG

    

 

      VẬN DỤNG CAO

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

 

TNKQ

 

TL

Chủ đề 1:

Trung Quốc từ thời cổ đại đến thế kỉ VII

 

Số câu: 2

Số điểm: 1.25

Tỉ lệ: 12.5%

Xã hội phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Tần

 

 

Ý nghĩa của một số từ khóa

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

 

Chủ đề 2:

Hy Lạp và La Mã cổ đại

 

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Tổ chức nhà nước Hy Lạp cổ đại; Điều kiện tự nhiên La Mã cổ đại

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 2

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 3:

Sự ra đời và phát triển của các vương quốc ở Đông Nam Á

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Lọai cây trồng nổi bật ở Đông Nam Á

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Chủ đề 4:

Giao lưu thương mại và văn hóa ở Đông Nam Á (từ đầu Công nguyên đến thế kỉ X)

 

Số câu: 2

Số điểm: 2.75

Tỉ lệ: 27.5%

 

Tác động của quá trình giao lưu văn hóa

Tác động của quá trình giao lưu thương mại

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.5

Tỉ lệ: 25%

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 5:

Nước Văn Lang

 

Số câu: 2

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

 

 

Tổ chức nhà nước Văn Lang

 

 

 

 

Phong tục, tập quán, tín ngưỡng của người Việt còn tồn tại đến ngày nay

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.5

Tỉ lệ: 5%

Chủ đề 6

Nước Âu Lạc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

Truyền thuyết liên quan đến nước Âu Lạc

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Chủ đề 7

Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và sự chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam thời kì Bắc thuộc

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Chính sách cai trị về chính trị của các triều đại phong kiến phương Bắc

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 8:

Cấu tạo của Trái Đất. Các mảng kiến tạo. Núi lửa và động đất

 

Số câu: 1.5

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

Hiện tượng động đất. Nguyên nhân, hậu quả của động đất.

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 2.0

Tỉ lệ: 20%

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 9:

Quá trình nội sinh và ngoại sinh. Hiện tượng tạo núi

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Tác động của nội lực và ngoại lực đối với bề mặt Trái Đất

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 10:

Các dạng địa hình chính. Khoáng sản

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Điểm giống nhau giữa đồng bằng và cao nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 11:

Khí quyển của Trái Đất. Các khối khí. Khí áp và gió

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

Nguyên nhân sinh ra gió

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

Chủ đề 12:

Nhiệt độ và mưa. Thời tiết và khí hậu

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

Định nghĩa về khí hậu

 

 

 

 

 

 

 

Số câu: 1

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

 

 

 

 

Chủ đề 13:

Biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu

 

Số câu: 1

Số điểm: 1.0

Tỉ lệ: 10%

 

 

 

 

Biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu

 

 

 

Hiện tượng Hiệu ứng nhà kính

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.25

Tỉ lệ: 2.5%

 

 

 

Số câu: 0.5

Số điểm: 0.75

Tỉ lệ: 7.5%

 

Tổng số câu: 17

Tổng số điểm: 10

Tỉ lệ: 100%

 

 

8.0

6.0

32.5%

 

5.5

2.25

40%

 

2.0

0.5

17.5%

 

1.5

1.25

10%


Tài liệu liên quan

Tài liệu khác môn Lịch sử và địa lí 6

Chat hỗ trợ
Chat ngay