Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Địa lí 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: QUÁ TRÌNH NỘI SINH VÀ QUÁ TRÌNH NGOẠI SINH. HIỆN TƯỢNG TẠO NÚI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  1. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  2. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
  3. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  4. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 2: Nấm đá là dạng địa hình được hình thành do tác động của nhân tố ngoại lực nào?

  1. Băng hà.
  2. Gió.
  3. Nước chảy.
  4. Sóng biển.

Câu 3: Bộ phận nào sau đây không phải của núi lửa:

  1. Miệng
  2. Cửa núi
  3. Mắc-ma
  4. Dung nham

Câu 4: Quá trình tạo núi là kết quả tác động

  1. nhanh, liên tục và hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực.
  2. lâu dài, phụ thuộc từng giai đoạn của nội và ngoại lực.
  3. lâu dài, liên tục và đồng thời của nội và ngoại lực.
  4. nhanh chóng nhưng hỗ trợ nhau của nội và ngoại lực

Câu 5: Núi chịu tác động nhiều hơn của lực ngoại sinh là:

  1. Núi già
  2. Núi trẻ
  3. Núi trung bình
  4. Núi lửa

Câu 6: Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là

  1. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  2. vành đai lửa Ấn Độ Dương,
  3. vành đai lửa Đại Tây Dương.
  4. vành đai lửa Thái Bình Dương

Câu 7: Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

  1. các hang động caxtơ
  2. đỉnh núi cao
  3. núi lửa
  4. vực thẳm dưới đáy đại dương

Câu 8: Ý nào sau đây không đúng với tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất?

  1. Các lớp đá bị uốn nếp hay đứt gãy.
  2. Làm cho địa hình nâng lên hay hạ xuống.
  3. Xâm thực, xói mòn các loại đá.
  4. Gây ra hiện tượng động đất, núi lửa

Câu 9: Quá trình nào sau đây không phải là quá trình ngoại lực?

  1. Nâng cao địa hình
  2. Xâm thực.
  3. Xói mòn
  4. Phong hoá.

Câu 10: Các dạng địa hình nào sau đây được hình thành do gió?

  1. Hàm ếch sóng vỗ.
  2. Vách biển, vịnh biển.
  3. Bậc thềm sóng vỗ.
  4. Các cột đá, nấm đá.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

B

C

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

D

A

C

A

D

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy giải thích quá trình hình thành các hang động đá vôi ở nước ta.

  1. Tác động của quá trình phong hóa khiến đá vôi bị bào mòn, kết hợp với sự kết tủa của nước tạo nên các hang động với hình nhiều dạng khác nhau.
  2. Sự bào mòn đá của nước: Trong các khối đá vôi thường có các khe nứt thẳng đứng và nằm ngang. Nước mưa chảy theo khe nứt này hòa tan đá vôi, mở rộng thành các hang động.
  3. Tác động của các lực nội sinh làm bề mặt đất đá trở nên gồ gề, tạo ra các khe rãnh, nứt gãy, kết hợp với các yếu tố ngoại lực (gió, nước,..) tạo nên các hang đá với nhiều hình thù khác nhau.
  4. Sự va chạm của các địa mảng cùng quá trình bồi tụ vật chất khiến các hang động dần được hình thành

Câu 2: Dạng địa hình nào dưới đây do quá trình ngoại sinh tạo nên?

  1. Các dãy núi trên lục địa.               
  2. Các sống núi dưới đáy đại dương.
  3. Các đứt gãy lớn trên mặt đất.       
  4. Các cồn cát trong sa mạc

Câu 3: Theo thuyết kiến tạo mảng, khi hai địa mảng xô vào nhau thì ở chỗ tiếp xúc của chúng thường hình thành

  1. các dãy núi ngầm.
  2. các dãy núi trẻ cao.
  3. đồng bằng.
  4. cao nguyên.

Câu 4: Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên

  1. dãy núi trẻ An-đet.
  2. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  3. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
  4. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ.

Câu 5: Đâu là tên một đỉnh núi cao ở Việt Nam

  1. Eversest
  2. Fansipan
  3. An-đet
  4. Uran

Câu 6: Ý nào sau đây không  đúng khi nói về tác động của nội lực và ngoại lực trong quá trình tạo núi?

  1. Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau tạo thành núi, hoặc tách xa nhau tạo thành núi lửa.
  2. Ở những vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên núi vẫn tiếp tục được nâng cao.
  3. Ở những vùng núi già, tác động của quá trình nội sinh mạnh hơn nên sự bào mòn diễn ra mạnh.
  4. Khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh

Câu 7: Nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương với các mảng xung quanh đã xảy ra hiện tượng nào dưới đây?

  1. Hình thành các dãy núi cao đồ sộ.
  2. Xuất hiện các vực thảm, hố sâu khủng lồ.
  3. Xảy ra nhiều động đất, núi lửa.
  4. Có khí hậu khắc nghiệt với nhiều hoang mạc rộng lớn

Câu 8: Đâu là nguyên nhân chính dẫn đến sự phun trào của núi lửa?

  1. Khí hậu, áp suất không khí ở khu vực có núi lửa
  2. Áp suất từ bầu khí quyển và các yếu tố ngoại sinh
  3. Sự gia tăng áp suất magma
  4. Áp lực từ lớp đất đá trên bề mặt Trái Đất

Câu 9: Theo em, đâu không phải nguyên nhân gây ra các hiện tượng sụt lún, sạt lở đất ở miền Trung?

  1. Tác động của ngoại lực (do mưa lớn, bão, lũ) làm phân rã liên kết của đất đá, rễ cây, thảm thực vật.
  2. Do con người khai thác rừng quá mức khiến đất dễ bị xói mòn, rửa trôi.
  3. Do sự bất ổn của các nguồn lực nội sinh bên trong lòng Trái Đất
  4. Do cấu trúc đất đá tạo nên lớp địa tầng trong khu vực

Câu 10: Quá trình nội sinh là các quá trình hình thành địa hình có liên quan tới các hiện tượng xảy ra ở

  1. vỏ Trái Đất
  2. lớp Man-ti
  3. Thạch quyển
  4. nhân Trái Đất

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

B

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

C

C

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Nêu tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong hiện tượng tạo núi

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm của vùng núi trẻ?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Tác động đồng thời của quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh trong quá trình tạo núi:

- Quá trình nội sinh làm các địa mảng di chuyển, có thể xô vào nhau khiến cho các lớp đất đá ở đới tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên tạo thành núi, hoặc tách xa nhau khiến vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất, tạo thành núi lửa. Đồng thời, khi được nâng cao bởi quá trình nội sinh, núi cũng chịu tác động phá hủy của quá trình ngoại sinh.

- Ở những vùng núi trẻ, tác động của nội sinh mạnh hơn nên núi vẫn tiếp tục được nâng cao. Ở những vùng núi già, tác động của quá trình ngoại sinh mạnh hơn nên sự bào mòn diễn ra mạnh.

6 điểm

 

Câu 2

(4 điểm)

Đặc điểm của vùng núi trẻ:

- Tiếp tục được nâng cao.

- Tác động nội sinh mạnh hơn ngoại sinh.

- Hình thành cách đây hàng triệu năm

4 điểm

 

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Chứng minh rằng nội lực và ngoại lực là hai lực đối nghịch nhau?

Câu 2 (4 điểm). Trình bày đặc điểm của vùng núi già?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Nội lực là những lực sinh ra ở bên trong Trái Đất. Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt Trái Đất có nơi được nâng cao, có nơi bị hạ thấp. Nó còn làm cho các lớp đất đá bi uồn nếp hoặc đứt gãy, tạo ra các hiện tượng núi lửa và động đất... Tác động của nội lực đã làm cho bề mặt

- Ngoại lực là những lực sinh ra ở bên ngoài, ngay trên bề mặt lớp vỏ Trái Đất hoặc gần mặt đất. Tác động của ngoại lực biểu hiện chủ yếu thông qua hai quá trình: quá trình phong hóa làm vỡ vụn các loại đá và quá trình xâm thực, xói mòn và bồi tụ các loại đá.

6 điểm

 

Câu 2

(4 điểm)

Đặc điểm của vùng núi già:

- Hình thành cách đây hàng chục triệu năm.

- Tác động ngoại sinh mạnh hơn tác động nội sinh.

- Bị bào mòn mạnh.

4 điểm

 

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Ngoại lực và nội lực tạo ra các dạng địa hình trên bề mặt có đặc điểm nào sau đây?

  1. Hai lực giống nhau và tác động đồng thời nhau.
  2. Hai lực đối nghịch nhau, tác động đồng thời nhau.
  3. Hai lực đối nghịch nhau, tác động luân phiên nhau.
  4. Hai lực giống nhau, không tác động đồng thời nhau.

Câu 2. Dạng địa hình nào dưới đây do quá trình ngoại sinh tạo nên?

  1. Các dãy núi trên lục địa.               
  2. Các sống núi dưới đáy đại dương.
  3. Các đứt gãy lớn trên mặt đất.       
  4. Các cồn cát trong sa mạc

Câu 3. Do mảng Na-zca hút chờm dưới mảng Nam Mĩ nên đã hình thành nên

  1. dãy núi trẻ An-đet.
  2. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  3. lục địa Bắc và Nam Mĩ khác nhau.
  4. dãy Cooc-di-e cao đồ sộ

Câu 4. Dạng địa hình được hình thành do quá trình ngoại lực là

  1. các hang động caxtơ
  2. đỉnh núi cao
  3. núi lửa
  4. vực thẳm dưới đáy đại dương
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Mô tả hiện tượng tạo núi?

Câu 2 (2 điểm): Tại sao lãnh thổ nước ta không thuộc vành đai lửa Thái Bình Dương?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

D

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Trong quá trình di chuyển, các địa mảng có thể xô vào nhau hoặc tách xa nhau khiến cho các lớp đất đá ở đời tiếp giáp giữa các địa mảng bị dồn ép, uốn lên thành núi; hoặc bị đứt gãy, vật chất nóng chảy phun trào lên mặt đất tạo thành núi lửa. Đồng thời với quá trình nâng cao do nội sinh thì núi cũng chịu tác động phá huỷ của ngoại sinh.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Núi lửa thường được hình thành ở nơi các mảng kiến tạo tiếp xúc với nhau. Vành đai lửa Thái Bình Dương nằm ở vị trí tiếp giáp của mảng kiến tạo Thái Bình Dương và các mảng khác. Lãnh thổ nước ta không nằm nơi tiếp xúc của mảng Thái Bình Dương và các mảng khác nên không thuộc “vành đai lửa” Thái Bình Dương.

2 điểm

 

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Nguyên nhân chủ yếu sinh ra ngoại lực là do

  1. động đất, núi lửa, sóng thần.
  2. hoạt động vận động kiến tạo.
  3. năng lượng bức xạ Mặt Trời.
  4. sự di chuyển vật chất ở manti.

Câu 2. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là

  1. năng lượng trong lòng Trái Đất.
  2. năng lượng từ các vụ thử hạt nhân.
  3. năng lượng của bức xạ mặt trời.
  4. năng lượng từ biển và đại dương

Câu 3. Vành đai lửa lớn nhất hiện nay trên thế giới với gần 300 núi lửa còn hoạt động là

  1. vành đai lửa Địa Trung Hải.
  2. vành đai lửa Ấn Độ Dương,
  3. vành đai lửa Đại Tây Dương.
  4. vành đai lửa Thái Bình Dương.

Câu 4. Vận động tạo núi là vận động

  1. nâng lên - hạ xuống.
  2. phong hóa - sinh học.
  3. uốn nếp - đứt gãy.
  4. bóc mòn - vận chuyển
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Chứng minh rằng quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình về mặt Trái Đất?

Câu 2 (2 điểm): Lấy ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

D

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Quá trình nội sinh và quá trình ngoại sinh là hai quá trình diễn ra đồng thời nhưng có tác động đối nghịch nhau trong việc hình thành địa hình bề mặt Trái Đất vì quá trình nội sinh làm tăng độ cao của địa hình còn quá trình ngoại sinh làm cho địa hình có xu hướng thấp đi

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Một số ví dụ về tác động của ngoại lực đến địa hình trên bề mặt Trái Đất: Nước mưa xói mòn đất đai, nước mưa tạo khe rãnh, gió thổi tạo nên các cồn cát ven biển, sóng biển vỗ bờ tạo hàm ếch, bồi lấp vật liệu tạo nên các doi cát.....

2 điểm

 

 

Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 6 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án địa lí 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Đề kiểm tra địa lí 6 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ địa lí 6 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận địa lí 6 kết nối tri thức

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay