Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theofile word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Lịch sử 6 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)

Một số tài liệu quan tâm khác


ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: BƯỚC NGOẶT LỊCH SỬ ĐẦU THẾ KỈ X

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ trong hoàn cảnh:

  1. Nhà Đường suy yếu.
  2. Được truyền ngôi.
  3. Được vua Đường trọng dụng.
  4. Chiếm ngôi.

Câu 2: Người lên nối nghiệp Khúc Thừa Dụ và tiến hành nhiều chính sách tiến bộ là:

  1. Dương Đình Nghệ.
  2. Ngô Quyền.
  3. Khúc Hạo.
  4. Phùng Hưng.

Câu 3: Quân Nam Hán đưa quân sang đánh nước ta, lập quyền cai trị vào:

  1. Mùa thu năm 930.
  2. Mùa đông năm 930.
  3. Năm 931.
  4. Mùa thu năm 931.

Câu 4: Nội dung phản ánh đúng điều kiện thuận lợi để Khúc Thừa Dụ nổi dậy giành quyền tự chủ thành công là:

  1. Do sự ủng hộ của nhân dân
  2. Do sự suy yếu của nhà Đường
  3. Do Khúc Thừa Dụ đã xây dựng được một lực lượng mạnh trước đó
  4. Do nền kinh tế An Nam phát triển hơn trước

Câu 5: Thông tin nào dưới đây không đúng về Khúc Thừa Dụ:

  1. Là một hào trưởng địa phương ở Ninh Giang, Hải Dương.
  2. Nhân cơ hội nhà Đường suy yếu đã chiếm thành Tống Bình, lật đổ chính quyền đô hộ.
  3. Tự xưng hoàng đế, xây dựng chính quyền tự chủ của người Việt.
  4. Có con trai là Khúc Hạo – người đã tiến hành cuộc cải cách đầu tiên trong lịch sử.

Câu 6: Ngô Quyền đã chủ động lên kế hoạch chống quân Nam Hán ở:

  1. Vùng đầm Dạ Trạch.
  2. Thành Đại La.
  3. Cửa biển Bạch Đằng.
  4. Cửa sông Tô Lịch.

Câu 7: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kỳ:

  1. Tự do, tự chủ lâu dài của dân tộc.
  2. Độc lập, tự chủ trong thời gian ngắn.
  3. Đấu tranh giành quyền độc lập, tự chủ.
  4. Độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc.

Câu 8: Thông tin nào dưới đây không chính xác về sông Bạch Đằng:

  1. Chạy giữa thị xã Quảng Yên (Quảng Ninh) và huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng).
  2. Đây là con đường thủy tốt nhất để đi vào nước ta.
  3. Lòng sông hẹp và nông, mực nước sông lúc thủy triều cao nhất và thấp nhất không chênh lệch nhiều.
  4. Địa hình xung quanh có nhiều cồn gò, bãi, đầm lầy,… giúp bố trí lực lượng quân thủy, bộ cùng chiến đấu chống giặc thuận lợi.

Câu 9: Sau các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan), mục tiêu giành độc lập:

  1. Đã được thực hiện trọn vẹn.
  2. Chưa thực hiện trọn vẹn.
  3. Chưa bao giờ được thực hiện.
  4. Không phải là mục tiêu chính.

Câu 10: Căn cư làng Giềng gắn với nghĩa quân của Dương Đình Nghệ thuộc địa phương:

  1. Thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  2. Huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  3. Huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
  4. Huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

A

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

D

C

A

C

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người đã tập hợp nhân dân chiếm thành Đại La (Hà Nội) và tự xưng Tiết độ sứ là:

  1. Khúc Hạo.
  2. Khúc Thừa Dụ.
  3. Ngô Quyền.
  4. Dương Đình Nghệ.

Câu 2: Khúc Thừa Dụ đã nổi dậy đánh chiếm thành Đại La, lật đổ chính quyền đô hộ rồi tự xưng Tiết độ sứ vào:

  1. Đầu năm 905.
  2. Giữa năm 905.
  3. Đầu năm 907.
  4. Cuối năm 907.

Câu 3: Cuối thế kỉ IX, đứng đầu cai trị xứ An Nam là:

  1. Viên Tiết độ sứ người Trung Quốc.
  2. Viên Tiết độ sứ người Việt.
  3. Khúc Thừa Dụ.
  4. Khúc Hạo.

Câu 4: Đâu không phải là nguyên nhân Ngô Quyền chủ trương xây dựng trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng:

  1. Do quân Nam Hán chắc chắn sẽ tiến vào nước ta theo đường sông Bạch Đằng.
  2. Do muốn lợi dụng con nước thủy triều.
  3. Do hai bên bờ sông có thể xây dựng quân mai phục hỗ trợ thủy binh.
  4. Do đã bị mất người dẫn đường là Kiều Công Tiễn.

Câu 5: Nội dung nào dưới đây không thể hiện đúng về nội dung của cuộc cách Khúc Hạo:

  1. Định lại mức thuế cho công bằng.
  2. Bãi bỏ chức Tiết độ sứ của nhà Đường.
  3. Tha bỏ lực dịch cho dân đỡ khổ.
  4. Lập sổ hộ khẩu, khai rõ quê quán để quản lý cho thống nhất.

Câu 6: Ý nào dưới đây không đúng về cải cách của Khúc Hạo:

  1. Chính quyền của Khúc Hạo đã tiến hành nhiều chính sách tiến bộ.
  2. Khúc Hạo chia đặt các lộ, phủ, châu và xã ở các xứ.
  3. Nhân dân tự lập sổ khai hộ khẩu, kê rõ họ tên quê quán.
  4. Bình quân thuế ruộng tha bỏ lao dịch.

Câu 7: Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta thời Bắc thuộc (từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng đến khởi nghĩa Mai Thúc Loan) đã giành được kết quả:

  1. Giành được độc lập lâu dài cho dân tộc.
  2. Một số cuộc khởi nghĩa giành được độc lập trong thời gian ngắn.
  3. Tất cả các cuộc nổi dậy đều bị đàn áp và thất bại ngay từ đầu.
  4. Tất cả các cuộc nổi dậy đều giành thắng lợi.

Câu 8: Khúc Hạo chủ trương xây dựng đất nước tự chủ theo đường lối:

  1. Khoan thư sức dân là kế sâu rễ bền gốc.
  2. Đẩy thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân.
  3. Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh.
  4. Chính sự cốt chuộng khoan dung, giản dị, nhân dân đều được yên vui.

Câu 9: Chiến thắng nào đã chấm dứt vĩnh viễn thời kì Bắc thuộc và mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc Việt Nam?

  1. Trận chiến trên sông Như Nguyệt (1077).
  2. Chiến thắng Bạch Đằng (938).
  3. Chiến thắng Bạch Đằng (981).
  4. Trận chiến tại Đông Bộ Đầu (1258).

Câu 10: Nhân vật được đánh giá là nhà cải cách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam là:

  1. Lý Bí.
  2. Khúc Thừa Dụ.
  3. Khúc Hạo.
  4. Dương Đình Nghệ.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

B

C

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

 C

B

D

B

C

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm): Trình bày ngắn gọn về diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ.

Câu 2 (4 điểm): Đọc đoạn tư liệu sau, kết hợp với kiến thức đã hóa, em hãy cho biết ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 938.

“Trận thắng trên sông Bạch Đằng là cơ sở sau này cho việc khôi phục quốc thống. Những chiến công đời Đinh, Lê, Lý, Trần vẫn còn nhờ vào uy thanh lẫm liệt để lại ấy. Trận Bạch Đằng này là vũ công cao cả, vang dội đến nghìn thu, há phải chỉ lẫy lững ở một thời bấy giờ mà thôi đâu?”.

(Quốc sử quán triều Nguyễn, Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.211).

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ:

- Dưới sự tập hợp của Dương Đình Nghệ, hào kiệt khắp nơi kéo về làng Giàng (Thanh Hóa) tụ nghĩa.

- Từ làng Giàng, Dương Đình Nghệ kéo quân vầy chiếm thành Tống Bình.

- Quân Nam Hán cử quân tiếp viện sang đánh chiếm lại thành Tống Bình.

- Quân của Dương Đình Nghệ chặn đánh quân tiếp viện.

- Quân Nam Hán phải rút chạy. Cuộc kháng chiến thắng lợi.

 

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Ý nghĩa lịch sử của trận Bạch Đằng năm 938:

- Đánh bại hoàn toàn ý chí xâm lược của nhà Nam Hán.

- Thể hiện ý chí quyết tâm đấu tranh chống xâm lược của dân tộc ta.

- Bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và mở ra thời đại độc lập đối với dân tộc ta.

- Đánh dấu sự trưởng thành của dân tộc và kết thúc hoàn toàn thời kì đấu tranh giành lại độc lập hàng chục thế kỉ, đưa dân tộc ta bước sang một kỉ nguyên mới.

4 điểm

 

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm): Trong hoàn cảnh nào Khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ? Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ có ý nghĩa gì?

Câu 2 (4 điểm): Đánh giá về chiến thắng Bạch Đằng, hai bộ cổ sử lớn nhất của thời kì phong kiến Việt Nam viết như sau:

“Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương. Làm cho người phương Bắc không dám sang lại nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh giặc cũng giỏi vậy”.

(Đại Việt sử ký toàn thư, tập I, NXB. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr. 203 - 204)

“Ngô Quyền gặp được ngụy triều Nam Hán là một nước nhỏ, Hoằng Tháo là thằng hèn kém nên mới có được trận thắng trên sông Bạch Đằng. Đó là một việc may, có gì đáng khen”.

(Khâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 1, NXB. Giáo dục, 2007, trang 211)

Em đồng ý với nhận định nào? Vì sao?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Hoàn cảnh:

- Từ cuối thế kỉ IX, nhà Đường suy yếu. Do đó, nhà Đường không còn khả năng giữ vững nền thống trị như cũ, nhất là đối với vùng xa xôi như nước ta.

- Giữa năm 905, Tiết độ sứ An Nam là Độc Cô Tổn bị giáng chức. Khúc Thừa Dụ được sự ủng hộ của nhân dân, đánh chiếm Tống Bình rồi tự xưng là Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ.

Ý nghĩa:

- Đất nước giành được quyền tự chủ, xóa bỏ chính quyền đô hộ của nhà Đường.

- Buộc nhà Đường phải công nhận chính quyền của An Nam.

- Mở ra bước ngoặt trong cuộc đấu tranh chống phong kiến phương Bắc.

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Đồng ý với nhận định trong “Đại Việt sử ký toàn thư”.

- Giải thích: quân Nam Hán là một quân mạnh và đông thời bấy giờ chứ không phải đó là một nước nhỏ. Ngô Quyền là một người có tài mưu lược, ông đã thể hiện cách đánh sáng tạo và sự chuẩn bị chu đáo để chiến thắng được quân Nam Hán. Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền đã kết thúc hoàn toàn thắng lợi là một chiến thắng vẻ vang của Ngô Quyền.

4 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quân Nam Hán xâm lâm lược nước ta lần thứ hai vào năm:

  1. Năm 930.
  2. Năm 931.
  3. Năm 937.
  4. Năm 938.

Câu 2: Người lên thay Khúc Thừa Dụ sau khi ông qua đời là:

  1. Khúc Thừa Mỹ.
  2. Dương Đình Nghệ.
  3. Khúc Hạo.
  4. Mai Thúc Loan.

Câu 3: Năm 938, quân Nam Hán từ Quảng Đông theo Đường Biển ồ ạt kéo sang xâm lược Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của chủ tướng

  1. Thoát Hoan.
  2. Lưu Hoằng Tháo.
  3. Sầm Nghi Đống.
  4. Ô Mã Nhi.

Câu 4: Sự kiện chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc là:

  1. Khúc Thừa Dụ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 905).
  2. Dương Đình Nghệ tự xưng là Tiết độ sứ (năm 931).
  3. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ nhất của Ngô Quyền (năm 930 - 931).
  4. Kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai - Chiến thắng Bạch Đằng (năm 938).
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Khúc Hạo đã tiến hành các chính sách cải cách như thế nào?

Câu 2: Em hãy cho biết việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện điều gì?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Năm 907, con của Khúc Thừa Dụ là Khúc Hạo đã lên thay cha nắm quyền tiết độ sứ và tiến hành cải cách:

+ Định lại mức thuế cho công bằng.

+ Lập sổ hộ khẩu để quản lý cho thống nhất.

+ Tha bỏ lực dịch cho dân bớt khổ.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Việc nhà Đường công nhận chức Tiết độ sứ cho Khúc Thừa Dụ thể hiện:

- Nhà Đường ngày càng suy yếu.

- Khúc Thừa Dụ thực hiện một cuộc cướp chính quyền một cách khéo léo, đẩy nhà Đường vào thế đã rồi - buộc phải công nhận chính quyền tự chủ của người Việt.

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Việc Khúc Thừa Dụ tự xưng Tiết độ sứ, xây dựng chính quyền tự chủ và Khúc Hạo thay cha nắm quyền tiến hành cải cách chứng tỏ:

  1. Người Trung Quốc vẫn nắm quyền cai trị nước ta.
  2. Nước ta đã hoàn toàn độc lập.
  3. Ta đã xây dựng được chính quyền tự chủ của người Việt.
  4. Kết thúc gần một ngàn năm đô hộ của phong kiến phương Bắc.

Câu 2: Đơn vị hành chính do nhà Đường đặt ra để chỉ Việt Nam, được gọi là:

  1. An Đông đô hộ phủ.
  2. An Tây đô hộ phủ.
  3. An Nam đô hộ phủ.
  4. An Bắc đô hộ phủ.

Câu 3: Người trực tiếp chỉ huy quân Nam Hán khi xâm lược nước ta là:

  1. Triệu Đà.
  2. Lưu Hoằng Tháo.
  3. Thoát Hoan.
  4. Lưu Cung.

Câu 4: Đâu không phải là chính sách của Khúc Hạo nhằm xây dựng một đất nước tự chủ:

  1. Đặt lại các khu vực hành chính và cử người trông coi mọi việc.
  2. Xem xét và định lại mức thuế, bãi bỏ các thứ lao dịch.
  3. Lập lại sổ hộ khẩu.
  4. Xưng vương, xây dựng một bộ máy nhà nước mới.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nguyên nhân dẫn đến thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938) là gì?

Câu 2: Giải thích tại sao đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc?

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Nguyên nhân thắng lợi của chiến thắng Bạch Đằng (938):

+ Quân Nam Hán chủ quan, hiếu chiến, không thông thạo địa hình.

+ Kiều Công Tiễn đã bị giết, quân Nam Hán mất đi lực lượng nội ứng.

+ Nhân dân Việt Nam có tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh bất khuất.

+ Tài thao lược và vai trò chỉ huy của Ngô Quyền và các tướng lĩnh khác.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Đầu thế kỉ X được coi là một bước ngoặt lớn của lịch sử dân tộc vì: đã khép lại thời kì hơn một nghìn năm nhân dân ta bị phong kiến phương Bắc đô hộ, mở ra một trang sức mới – thời kì độc lập, tự chủ lâu dài trong lịch sử dân tộc. 

3 điểm

 

Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)
Đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 6 kết nối tri thức (có đáp án)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
  • Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
  • Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK

PHÍ TÀI LIỆU:

  • Văn, Toán phí : 250k/cả năm
  • Các môn còn lại: 200k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

=> Giáo án lịch sử 6 sách kết nối tri thức và cuộc sống

Từ khóa: Đề kiểm tra lịch sử 6 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ lịch sử 6 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận lịch sử 6 kết nối tri thức

Giáo án word lớp 6 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint 6 kết nối tri thức

Cách đặt mua:

Liên hệ Zalo: 0386 168 725
Chat hỗ trợ
Chat ngay