Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6

Giáo án Chuyên đề Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử 6 dùng cho 3 bộ sách mới: Kết nối tri thức, Chân trời , Cánh diều. Bộ tài liệu soạn theo chủ đề bao gồm: tóm tắt câu hỏi lí thuyết, câu hỏi và bài tập sẽ giúp học sinh ôn luyện năng cao, ôn thi HSG đạt kết quả cao. Giáo án tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6

CHỦ ĐỀ 2: THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

 

A. TÓM TẮT KIẾN THỨC LÝ THUYẾT

I. THỜI KÌ NGUYÊN THỦY

  1. Sự xuất hiện của loài người và đời sống vật chất của người nguyên thủy
  2. Sự xuất hiện của loài người

- Sự xuất hiện của loài người do một loài vượn chuyển biến thành. Chặng đầu của quá trình hình thành này khoảng 6 đến 5 triệu năm trước đây.

- Người ta tìm thấy dấu vết của Người tối cổ sống cách ngày nay 4 triệu năm ở một số nơi như Đông Phi, Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc), Thanh Hóa (Việt Nam).

- Người tối cổ hầu như đã hoàn toàn đi, đứng bằng hai chân. Đôi tay được tự do để sử dụng công cụ, kiếm thức ăn.

  1. Đời sống vật chất của người nguyên thủy

- Chế tạo công cụ đá (đồ đá cũ). Biết lấy những mảnh đá ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm.

- Biết giữ lửa trong tự nhiên để nướng thức ăn, phòng thú dữ.

- Tìm kiếm thức ăn bằng săn bắt, hái lượm.

- Có quan hệ hợp quần xã hội (bầy người nguyên thủy).

- Sống trong tình trạng “ăn lông, ở lỗ”, cuộc sống tự nhiên, bấp bênh, triền miên hàng triệu năm.

  1. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người. Sự khác nhau giữa Người tối cổ và vượn người
  2. Quá trình tiến hóa từ vượn thành người

- Chặng đường đầu tiên của quá trình tiến hóa:

+ Cách đây khoảng từ 6 đến 5 triệu năm, có một loài vượn khá giống người xuất hiện, được gọi là vượn người.

+ Khoảng 4 triệu năm trước, một nhánh Vượn người đã thoát khỏi đời sống leo trèo, có khả năng đứng thẳng trên mặt đất, đi bằng hai chân, thể tích não lớn hơn, biết ghè đẽo làm công cụ lao động. Đó là Người tối cổ.

+ Mặc dù Người tối cổ còn dấu tích của loài vượn (trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài ra phía trước, trên người còn một lớp lông bao phủ…), tuy nhiên, Người tối cổ là một bước tiến vượt bậc so với vượn người.

+ Người tối cổ sinh sống thành nhiều nhóm, tồn tại trong môi trường sống khác nhau. Từ nơi xuất hiện ban đầu là châu Phi, sau đó, họ dần vượt qua những cây cầu băng giá, có mặt ở hầu hết các châu lục. Nổi bật là nhóm “Người đứng thẳng” với di cốt và công cụ lao động được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có khu vực Đông Nam Á.

+ Khoảng 150 000 năm trước, Người tinh khôn xuất hiện. Người tinh khôn có bộ não lớn hơn Người tối cổ và cấu tạo cơ thể cơ bản giống người ngày nay, được gọi là Người hiện đại. Sự xuất hiện của Người tinh khôn đánh dấu quá trình chuyển biến từ vượn người thành người đã hoàn thành.

   

- Sự khác nhau giữa Người tối cổ và vượn người:

Người tối cổ khác với vượn người ở điểm:

+ Người tối cổ sống có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ xát đá, cuộc sống hoang sơ – “ăn lông ở lỗ”.

+ Người tối cổ đã biết đứng thẳng, chi trước dùng để cầm nắm công cụ lao động.

  1. Một số nét tiêu biểu về đặc điểm của Người tinh khôn. Những tiến bộ về kĩ thuật của Người tinh khôn
  2. Vài nét về đặc điểm của Người tinh khôn

- Thời điểm xuất hiện: Cách đây khoảng 150 000 năm, Người tinh khôn xuất hiện. Hình dáng và cấu tạo cơ thể hoàn thiện như người ngày nay.

- Người tinh khôn có óc sáng tạo thể hiện trong công việc cải tiến công cụ đồ đá và biết chế tác thêm nhiều công cụ mới.

  1. Những tiến bộ kĩ thuật

- Biết ghè 2 rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn để dùng làm rìu, dao nạo. Họ lấy xương cá, cành cây đem mài hoặc đẽo nhọn đầu để làm lao.

- Người tinh khôn biết chế tạo cung tên. Đây là thành tựu lớn nhất trong quá trình chế tạo công cụ và vũ khí. Nhờ đó, việc săn bắn đã có hiệu quả và an toàn hơn.

  1. Sự khác nhau giữa Người tối cổ và Người tinh khôn

Người tối cổ

Người tinh khôn

Đặc điểm hình thể

- Hầu hết có thể đi, đứng bằng hai chân.

- Đầu nhỏ, trán thấp và bợt ra sau, hàm nhô về phía trước.

- Trên cơ thể còn bao phủ bởi một lớp lông mỏng.

- Dáng đứng thẳng gần như người ngày nay.

- Có bộ não lớn hơn Người tối cổ.

- Lớp lông mỏng trên cơ thể không còn nữa.

Công cụ sản xuất

Biết ghè đẽo đá làm công cụ lao động bằng cách lấy những mảnh đá tự nhiên hay những hòn cuội lớn, đem ghè đẽo một mặt cho sắc và vừa tay cầm để làm công cụ lao động phục vụ chủ yếu cho việc tìm kiếm thức ăn.

- Đã biết ghè đẽo hai rìa của một mảnh đá, làm cho nó gọn và sắc cạnh hơn dùng làm rìu, dao, nạo.

- Họ biết lấy xương cá, cành cây để làm lao, biết chế tạo cung tên phục vụ cho việc săn bắt.

Tổ chức xã hội

Người tối cổ sống theo từng bầy gọi là bầy người nguyên thủy.

- Mỗi bầy gồm khoảng vài chục người. Ban ngày, họ hái lượm hoa quả và săn bắt thú rừng. Ban đêm, ngủ trong các hang động, dưới mái đá hoặc trong các túp lều bằng cây lớp lá hoặc cỏ khô.

- Họ biết dùng lửa để sưởi ấm, nướng chín thức ăn và xua đuổi thú dữ, bảo vệ cuộc sống cho bầy người nguyên thủy.

Người tinh khôn sống theo tổ chức gọi là công xã thị tộc.

- Là nhóm nhỏ gồm vài chục gia đình, có quan hệ huyết thống, có họ hàng gần gũi với nhau. Đứng đầu mỗi thị tộc là Tộc trưởng. Nhiều thị tộc sống cạnh nhau, có quan hệ họ hàng gắn bó với nhau hợp thành bộ lạc. Đứng đầu mỗi bộ lạc là Tù trưởng.

- Những người cùng thị tộc đều làm chung, ăn chung và giúp đỡ lẫn nhau trong công việc.

- Người tinh khôn biết trồng rau, trồng lúa, chăn nuôi gia súc, biết dệt vải, làm đồ gốm, đồ trang sức.

- Đời sống của Người tinh khôn được cải thiện hơn nhiều so với Người tối cổ: thức ăn kiếm được nhiều hơn nên họ sống tốt hơn, vui hơn.

 

 

 

 

 

 

Đời sống vật chất của Người tối cổ

Đời sống vật chất của Người tinh khôn

  
  
  
  1. Thời gian, địa bàn cư trú và đời sống của vượn người, Người tối cổ, Ngươi tinh khôn
  2. Thời gian

- Vượn người: khoảng 6 – 5 triệu năm.

- Người tối cổ: khoảng 4 triệu năm.

- Người tinh khôn: khoảng 150 000 năm.

  1. Địa bàn cư trú

- Vượn người: sống trong các khu rừng rậm trên Trái đất.

- Người tối cổ: sống ở miền Đông châu Phi, trên đảo Gia-va (In-đô-nê-xi-a), Bắc Kinh (Trung Quốc).

- Người tinh khôn: hầu khắp các châu lục.

  1. Đời sống

- Vượn người: sống trong các khu rừng rậm, hai chi trước cầm, nắm, hai chi sau đi đứng. Công cụ bằng đá, cành cây.

- Người tối cổ: sống theo bầy đàn. Hái lượm hoa quả và săn bắt thú để ăn. Biết ghè đẽo đá để làm công cụ. Biết dùng lửa để sưởi ấm và nướng chín thức ăn, sưởi ấm và bảo vệ bầy đàn.

- Người tinh khôn: sống theo từng nhóm nhỏ, gồm vài chục gia đình, có họ hàng gần gũi với nhau. Làm chung, ăn chung, biết trồng trọt và chăn nuôi. Biết làm đồ gốm và dệt vải, trang sức.

  1. Những bước phát triển về lao động và công cụ lao động của người nguyên thủy

- Ban đầu, người nguyên thủy chỉ biết dùng những mẩu đá vừa vặn tay cầm làm công cụ, dần dần họ đã biết ghè một mặt hay hai mặt của hòn đá, tạo nên những công cụ lao động thô sơ. Những công cụ đó gọi là rìu tay, mảnh tước.

- Dần dần, người nguyên thủy biết mài đá để tạo ra công cụ lao động. Những chiếc rùi đá mài lưỡi của Người tinh khôn ra đời là một bước tiến đáng kể của công cụ đá.

- Tiến bộ hơn nữa, Người tinh khôn còn biết sử dụng lao, cung tên để săn bắn.

à Nhờ cái tiến công cụ lao động, đã mang lại cho người nguyên thủy, nhất là thời kì Người tinh khôn những bước tiến bộ:

+ Đôi bàn ta dần trở nên khéo léo hơn.

+ Cơ thể dần biến đổi để thích ứng với tư thế lao động.

+ Con người từng bước cải thiện và hoàn thiện mình.

  1. Những bước tiến về đời sống của người nguyên thủy

- Từ việc tìm kiếm thức ăn có sẵn trong tự nhiên, người nguyên thủy bắt đầu hái lượm, dần dần biết trồng trọt. Từ săn bắt, họ dần biết thuần dưỡng con vật và biết chăn nuôi.

- Người nguyên thủy có thể rời hang động ra dựng lều, định cư ở những địa điểm thuận lợi. Cư trú “nhà cửa” được phổ biến.

- Người nguyên thủy bắt đầu làm sạch những tấm da thú để che thâmn cho ấm và cho “có văn hóa”.

- Người nguyên thủy biết dùng đồ trang sức như vòng cổ bằng vỏ ốc, chuỗi hạt xương, vòng tay, vòng cổ chân, hoa tai,…bằng đá màu.

  1. Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại và tác động của công cụ bằng kim loại đối với kinh tế, xã hội nguyên thủy
  2. Sự xuất hiện của công cụ bằng kim loại đối với kinh tế, xã hội nguyên thủy

- Trong suốt thời kì nguyên thủy, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá. Đến khoảng thiên niên kỉ IV TCN, con người tình cờ phát hiện ra đồng đỏ khi khai thác đá.

- Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, họ đã luyện được đồng thau và sắt. Từ đó, công cụ lao động và vũ khí bằng kim loại ra đời, sớm nhất ở Tây Á, Bắc Phi, sau đó là châu Âu.

  

Công cụ, vũ khí bằng đồng nguyên chất

Công cụ kéo sợi, dệt bằng đá và sắt

  

Hũ và bình

Bình gốm vẽ chiến binh trang bị vũ khí

  1. Tác động của công cụ bằng kim loại

- Đối với nền kinh tế:

Việc chế tạo công cụ bằng kim loại giúp con người:

+ Khai phá đất hoang, tăng diện tích trồng trọt, nâng cao đời sống con người.

+ Xẻ gỗ, đóng thuyền, xẻ đá làm nhà và khai thác mỏ, ổn định đời sống.

+ Trồng trọt và săn bắn trở nên dễ dàng, nguồn thức ăn đầy đủ hơn.

+ Một số công việc mới xuất hiện: nghề luyện kim, chế tạo công cụ lao động, chế tạo vũ khí.

- Đối với xã hội:

+ Con người làm ra lượng sản phẩm dư thừa.

+ Đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện. Con người biết làm đồ trang sức như hoa tay, vòng tay, …bằng kim loại.

à Quá trình phân hóa xã hội và tan rã của xã hội nguyên thủy ở các nơi trên thế giới.

  1. Cuộc cách mạng đá mới và sự tan rã của xã hội nguyên thủy
  2. Cuộc cách mạng đá mới

Một vạn năm trước đây thời kì đá mới đã bắt đầu. Cuộc sống con người đã có thay đổi rất lớn:

- Khai thác từ thiên nhiên những thứ cần thiết cho cuộc sống. Biết trồng trọt và chăn nuôi.

- Biết làm sạch tấm da thú che thân cho ấm và cho “có văn hóa”.

- Biết dùng đồ trang sức, làm nhạc cụ.

à Từng bước con người không ngừng sáng tạo, kiếm được nhiều thức ăn hơn. Cuộc sống no đủ hơn, bớt lệ thuộc vào thiên nhiên.

 

 

 

Đồ trang sức bằng vỏ trứng đà điểu

 

Sáo bằng xương chim

  1. Xã hội nguyên thủy tan rã

- Do nhu cầu phát triển sản xuất, đảm bảo cuộc sống hằng ngày đầy đủ hơn, bằng trí tuệ sáng tạo của mình, Người tinh khôn đã phát hiện ra kim loại và dùng kim loại để chế tạo công cụ sản xuất. Lúc này, Người nguyên thủy đã phát minh ra nghề trồng lúa.

à Hai phát minh lớn này vừa tạo điều kiện ổn định cuộc sống, vừa mở rộng và phát triển sản xuất.

--------Còn tiếp ----------------

Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6
Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi Lịch sử 6

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG

  • Tài liệu tải về là bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tài liệu xây dựng kế hoạch theo từng chuyên đề, đa dạng bài tập từ cơ bản đền nâng cao, bám sát vào cấu trúc đề thi HSG các năm

PHÍ GIÁO ÁN

  • 350k/môn

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

=>

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay