Đề thi cuối kì 1 KHTN 9 Hoá học Kết nối tri thức (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Hoá học) kết nối tri thức Cuối kì 1 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 học kì 1 môn KHTN 9 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 1
HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Kim loại dẻo nhất là sodium.
B. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là thủy ngân.
C. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất là tungsten.
D. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc.
Câu 2: Trong dãy hoạt động hoá học, kim loại nào sau đây hoạt động mạnh hơn kim loại Zn?
A. Ag.
B. Na.
C. Cu.
D. Au.
Câu 3. Cu phản ứng với hoá chất nào dưới đây để có thể thu được CuSO4?
A. MgSO4.
B. Al2(SO4)3.
C. H2SO4 loãng.
D. H2SO4 đặc, nóng.
Câu 4. Dãy gồm các kim loại được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là:
A. Al, Na, Ba.
B. Ca, Ni, Zn.
C. Mg, Fe, Cu.
D. Fe, Cr, Cu.
Câu 5. Gang và thép là hợp kim của:
A. aluminum và copper.
B. iron và carbon.
C. carbon và silicon.
D. iron và aluminum.
Câu 6. Kim loại nào sau đây được điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện với chất khử là CO?
A. Ca.
B. K.
C. Cu.
D. Ba.
Câu 7. Trong các chất sau, chất nào là chất bán dẫn?
A. Iron.
B. Carbon.
C. Sodium.
D. Silicon.
Câu 8. Lưu huỳnh được sử dụng làm:
A. mặt nạ phòng độc
B. ruột bút chì.
C. pin mặt trời
D. sản xuất pháo hoa.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3 điểm) Cho các phản ứng sau:
a. Calcium phản ứng với oxygen.
b. Đốt cháy phosphorus đỏ trong oxygen.
c. Đốt cháy aluminium với oxygen.
d. Đốt cháy than trong không khí.
e. Đốt cháy sulfur với oxygen.
f. Copper phản ứng với oxygen.
Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) và cho biết sản phẩm oxide tạo thành thuộc loại oxide nào?
Câu 2. (2 điểm) Để hoà tan 8,1 gam một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng vừa đủ 450 mL dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch A và V lít khí H2 (đkc).
a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên kim loại đó.
b. Tính V.
Câu 3. (1 điểm) Một vết nứt đường ray tàu hoả có thể tích 8,96 cm3. Người ta dùng hỗn hợp Tecmit (Al; Fe2O3 theo tỉ lệ mol tương ứng 2:1) để hàn vết nứt trên. Biết lượng Fe cần hàn cho vết nứt bằng 79% lượng Fe sinh ra trong phản ứng nhiệt nhôm và giả thiết chỉ xảy ra phản ứng khử Fe2O3 thành Fe với hiệu suất 96%. Biết khối lượng riêng của sắt 7,9 g/cm3. Tính khối lượng của hỗn hợp Tecmit tối thiểu cần dùng.
BÀI LÀM
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
……….…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .............
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
CHỦ ĐỀ | NỘI DUNG KIẾN THỨC | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | Vận dụng cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Chương VI. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | Bài 18. Tính chất chung của kim loại | 1 | 1 | 1 | 2,5đ | |||||||
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học | 2 | 2 | 1 | 1đ | ||||||||
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim | 3 | 1 | 3 | 1 | 2,5đ | |||||||
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 2 | 1 | 2 | 1 | 4đ | |||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 điểm | |
Điểm số | 4đ | 0đ | 0đ | 3đ | 0đ | 2đ | 0đ | 1đ | 4đ | 6đ | ||
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % |
TRƯỜNG THCS .............
BẢNG ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2024 – 2025)
MÔN: HÓA HỌC 9 – KẾT NỐI TRI THỨC
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN | TL | TN | TL | |||
Chương VI. Kim loại. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | 8 | 3 | ||||
Bài 18. Tính chất chung của kim loại | Nhận biết | - Nêu được tính chất vật lí của kim loại. - Trình bày được tính chất hóa học cơ bản của kim loại: tác dụng với phi kim (oxygen, lưu huỳnh, chlorine), nước hoặc hơi nước, dung dịch hydrochloric acid, dung dịch muối. - Mô tả được một số khác biệt về tính chất giữa các kim loại thông dụng (nhôm, sắt, vàng,...). | 1 | C1 | ||
Vận dụng | 1 | C2 | ||||
Bài 19. Dãy hoạt động hóa học | Nhận biết | - Tiến hành được một số thí nghiệm hoặc mô tả được thí nghiệm (qua hình vẽ hoặc học liệu điện tử thí nghiệm) khi cho kim loại tiếp xúc với nước, hydrochloric acid,... - Nêu được dãy hoạt động hoá học (K, Na, Ca, Mg, AI, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au). - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học. | 2 | C2, 3 | ||
Bài 20. Tách kim loại và việc sử dụng hợp kim | Nhận biết | - Nêu được phương pháp tách kim loại theo mức độ hoá học của chúng. - Trình bày được quá trình tách một số kim loại có nhiều ứng dụng, như: + Tách sắt ra khỏi iron(III) oxide bởi carbon oxide. + Tách nhôm ra khỏi aluminium oxide bởi phản ứng điện phân. + Tách kẽm khỏi zinc sulfide bởi oxygen và carbon. - Nêu được khái niệm hợp kim. - Giải thích được vì sao trong một số trường hợp thực tiễn, kim loại được sử dụng dưới dạng hợp kim. - Nêu được thành phần, tính chất đặc trưng của một số hợp kim phổ biến, quan trọng, hiện đại. - Trình bày được các giai đoạn cơ bản của quá trình sản xuất gang; sản xuất thép. - Nêu được dãy hoạt động hóa học (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, H, Cu, Ag, Au) - Trình bày được ý nghĩa của dãy hoạt động hóa học | 3 | C4, 5, 6 | ||
Vận dụng cao | 1 | C3 | ||||
Bài 21. Sự khác nhau cơ bản giữa phi kim và kim loại | Nhận biết | - Nêu được ứng dụng của một số đơn chất phi kim thiết thực trong cuộc sống (than, lưu huỳnh, khí chlorine,…). - Chỉ ra được sự khác nhau cơ bản về một số tính chất giữa phi kim và kim loại: khả năng dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi, khối lượng riêng; khả năng tạo ion dương, ion âm; phản ứng với oxygen tạo oxide acid, oxide base. | 2 | C7, 8 | ||
Thông hiểu | 1 | C1 |