Đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều (Đề số 3)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
Chữ kí GT1: ........................... | |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
Con lừa già và người nông dân
Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình.
Họ xúc đất đổ vào giếng. Ngay từ đầu, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết. Nhưng sau đó con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy ra ngoài.
(Sưu tầm)
Câu 1. (0,5 điểm) Chuyện gì đã xảy ra với chú lừa nhỏ?
A. Nhảy xuống một cái giếng uống nước.
B. Bị rơi xuống một cái giếng cạn nước khá sâu.
C. Bị rơi xuống một cái giếng sâu đầy nước.
Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao người đàn ông quyết định chôn sống chú lừa?
A. Vì ông thấy con lừa đã già, kéo lên không có ích lợi gì và cái giếng cũng cần được lấp lại.
B. Vì ông muốn giúp chú lừa được giải thoát nhanh chóng khỏi nỗi tuyệt vọng.
C. Vì ông không muốn người khác nghe thấy tiếng chú lừa kêu rống.
Câu 3. (0,5 điểm) Nhờ đâu chú lừa nhỏ có thể thoát ra khỏi cái giếng?
A. Ông chủ lấy dây chứng kéo chú lừa lên.
B. Chú lừa giẫm lên đống đất cát có sẵn dưới giếng để thoát ra.
C. Chú lừa dựa vào trí thông minh của mình và liên tục đứng ngày càng cao hơn chỗ đất cát ông chủ đổ xuống để thoát ra.
Câu 4. (0,5 điểm) Em rút ra được bài học gì từ câu chuyện?
A. Sống phải biết giúp đỡ người khác.
B. Khi gặp khó khăn thì đừng vội đầu hàng mà hãy bình tĩnh, cố gắng tìm cách vượt qua.
C. Cần khôn ngoan giải quyết vấn đề một cách nhanh nhất.
2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)
Câu 5. (2,0 điểm) Sắp xếp các từ sau vào các nhóm phù hợp: xanh biếc, tròn xoe, xám xịt, cao lớn, kiên cường, vàng hoe, đen kịt, thật thà, mảnh mai, nhân hậu.
- Tính từ chỉ màu sắc
- Tính từ chỉ hình dáng
- Tính từ chỉ phẩm chất
Câu 6. (2,0 điểm) Xác định chủ ngữ trong các câu sau và cho biết thành phần đó có tác dụng gì?
a. Giữa đồng bằng xanh ngắt lúa xuân, con sông Nậm Rốm trắng sáng có khúc ngoằn ngoèo, có khúc trườn dài.
b. Đột ngột và mau lẹ, bọ vẹ ráng hết sức cong người chồm lên cái xác của mình, bám chặt lấy vỏ cây, rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve.
c. Đứng bên đó, Bé trông thấy con đò, xóm chợ, rặng trâm bầu và cả những nơi ba má Bé đang đánh giặc.
d. Tiếng cá quẫy xôn xao quanh mạn thuyền.
Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)
Hương làng
Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc.
Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư, hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.
Câu 8. Viết đoạn văn (2,5 điểm)
Đề bài: Viết bài văn miêu tả một cây hoa mà em yêu thích.
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 |
| 1 |
| 1 |
| 4 | 0 | 2,0 |
Luyện từ và câu |
| 1 |
| 1 |
|
| 2 | 0 | 4,0 |
Luyện viết chính tả |
|
|
| 1 |
|
| 0 | 1 | 1,5 |
Luyện viết đoạn văn |
|
|
|
|
| 1 | 0 | 1 | 2,5 |
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1 | 6 | 2 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 2,0 | 0,5 | 3,5 | 0,5 | 2,5 | 6,0 | 4,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 3,0 30% | 4,0 40% | 3,0 30% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được hình ảnh, nhân vật, chi tiết có ý nghĩa trong bài. |
| 2 |
| C1, 2 |
Kết nối | - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc. |
| 1 |
| C3 | |
Vận dụng | - Rút ra được bài học từ câu chuyện. |
| 1 |
| C4 | |
TỪ CÂU 5 – CÂU 6 | 2 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Xếp các tính từ vào nhóm thích hợp. | 1 |
| C5 |
|
Kết nối | - Xác định được chủ ngữ của câu và nêu tác dụng. | 1 |
| C6 |
| |
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 1 | 1 |
|
|
| ||
1. Luyện viết chính tả | Kết nối | - Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài. | 1 |
| C7 |
|
Câu 2 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết đoạn văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Miêu tả được cây hoa mà em yêu thích. - Bày tỏ tình cảm chân thành, trong sáng, tự nhiên với cây hoa đó. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. | 1 |
| C8 |
|