Đề thi cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều kì 1 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 1 tiếng việt 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1

TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

A.   TIẾNG VIỆT (6,0 điểm)

1. Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:

Cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập

Tôi vốn là đứa con gái chẳng gọn gàng gì. Tự tôi thấy thế vì mỗi lần học xong là bàn học của tôi chẳng khác gì một bãi chiến trường. Nhất là thời tiết lạnh giá này tôi không tài nào chăm chỉ được.

Tối nay vừa chui vào chiếc chăn ấm áp, tôi chợt nghe thấy lời than thở của chị bút mực: “Tôi chẳng biết anh thước, bác tẩy, chị bút chì có thấy khổ không chứ tôi thì bị hành hạ ghê quá. Sinh ra tôi là một cây bút đẹp đẽ, mới mẻ, bọc cẩn thận trong hộp nhựa, mà giờ mặt mũi tôi lúc nào cũng nhem nhuốc, bẩn thỉu. Những mảng da của tôi loang lổ, bong tróc dần. Thỉnh thoảng tôi lại bị ngã xuống nền nhà đau điếng”.

Anh thước kẻ nghe vậy cũng cảm thông:

- Tôi cũng nào có sung sướng hơn chị. Chị nhìn những vạch số của tôi còn thấy rõ nữa không? Cô chủ còn lấy dao vạch vạch những hình quái dị vào người tôi. Tôi còn thường xuyên bị đem ra làm vũ khí để chiến đấu nên người tôi sứt mẻ cả rồi.

Mấy cô cậu sách giáo khoa cũng chen vào: “Phải đấy! Phải đấy! Cô chủ thật là vô tâm, chẳng biết thương chúng ta chút nào. Chúng tôi giúp cô chủ học bài mà còn bị cô chủ vẽ bậy, dập ghim vào đầy người. Đau lắm!”

Những tiếng than vãn, tiếng thút thít, sụt sùi vang lên. Ôi! Các bạn đồ dùng học tập yêu quý của tôi. Tôi đã làm xấu, làm hỏng các bạn nhiều quá!

Câu 1. (0,5 điểm) Chị bút mực, anh thước kẻ, mấy cô cậu sách giáo khoa than vãn về điều gì?

A. Về việc bị cô chủ hành hạ.

B. Về việc bị những đồ dùng học tập khác bắt nạt.

C. Về việc bị cô chủ bỏ quên.

Câu 2. (0,5 điểm) Vì sao chúng lại than vãn, thút thít, sụt sùi?

A. Vì chúng phải làm việc cật lực, không có thời gian nghỉ ngơi.

B. Vì chúng giúp cô chủ học bài mà không được cô chủ yêu thương.

C. Vì chúng sắp bị cô chủ thay thế bằng những đồ dùng học tập mới.

Câu 3. (0,5 điểm) Cô chủ đã nhận ra điều gì qua cuộc nói chuyện của các đồ dùng học tập?

A. Cô đã làm mất nhiều đồ dùng học tập yêu quý.

B. Cô đã không dành thời gian tâm sự cùng các đồ dùng học tập để hiểu chúng hơn.

C. Cô đã làm xấu, làm hỏng các bạn đồ dùng học tập yêu quý.

Câu 4. (0,5 điểm) Em rút ra bài học gì qua câu chuyện trên?

A. Cần tâm sự nhiều hơn với các đồ dùng học tập để hiểu chúng.

B. Cần giữ gìn các đồ dùng học tập cẩn thận, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp.

C. Cần thay thế những đồ dùng học tập đã quá cũ.

2. Luyện từ và câu (4,0 điểm)

Câu 5. (2,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Tiếng cười rộ lên. Dấu Chấm nói:

- Theo tôi, tất cả là do cậu này chẳng bao giờ để ý đến dấu câu. Mỏi tay chỗ nào, cậu ta chấm chỗ ấy.

Cả mấy dấu câu đều lắc đầu:

- Ẩu thế nhỉ!

Bác chữ A đề nghị:

- Từ nay, mỗi khi em Hoàng định chấm câu, anh Dấu Chấm cần yêu cầu Hoàng đọc lại nội dung câu văn một lần nữa đã. Được không nào?

(Cuộc họp của chữ viết - Trần Ninh Hồ)

a. Trong đoạn văn trên, sự vật nào được nhân hóa? Nhân hóa bằng cách nào?

b. Tác dụng của biện pháp nhân hóa là gì?

Câu 6. (2,0 điểm) Tìm 3 động từ chỉ hoạt động của học sinh trong giờ thể dục. Đặt câu với các động từ đó.

B.   TẬP LÀM VĂN (4,0 điểm)

Câu 7. Nghe – viết (1,5 điểm)

Hoa học trò

          Nhưng hoa càng đỏ, lá lại càng xanh. Vừa buồn mà lại vừa vui mới thực là nỗi niềm của bông phượng. Hoa phượng là hoa học trò. Mùa xuân, phượng ra lá. Lá xanh um, mát rượi, ngon lành như lá me non. Lá ban đầu xếp lại, còn e ấp, dần dần xòe ra cho gió đưa đẩy. Lòng cậu học trò phơi phới làm sao! Cậu chăm lo học hành, rồi lâu cũng vô tâm quên mất màu lá phượng. Một hôm, bỗng đâu trên những cành cây, báo một tim thắm: Mùa hoa phượng bắt đầu. Đến giờ chơi, cậu học trò ngạc nhiên trông lên: Hoa nở lúc nào mà bất ngờ vậy?

Câu 8. Viết bài văn (2,5 điểm)

Đề bài: Viết một bức thư tới người bạn thân ở xa để thăm hỏi về tình hình sức khỏe và học tập của bạn.

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

Chủ đề/ Bài học

Mức độ

Tổng số câu

Điểm số

Mức 1                   Nhận biết

Mức 2

Kết nối

Mức 3

Vận dụng

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Đọc hiểu văn bản

2

 

1

 

1

 

4

0

2,0

Luyện từ và câu

 

0,5

 

0,5

 

1

2

0

4,0

Luyện viết chính tả

 

 

 

1

 

 

0

1

1,5

Luyện viết đoạn văn

 

 

 

 

 

1

0

1

2,5

Tổng số câu TN/TL

2

0,5

1

1,5

1

2

6

2

8 câu/10đ

Điểm số

1,0

1,0

0,5

2,5

0,5

4,5

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

2,0

20%

3,0

30%

5,0

50%

10,0

100%

10,0

 

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

A. TIẾNG VIỆT

TỪ CÂU 1 – CÂU 4

 

4

 

 

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh, nhân vật có ý nghĩa trong bài.

- Xác định được các chi tiết trong bài.

 

2

 

C1, 2

Kết nối

- Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài đọc.

 

1

 

C3

Vận dụng

- Rút ra bài học từ câu chuyện.

 

1

 

C4

TỪ CÂU 5 – CÂU 6

2

 

 

 

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Xác định được hình ảnh nhân hóa và cách nhân hóa.

1

 

C5.a

 

Kết nối

- Nêu được tác dụng của biện pháp nhân hóa.

1

 

C5.b

 

Vận dụng

- Tìm được các danh từ theo chủ đề.

- Đặt câu với các động từ, câu đúng ngữ pháp, đúng chính tả.

1

 

C6

 

B. TẬP LÀM VĂN

Câu 1

1

 

 

 

1. Luyện viết chính tả

Kết nối

- Vận dụng kĩ năng nghe – viết để hoàn thành bài.

1

 

C7

 

Câu 2

1

 

 

 

2. Luyện viết đoạn văn

Vận dụng

- Nắm được bố cục của một bức thư (mở đầu – nội dung – kết thúc).

- Hỏi thăm tình hình sức khỏe, học tập của bạn.

- Bày tỏ tình cảm chân thành, trong sáng, tự nhiên.

- Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

 

C8

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay