Đề thi cuối kì 2 khoa học tự nhiên 7 cánh diều (Đề số 6)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong thân cây, mạch rây có vai trò

A. vận chuyển nước và chất khoáng từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

B. vận chuyển các chất hữu cơ được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

C. vận chuyển các chất hữu cơ từ rễ lên thân, đến lá và các phần khác của cây.

D. vận chuyển nước và muối khoáng được tổng hợp trong quang hợp ở lá đến các bộ phận của cây.

Câu 2: Cơ thể người thường bổ sung nước qua

A. thức ăn và đồ uống.

B. thức ăn và trái cây.

C. sữa và trái cây.

D. thức ăn và sữa.

Câu 3: Khi đi ra vườn, Lan thấy mỗi lần chạm tay vào cây trinh nữ, lá của cây lại nhanh chóng cụp xuống. Hiện tượng này là

A. sự sinh trưởng của cây.

B. sự phát triển của cây.

C. sự cảm ứng của cây.

D. sự sinh sản của cây.

Câu 4: Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật nhằm

A. biến đổi kích thích của môi trường.

B. trả lời kích thích của môi trường.

C. phát tán kích thích của môi trường.

D. điều tiết kích thích của môi trường.

Câu 5: Người ta thường làm bù nhìn bằng rơm hoặc bằng nilong ở ruộng nương nhằm mục đích

A. hạn chế sâu bệnh hại.

B. xua đuổi chim phá hoại mùa màng.

C. tô điểm cho ruộng nương.

D. hạn chế sự phá hoại của con người.

Câu 6: Mô phân sinh lóng có vai trò làm cho

A. thân và rễ cây Hai lá mầm to ra.

B. thân và rễ cây Một lá mầm dài ra.

C. lóng của cây Một lá mầm dài ra.

D. cành của cây Hai lá mầm dài ra.

Câu 7: Giống gà ri có khối lượng tối đa đạt được là 2,5 kg. Ví dụ này chứng minh nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển ở sinh vật?

A. Đặc điểm loài.

B. Nhiệt độ.

C. Ánh sáng.

D. Dinh dưỡng.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A. Sinh trưởng của cơ thể động vật là quá trình tăng kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.

B. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, sự biến thái của châu chấu diễn ra trong giai đoạn hậu phôi.

C. Quá trình sinh trưởng, phát triển của cào cào, muỗi thuộc kiểu phát triển không qua biến thái.

D. Quá trình sinh trưởng, phát triển của động vật chia thành hai giai đoạn: giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.

Câu 9: Hình thức sinh sản nào sau đây chỉ tạo ra đúng hai cá thể con giống nhau từ một cá thể mẹ?

A. Trinh sinh.

B. Phân đôi.

C. Nảy chồi.

D. Phân mảnh.

Câu 10: Sự thụ tinh là quá trình kết hợp giữa

A. hạt phấn với tế bào noãn trong bầu nhụy tạo thành hợp tử.

B. tế bào sinh dục đực với tế bào sinh dục cái tạo thành hợp tử.

C. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong cơ thể của con cái.

D. tinh trùng với tế bào trứng xảy ra trong trứng đã thụ tinh.

Câu 11: Trường hợp nào sau đây không phải là sinh sản vô tính ở thực vật?

A. Cây cỏ gấu non phát triển từ rễ củ.

B. Cây dương xỉ non phát triển từ bào tử.

C. Cây sắn dây phát triển từ một đoạn thân.

D. Cây táo non phát triển từ hạt.

Câu 12: Phát biểu nào không đúng khi nói về điều khiển sự sinh sản ở sinh vật?

A. Ở thực vật, có thể sử dụng hormone để kích thích sự ra hoa sớm.

B. Ở một số động vật, có thể tiêm hormone để thúc đẩy sự chín và rụng nhiều trứng.

C. Ở động vật, chỉ có thể điều khiển sinh sản theo hướng điều khiển số con.

D. Có thể điều chỉnh các yếu tố môi trường để điều khiển sự sinh sản ở thực vật.

Câu 13: Hoạt động cảm ứng có vai trò nào sau đây đối với cơ thể sinh vật? 

A. Giúp cung cấp năng lượng và vật chất cho các hoạt động sống.

B. Giúp cơ thể phản ứng với các kích thích của môi trường, đảm bảo sự tồn tại.

C. Giúp sinh vật tăng kích thước và khối lượng, hoàn thiện các chức năng sống.

D. Giúp sinh vật tăng số lượng cá thể, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

Câu 14: Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình trao đổi chất bị trục trặc?

A. Cơ thể tăng cường hấp thụ các chất dinh dưỡng qua da.

B. Hệ vận động và hệ tuần hoàn tăng cường hoạt động.

C. Sinh vật chủ động giảm kích thước và khối lượng cơ thể.

D. Các hoạt động sống của sinh vật đều bị ảnh hưởng.

Câu 15: Vào mùa hè, ta thường nghe thấy tiếng ếch nhái kêu. Tiếng kêu của ếch nhái nhằm mục đích gì và thuộc loại tập tính nào ở động vật?

A. Mục đích kêu gọi bạn tình. Đây là tập tính sinh sản.

B. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính kiếm ăn.

C. Mục đích thu hút con mồi. Đây là tập tính kiếm ăn.

D. Mục đích thông báo mùa hè. Đây là tập tính di cư.

Câu 16: Vì sao người ta có thể sử dụng ong mắt đỏ để diệt sâu hại cây trồng?

A. Vì thức ăn của ong mắt đỏ là các loài sâu hại.

B. Vì ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng vào trong trứng của các loài sâu hại.

C. Vì ong mắt đỏ có tập tính nửa kí sinh trong cơ thể sâu hại.

D. Vì ong mắt đỏ có tập tính trích nọc độc tiêu diệt côn trùng.

 

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm):

a,Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mỗi nhân tố lấy 1 VD minh họa

b, Muốn trồng cây trái vụ (ví dụ thanh long, xoài,…) vẫn đạt năng suất cao thì có thể có biện pháp nào?

Bài 2:

a) (2 điểm) Trình bày vai trò của hormone nhân tạo trong điều khiển sinh sản ở sinh vật.

b) (1 điểm) Khi sử dụng chất kích thích điều khiển sinh sản ở sinh vật cần lưu ý điều gì? Vì sao?

Bài 3: (1 điểm) Lấy một ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống ở người.

 

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

 

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0,5

Cảm ứng ở sinh vật

 

2

 

1

 

2

 

 

 

5

1,25

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1

1

 

2

 

 

 

 

1

3

2,75

Sinh sản ở sinh vật

 

2

1

2

1

 

 

 

2

4

4

Cơ thể người là một thể thống nhất

 

1

 

1

 

 

1

 

1

2

1,5

Tổng số ý/câu

1

8

1

6

1

2

1

 

4

16

100 %

Điểm số

1,5đ

0,5

0

Tổng số điểm

40%

3,5đ

35%

1,5đ

15%

10%

10đ

100%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi khoa học tự nhiên 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay