Đề thi cuối kì 2 khoa học tự nhiên 7 cánh diều (Đề số 7)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra khoa học tự nhiên 7 cánh diều kì 2 đề số 7. Cấu trúc đề thi số 7 cuối kì 2 môn khoa học tự nhiên 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THCS……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 60 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

 

 

Điểm bằng số

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Cân bằng nước trong cây là

A. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ, sử dụng và thoát hơi nước của cây.

B. sự cân bằng giữa lượng nước cho quá trình hô hấp và thoát hơi nước của cây.

C. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và lượng nước sử dụng cho quang hợp.

D. sự cân bằng giữa lượng nước hấp thụ và dùng cho quá trình thoát hơi nước.

Câu 2: Hình thức dinh dưỡng phổ biến của động vật là

A. tự dưỡng.

B. dị dưỡng.

C. hóa dưỡng.

D. hoại dưỡng.

Câu 3: Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm

A. hướng nước, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc, hướng hóa.

B. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng hóa.

C. hướng nước, hướng nhiệt, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.

D. hướng nhiệt, hướng ánh sáng, hướng tiếp xúc và hướng dinh dưỡng.

Câu 4: Tập tính bẩm sinh là

A. các tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

B. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể nhưng mang tính đặc trưng cho loài.

C. các tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

D. các tập tính sinh ra đã có nhưng mang tính cá thể, không đặc trưng cho loài.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về cảm ứng ở sinh vật?

A. Cảm ứng giúp sinh vật tồn tại, phát triển thích nghi với sự thay đổi của môi trường trong một thời gian nhất định.

B. Cảm ứng của thực vật thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái hoặc sự vận động các cơ quan.

C. Cảm ứng ở thực vật chỉ gồm 3 hình thức là hướng sáng, hướng nước, hướng tiếp xúc.

D. Cảm ứng ở động vật thường diễn ra với tốc độ nhanh hơn và dễ nhận thấy hơn cảm ứng ở thực vật.

Câu 6: Kết quả của quá trình phát triển ở thực vật có hoa là

A. làm cho cây ngừng sinh trưởng và ra hoa.

B. làm cho cây lớn lên và to ra.

C. làm cho cây sinh sản và chuyển sang già cỗi.

D. hình thành các cơ quan rễ, thân, lá, hoa, quả.

Câu 7: Cây nhãn cao lên là kết quả hoạt động của mô phân sinh nào sau đây?

A. Mô phân sinh đỉnh rễ.

B. Mô phân sinh đỉnh thân.

C. Mô phân sinh bên.

D. Mô phân sinh lóng.

Câu 8: Trong các nhóm động vật sau, nhóm động vật nào có đặc điểm con non nở ra từ trứng có đặc điểm hình thái khác với cơ thể trưởng thành?

A. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, rắn.

B. Ruồi, muỗi, ếch, châu chấu, bướm.

C. Ong, ruồi, rắn, muỗi, ếch.

D. Chim sẻ, ong, ruồi, muỗi, rắn.

Câu 9: Trong sinh sản vô tính ở động vật, từ một cá thể

A. thường sinh ra một hay nhiều cá thể khác cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.

B. luôn sinh ra nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

C. thường sinh ra một hay nhiều cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng với trứng.

D. luôn sinh ra chỉ một cá thể giống cá thể mẹ và không có sự kết hợp giữa tinh trùng và trứng.

Câu 10: Quả được hình thành do sự biến đổi của

A. nhị hoa.

B. đài hoa.

C. noãn đã thụ tinh.

D. bầu nhụy.

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây không thuộc sinh sản vô tính?

A. Cá thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu.

B. Tạo ra thế hệ cá thể con rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi.

C. Tạo ra số lượng lớn cá thể con trong một thời gian ngắn.

D. Tạo ra thế hệ cá thể con thích nghi tốt với môi trường sống ổn định.

Câu 12: Biện pháp nào sau đây thường được sử dụng để làm tăng số con của cá mè và cá trắm?

A. Bổ sung thêm thức ăn vào giai đoạn sinh sản.

B. Sử dụng hormone hoặc chất kích thích tổng hợp.

C. Sử dụng phương pháp nhân bản vô tính.

D. Thay đổi nhiệt độ nước vào giai đoạn sinh sản.

Câu 13: Sự phân chia của tế bào giúp

A. cơ thể lớn lên và sinh sản.

B. cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động.

C. cung cấp các sản phẩm tổng hợp cho tế bào.

D. giúp cơ thể thích ứng với kích thích từ môi trường.

Câu 14: Biểu hiện nào sau đây thể hiện sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật?

A. Sự trao đổi nước và trao đổi khí của cơ thể sinh vật với môi trường.

B. Sự tạo ra những cá thể mới thích nghi cao với sự thay đổi của môi trường.

C. Sự tăng lên về kích thước và khối lượng, phát sinh các cơ quan trong cơ thể.

D. Sự tiếp nhận và trả lời các kích thích có cường độ tới ngưỡng của môi trường.

Câu 15: Vì sao người ta có thể dùng biện pháp bẫy đèn ban đêm để diệt côn trùng có hại?

A. Vì côn trùng bị thu hút bởi ánh đèn vào ban đêm nên có thể dùng bẫy đèn có thể thu hút và bắt côn trùng.

B. Vì côn trùng sợ ánh đèn vào ban đêm nên khi nhìn thấy ánh đèn chúng sẽ tự động tránh xa.

C. Vì ánh đèn có thể trực tiếp tiêu diệt côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt trực tiếp côn trùng.

D. Vì ánh đèn có thể thu hút nhiều loài sinh vật ăn côn trùng nên có thể dùng bẫy đèn để tiêu diệt gián tiếp côn trùng.

Câu 16: Biện pháp vun gốc cho cây khoai tây dựa trên

A. tính hướng đất và tránh ánh sáng của rễ.

B. tính hướng đất và hướng ánh sáng của rễ.

C. tính tránh đất và hướng ánh sáng của rễ.

D. tính tránh đất và tránh ánh sáng của rễ.

PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Bài 1 (2 điểm): Nêu các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng. Mỗi nhân tố lấy 1 VD minh họa

Bài 2 (3 điểm):

a) (2 điểm) Người ta đã điều khiển ánh sáng để cây ra hoa đúng thời vụ như thế nào? Nêu 2 ví dụ minh họa.

b) (1 điểm) Một số cây chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè hoặc mùa đông. Theo em, sự ra hoa, tạo quả của cây đó chịu ảnh hưởng rõ rệt của yếu tố môi trường nào?

Bài 3 (1 điểm)  Lấy một ví dụ chứng minh mối quan hệ tác động qua lại giữa các hoạt động sống ở người.

  

TRƯỜNG THCS .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2022 – 2023)

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

 

Tên bài

MỨC ĐỘ ĐÁNH GIÁ

Tổng số ý/ câu

Tổng % điểm

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Tự luận

Trắc nghiệm

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở sinh vật

 

2

 

 

 

 

 

 

 

2

0,5

Cảm ứng ở sinh vật

 

2

 

1

 

2

 

 

 

5

1,25

Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

1

1

 

2

 

 

 

 

1

3

2,75

Sinh sản ở sinh vật

 

2

1

2

1

 

 

 

2

4

4

Cơ thể người là một thể thống nhất

 

1

 

1

 

 

1

 

1

2

1,5

Tổng số ý/câu

1

8

1

6

1

2

1

 

4

16

100 %

Điểm số

1,5đ

0,5

0

Tổng số điểm

40%

3,5đ

35%

1,5đ

15%

10%

10đ

100%

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi khoa học tự nhiên 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay