Đề thi cuối kì 2 KHTN 6 Vật lí Cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 6 (Vật lí) cánh diều Cuối kì 2 Đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 học kì 2 môn KHTN 6 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 6 sách cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2
VẬT LÍ 6 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
✂
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: Lực nào sau đây là lực tiếp xúc?
A. Lực hút của Trái Đất tác dụng lên quả táo trên cây.
B. Lực của chân người tác dụng lên đĩa cân khi kiểm tra sức khoẻ.
C. Lực hút giữa hai thanh nam châm khi đặt các cực khác tên gần nhau.
D. Lực hút giữa Mặt Trời và Trái Đất.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khối lượng được đo bằng đơn vị gam.
B. Kilôgam là đơn vị đo khối lượng.
C. Trái Đất hút các vật.
D. Không có lực hấp dẫn trên Mặt Trăng.
Câu 3: Một vật đang chuyển động, vật đó chắc chắn có
A. năng lượng ánh sáng.
B. năng lượng điện.
C. năng lượng nhiệt.
D. động năng.
Câu 4: Đặt một chiếc thìa inox vào cốc nước nóng, em sẽ thấy chiếc thìa cũng nóng lên. Dạng năng lượng nào đã được truyền từ nước nóng trong cốc cho thìa inox?
A. Năng lượng nhiệt.
B. Năng lượng hoá học.
C. Năng lượng âm thanh.
D. Năng lượng ánh sáng.
Câu 5. Năng lượng nào sau đây không phải là năng lượng tái tạo?
A. Năng lượng của sóng biển.
B. Năng lượng mặt trời.
C. Năng lượng của gió.
D. Năng lượng của than đá.
Câu 6: Khi nói về hiện tượng mọc và lặn hằng ngày của Mặt Trời, em hãy cho biết nhận định nào sau đây là đúng?
A. Mặt Trời mọc ở hướng tây lúc sáng sớm.
B. Mặt Trời mọc ở hướng đông lúc sáng sớm.
C. Mặt Trời mọc ở hướng bắc lúc sáng sớm.
D. Mặt Trời mọc ở hướng nam lúc sáng sớm.
Câu 7: Các hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng được thay đổi lần lượt từ ngày này sang ngày khác. Từ ngày không trăng này đến ngày không trăng kế tiếp được gọi là Tuần Trăng. Em hãy cho biết thời gian gần đúng của Tuần Trăng?
A. 1 năm.
B. 7 ngày.
C. 29 ngày.
D. 1 ngày.
........................................…
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm) Hãy giải thích các hiện tượng sau và cho biết trường hợp nào ma sát có lợi, trường hợp nào ma sát có hại.
a) Sàn nhà tắm được lót gạch chống trượt.
b) Giày dép đi lâu bị mòn.
c) Khi phanh xe, xe dừng lại.
Câu 2. (2,0 điểm) Một học sinh xách một chiếc cặp nặng 100 N đi từ tầng 1 lên tầng 3 của trường học. Biết mỗi tầng của trường học cao 3,5 m và 1 J là năng lượng cần để nâng một vật nặng 1 N lên độ cao 1 m. Hỏi năng lượng mà học sinh này cần sử dụng là bao nhiêu jun?
Câu 3. (1,0 điểm)
........................................…
BÀI LÀM
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 6 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
9. LỰC | Bài 27. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | |||||||
Bài 28. Lực ma sát | 1 | 0 | 1 | 3,0đ | ||||||||
Bài 29. Lực hấp dẫn | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
10. NĂNG LƯỢNG | Bài 30. Các dạng năng lượng | 1 | 1 | 1 | 1 | 2,5đ | ||||||
Bài 31. Sự chuyển hoá năng lượng | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 32. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | 1 | 1 | 0 | 0,5 điểm | ||||||||
11. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI; MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ | Bài 33. Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,5đ | ||||||
Bài 34. Các dạng nhìn thấy của Mặt Trăng | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Bài 35. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | 1 | 1 | 0 | 0,5đ | ||||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 10 | |
Điểm số | 4 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: VẬT LÍ 6 – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số câu) | TN (số câu) | TL (số câu) | TN (số câu) | |||
CHỦ ĐỀ 9. LỰC | 3 | 8 | ||||
Bài 27. Lực tiếp xúc và lực không tiếp xúc | Nhận biết | - Nêu được lực tiếp xúc xuất hiện khi vật gây ra lực có sự tiếp xúc với vật chịu tác dụng của lực; lấy được ví dụ về lực tiếp xúc. | 1 | C1 | ||
Bài 28. Lực ma sát | Thông hiểu | - Nêu được sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng. - Nêu được tác dụng cản trở và tác dụng thúc đẩy chuyển động của lực ma sát. | 1 | C1 | ||
Bài 29. Lực hấp dẫn | Nhận biết | - Nêu được các khái niệm: khối lượng (số đo lượng chất của một vật), lực hấp dẫn (lực hút giữa các vật có khối lượng). | 1 | C2 | ||
CHỦ ĐỀ 10. NĂNG LƯỢNG | ||||||
Bài 30. Các dạng năng lượng | Nhận biết | - Phân loại được năng lượng theo tiêu chí. | 1 | C3 | ||
Vận dụng | - Từ thực tế, chứng tỏ được năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. | 1 | C2 | |||
Bài 31. Sự chuyển hoá năng lượng | Nhận biết | - Nêu được sự truyền năng lượng ở một số trường hợp đơn giản trong thực tiễn. | 1 | C4 | ||
Bài 32. Nhiên liệu và năng lượng tái tạo | Nhận biết | - Nêu được một số năng lượng tái tạo thông dụng. | 1 | C5 | ||
CHỦ ĐỀ 11. CHUYỂN ĐỘNG NHÌN THẤY CỦA MẶT TRỜI; MẶT TRĂNG; HỆ MẶT TRỜI VÀ NGÂN HÀ | ||||||
Bài 33. Hiện tượng mọc và lặn của Mặt Trời | Nhận biết | - Nhận biết được thời điểm ở trên Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. | 1 | C6 | ||
Vận dụng cao | - Giải thích được một cách định tính và sơ lược: từ Trái Đất thấy Mặt Trời mọc và lặn hằng ngày. Qua đó tính toán được thời gian quan sát thấy Mặt Trời. | 1 | C3 | |||
Bài 34. Các dạng nhìn thấy của Mặt Trăng | Nhận biết | - Nhận biết được một số hình dạng nhìn thấy của Mặt Trăng trong Tuần Trăng. Qua đó, nhận biết được thời gian của Tuần Trăng. | 1 | C7 | ||
Bài 35. Hệ Mặt Trời và Ngân Hà | Nhận biết | - Nêu được Mặt Trời và sao phát sáng: Mặt Trăng, các hành tinh và sao chổi phản xạ ánh sáng Mặt Trời. | 1 | C8 |