Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 10)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

   

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

  

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

  

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

  

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

 

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

 

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

  

1

1

 

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Tại phiên họp, đại biểu Quốc hội có quyền gì?

A. Biểu quyết hoặc không biểu quyết.

B. Biểu quyết tán thành hoặc không tán thành.

C. Biểu quyết tán thành hoặc không biểu quyết.

D. Biểu quyết tán thành, không tán thành hoặc không biểu quyết.

Câu 2. Nhận định nào dưới đây là không đúng?

A. Tòa án nhắn dân là cơ quan xét xử tại Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

B. Trong hệ thống tòa án nhân dân không có tòa án nhân dân cấp cao.

C. Viện kiểm sát là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hoà xä hội chủ nghĩa Việt Nam.

D. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên.

Câu 3. Uỷ ban nhân dân có chức năng gì?

A. Quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

D. Giám sát việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

Câu 4. Nhận định nào dưới đây là đúng?

A. Hội đồng nhân dân chỉ họp thường lệ hai kì mỗi năm.

B. Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng cách lấy ý kiến của Chủ tịch Hội đồng nhân dân.

C. Hội đồng nhân dân có thể họp chuyên đề hoặc họp để giải quyết các công việc phát sinh đột xuất.

D. Hội đồng nhân dân luôn luôn họp công khai.

Câu 5. Vì sao pháp luật mang bản chất xã hội?

A. Bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. Do Nhà nước ban hành.

C. Luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. Phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không thể hiện vai trò của Nhà nước trong quản lí xã hội bằng pháp luật?

A. Nhà nước công bố pháp luật tới mọi người dân.

B. Nhà nước ban hành pháp luật trên quy mô toàn xã hội.

C. Công dân chủ động, tự giác tìm hiểu và thực hiện đúng pháp luật.

D. Phổ biến, giáo dục pháp luật thông qua các phương tiện truyền thông.

Câu 7. Cơ quan có thẩm quyền ban hành Thông tư là cơ quan nào?

A. Chính Phủ.

B. Thủ tướng.

C. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.

D. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

Câu 8. Chế định pháp luật là gì?

A. Đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật.

B. Tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất.

C. Một nhóm quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội có cùng tính chất.

D. Một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

Câu 9. Hệ thống pháp luật là gì?

A. Là cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành các ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

B. Là cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật.

C. Là biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

D. Là cấu trúc bên trong của pháp luật, biểu hiện ở sự liên kết, gắn bó thống nhất nội tại với nhau của các quy phạm pháp luật, được phân định thành chế định pháp luật, ngành luật, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau trong một chỉnh thể thống nhất.

Câu 10. Toà án nhân dân thành phố B ra quyết định xử phạt C 5 năm tù về tội “Vận chuyển trái phép chất ma tuý”. Quyết định của Toà án là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 11. Các bạn nam thanh niên ở khu dân cư X tham gia nhập ngũ theo đúng quy định của luật Nghĩa vụ quân sự. Việc làm này là biểu hiện của hình thức thực hiện pháp luật nào dưới đây?

A. Sử dụng pháp luật.

B. Tuân thủ pháp luật.

C. Thi hành pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Câu 12. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm gì?

A. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

B. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là công cụ bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

C. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của bộ máy nhà nước, là luật bảo vệ quyền con người và có giá trị pháp lí cao nhất.

D. Là luật quy định nguyên tắc tổ chức của các tổ chức chính trị - xã hội, là luật bảo vệ quyền con người và quyền công dân và có giá trị pháp lí cao nhất.

Câu 13. Hành vi không tuân tuân theo Hiến pháp là hành vi nào sau đây?

A. Đi nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi.

B. Đóng thuế đầy đủ.

C. Tham gia bầu cử tại địa phương sinh sống.

D. Tham gia vào các tệ nạn.

Câu 14. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 được Quốc hội khoá nào thông qua?

A. Quốc hội khoá 13.

B. Quốc hội khoá 12.

C. Quốc hội khoá 11.

D. Quốc hội khoá 10.

Câu 15. Hiến pháp năm 2013 quy định lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm những nhân tố nào?

A. Đất liền, vùng biển và vùng trời.

B. Đất liền, vùng đất và vùng trời.

C. Đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời.

D. Đất liền, vùng đất, vùng biển và vùng trời.

Câu 16. Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng những hình thức nào?

A. Dân chủ trực tiếp.

B. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện.

C. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại điện, dân chủ nghị viện.

D. Dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đân chủ nghị viện, dân chủ tuyệt đối.

Câu 17. Cơ sở hình thành Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?

A. Liên kết giữa giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

B. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giới cấp nông dân.

C. Liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp thống trị.

D. Liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Được đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp.

B. Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông.

C. Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm đến điều gì?

A. Lợi ích quốc gia, dân tộc.

B. Quyền và lợi ích cá nhân.

C. Lợi ích của nước khác.

D. Quyền và lợi ích của người khác.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”?

A. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ.

B. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng.

C. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.

D. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp.

Câu 21. Các nội dung về văn hoá, giáo dục được quy định tại Hiến pháp có ý nghĩa gì đối với đời sống của người dân và đất nước?

A. Nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

B. Đảm bảo sự phát triển toàn diện của con người, đời sống của con người được đảm bảo.

C. Phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 22. Cơ sở gia công các sản phẩm nhựa của gia đình ông A không sử dụng bất kì phương pháp chống ồn, chống ô nhiễm môi trường. Hàng ngày, tiếng ồn từ máy xay nhựa, máy ép, máy dập với âm thanh rất lớn, bụi nhựa bay ra không khí, làm ảnh hưởng tới cuộc sống của các hộ gia đình trong khu vực. Khi được mọi người và cơ quan chức năng nhắc nhở, ông A cho rằng: “Tiếng ồn không phải là một dạng ô nhiễm và tôi không khắc phục”.

Ông A đã vi phạm nội dung gì của Hiến pháp năm 2013?

A. Ông A đã vi phạm nội dung bảo vệ con người của Hiến pháp năm 2013.

B. Ông A đã vi phạm nội dung bảo vệ môi trường của Hiến pháp năm 2013.

C. Ông A đã vi phạm nội dung bảo vệ văn hóa của Hiến pháp năm 2013.

D. Ông A đã vi phạm nội dung bảo vệ xã hội của Hiến pháp năm 2013.

Câu 23. Những việc học sinh nên làm để góp phần bảo vệ, xây dựng bộ máy nhà nước Việt Nam là gì?

A. Tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tổ dân cư để có môi trường sống trong lành.

B. Ra sức học tập, tu dưỡng đạo đức, rèn luyện sức khoẻ, luyện tập quân sự.

C. Tích cực tham gia phong trào bảo vệ trật tự, an ninh trong trường học và nơi cư trú.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 24. Đâu không phải là nhiệm vụ của Chính phủ?

A. Tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội.

B. Thống nhất quản lí nền hành chính quốc gia.

C. Trình dự án luật, dự án ngân sách nhà nước và các dự án khác trước Quốc hội.

D. Quyết định chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. (1,0 điểm) Trình bày nội dung cơ bản của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ và môi trường.

b. (1,0 điểm) Nhận xét hành vi của các nhân vật trong các trường hợp sau đây:

(1) Ông M thường tự pha chế thuốc trừ sâu sinh học an toàn cho con người và môi trường để phun cho vườn cây ăn quả của gia đình mình.

(2) Ông S và con trai thường xuyên dùng kích điện đánh bắt cá trên sông.

Câu 2 (2,0 điểm): Xử lí tình huống sau.

Bác tổ trưởng khu phố nhà H đến từng hộ gia đình phát tài liệu hướng dẫn phòng cháy chữa cháy và yêu cầu mỗi gia đình cam kết việc rà soát các thiết bị để đề phòng các trường hợp cháy nổ trong gia đình của mình nhưng có một số hộ không kí bản cam kết.

Nếu chứng kiến tình huống trên, em sẽ làm gì?

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay