Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

   

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

  

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

  

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

  

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

 

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

 

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

  

1

1

I. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây nói về chức năng của Chính phủ?

A. Quản lí mọi mặt hoạt động của Nhà nước và đời sống xã hội trên phạm vi toàn quốC.

B. Bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật.

C. Thống nhất quản lí việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp cơ bản?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 3. Hành vi nào sau đây thể hiện chức năng của Hội đồng nhân dân?

A. Tổ chức và giám sát thực hiện phong trào trồng cây xanh, đảm bảo mĩ quan đô thị.

B. Tổ chức, thành lập và rèn luyện đội dân quân tự vệ tại địa phương.

C. Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về công tác cán bộ của Hội đồng nhân dân các cấp.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4. Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân là gì?

A. Biểu quyết.

B. Kì họp.

C. Tuân theo các văn bản của Quốc hội.

D. Bỏ phiếu kín.

Câu 5. Vì sao pháp luật mang bản chất xã hội?

A. bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội.

B. do Nhà nước ban hành.

C. luôn tồn tại trong mọi xã hội.

D. phản ánh lợi ích của giai cấp cầm quyền.

Câu 6. Câu thơ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền nói về nội dung nào của pháp luật?

A. Khái niệm của pháp luật.

B. Đặc điểm của pháp luật.

C. Vai trò của pháp luật.

D. Quyền hạn của pháp luật.

Câu 7. Vì sao văn bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính là văn bản áp dụng pháp luật?

A. Chứa đựng các quy tắc xử sự cá biệt.

B. Ban hành dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật.

C. Có nội dung áp dụng đối với cá nhân, tổ chức xác định trong thực tiễn.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 8. Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?

A. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.

B. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.

C. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

A. Chủ tịch nước.

B. Quốc hội.

C. Tòa án nhân dân.

D. Chính phủ.

Câu 10. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

A. Ban hành pháp luật.

B. Thực hiện pháp luật.

C. Xây dựng pháp luật.

D. Phổ biến pháp luật.

Câu 11. Chị T sau khi tốt nghiệp đại học liền về quê, đăng kí thành lập cơ sở kinh doanh để phát triển nghề truyền thống mây tre đan của gia đình, tổ chức việc kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật. Chị T đã

A. Tuân thủ pháp luật.

B. Sử dụng pháp luật.

C. Áp dụng pháp luật.

D. Thi hành pháp luật.

Câu 12. Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?

A. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

B. Là văn bản do Quốc hội - cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.

C. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật kháC.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đến nay đã có mấy bản Hiến pháp?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.

Câu 14. Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?

A. Sửa đổi, bổ sung.

B. Thay thế.

C. Xóa bỏ.

D. Giữ nguyên.

Câu 15. Vì sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp?

A. Vì đó là những nội dung quan trọng, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.

B. Vì đó là những nội dung cơ bản của Hiến pháp.

C. Vì đó là những nội dung cần có để hoàn chỉnh Hiến pháp.

D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16. Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày nào?

A. 2 tháng 9 năm 1941.

B. 2 tháng 9 năm 1943.

C. 2 tháng 9 năm 1945.

D. 2 tháng 9 năm 1940.

Câu 17. Đảng Cộng sản Việt Nam là đội tiên phong của giai cấp nào?

A. Công nhân.

B. Nông dân.

C. Tri thức.

D. Lãnh đạo.

Câu 18. Hành vi nào dưới đây công dân nên làm để góp phần thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 2013?

A. Tham gia góp ý kiến xây dựng, sửa đổi Hiến pháp, pháp luật.

B. Tham gia bàn bạc, quyết định chủ trương xây dựng các công trình phúc lợi công cộng.

C. Tố cáo, khiếu nại những việc làm sai trái của các cơ quan quản lí nhà nước.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây thể hiện quyền học tập của công dân?

A. Được đến trường và có quyền học tập tại tất cả các loại hình trường lớp.

B. Được phổ cập giáo dục đến cấp trung học cơ sở, tiến tới phổ cập cấp trung học phổ thông.

C. Được nhà nước hỗ trợ về học phí và về cơ sở vật chất.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 20. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

A. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.

B. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.

C. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.

D. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

Câu 21. Nền kinh tế nước ta có mấy hình thức sở hữu?

A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.

Câu 22. Anh H có ý định thành lập doanh nghiệp tư nhân kinh doanh máy rửa tay tự động. Khi anh đến Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh P để đăng kí thành lập doanh nghiệp thì được chị E (chuyên viên phòng Đăng kí doanh nghiệp) thông tin rằng: Hạn mức đăng kí kinh doanh máy rửa tay năm 2021 đã hết nên không thể duyệt hồ sơ của anh H. Chị E đã không thực hiện tốt trách nhiệm trong lĩnh vực nào của Hiến pháp?

A. Kinh tế.

B. Giáo dục.

C. Văn hóa.

D. Khoa học, công nghệ.

Câu 23. Cơ quan nào mang quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân?

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Chính phủ.

D. Ủy ban nhân dân.

Câu 24. Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân?

A. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.

B. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

C. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

D. Cả A, B, C đều đúng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). 

a. (1,0 điểm) Trình bày vai trò của pháp luật đối với đời sống.

b. (1,0 điểm) Nhận xét về hành vi của mỗi nhân vật trong các tình huống sau:

(1) Ông K – chủ tịch xã A kí quyết định cho phép một công ty xây dựng khai thác đất, đá ở địa phương mà không thông qua ý kiến tập thể.

(2) Giáo viên H thường xuyên nhắc nhở học sinh không nên chia sẻ những bài viết có nội dung tiêu cực liên quan đến chính trị khi sử dụng mạng xã hội.

Câu 2 (2,0 điểm). Xử lí tình huống.

Khi tới Ủy ban nhân dân xã để làm thủ tục xác nhận một số giấy tờ cá nhân. T thấy một bác cao tuổi đang muốn được giải đáp một số thủ tục hành chính mà bác chưa rõ nhưng các cán bộ tiếp dân đều tỏ ra đang bận việc, không nhiệt tình trả lời.

Nếu là T, em sẽ làm gì?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay