Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN, BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ II – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10

Thời gian: 45 phút

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

   

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

  

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

  

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

  

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

 

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

 

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

  

1

1

 

  1. Đề kiểm tra đánh giá

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (6,0 ĐIỂM)

Lựa chọn đáp án đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1. Nội dung nào dưới đây thể hiện chế độ làm việc theo hội nghị và quyết định theo đa số của Quốc hội?

  1. Quốc hội sẽ thực hiện các nhiệm vụ của mình thông qua việc mở các hội nghị.
  2. Quốc hội tiến hành thảo luận và quyết định theo đa số các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình. 
  3. Quốc hội quyết định các vấn đề tại phiên họp bằng biểu quyết.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 2. Viện kiểm sát nhân dân do ai lãnh đạo?

  1. Viện trưởng.
  2. Quốc hội.
  3. Chính phủ.
  4. Tòa án nhân dân.

Câu 3. Hình thức hoạt động quan trọng nhất của Hội đồng nhân dân là gì?

  1. Biểu quyết.
  2. Kì họp.
  3. Tuân theo các văn bản của Quốc hội.
  4. Bỏ phiếu kín.

Câu 4. Hoạt động của Uỷ ban nhân dân thể hiện nguyên tắc tổ chức và hoạt động nào của bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam?

  1. Tập trung dân chủ.
  2.  Phát huy vai trò tập thể.
  3.  Đề cao trách nhiệm cá nhân.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 5. Pháp luật là quy tắc xử sự chung, được áp dụng đối với tất cả mọi người là thể hiện đặc trưng nào dưới đây của pháp luật?

  1. Tính quy phạm phổ biến.
  2. Tính phổ cập.
  3. Tính rộng rãi.
  4. Tính nhân văn.

Câu 6. Câu thơ Bảy xin Hiến pháp ban hành/ Trăm điều phải có thần linh pháp quyền nói về nội dung nào của pháp luật?

  1. Khái niệm của pháp luật.
  2. Đặc điểm của pháp luật.
  3. Vai trò của pháp luật.
  4. Quyền hạn của pháp luật.

Câu 7. Hệ thống pháp luật Việt Nam có bao nhiêu ngành luật?

  1. 10.
  2. 11.
  3. 12.
  4. 13.

Câu 8. Học sinh trung học phổ thông cần có trách nhiệm gì đối với pháp luật?

  1. Kiên quyết phản đối những hành vi vi phạm pháp luật.
  2. Báo cáo ngay với cấp cấp chính quyền khi chứng kiến những hành vi vi phạm pháp luật.
  3. Chấp hành đúng các quy định của pháp luật.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 9. Hiến pháp do cơ quan nào ban hành?

  1. Chủ tịch nước.
  2. Quốc hội.
  3. Tòa án nhân dân.
  4. Chính phủ.

Câu 10. Quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức là nội dung của khái niệm nào dưới đây?

  1. Ban hành pháp luật.
  2. Thực hiện pháp luật.
  3. Xây dựng pháp luật.
  4. Phổ biến pháp luật.

Câu 11. K sau khi tốt nghiệp THPT đã theo bạn bè rủ rê tham gia vào tệ nạn xã hội. Một lần, khi đang thực hiện vận chuyển, buôn bán ma túy thì bị bắt. K đã không:

  1. Tuân thủ pháp luật.
  2. Sử dụng pháp luật.
  3. Áp dụng pháp luật.
  4. Thi hành pháp luật.

Câu 12. Vì sao nói Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất?

  1. Là văn bản có đối tượng điều chỉnh rộng lớn và bao quát mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
  2. Là văn bản do Quốc hội -cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ban hành.
  3. Là cơ sở cho tất cả các ngành luật kháC.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13. Bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời vào năm bao nhiêu?

  1. 1948.
  2. 1947.
  3. 1946.
  4. 1945.

Câu 14. Nếu một văn bản luật có quy định khác với Hiến pháp thì nội dung của văn bản luật sẽ được xử lí như thế nào?

  1. Sửa đổi, bổ sung.
  2. Thay thế.
  3. Xóa bỏ.
  4. Giữ nguyên.

Câu 15. Vì sao quốc kì, quốc ca, quốc huy, thủ đô của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định trong Hiến pháp?

  1. Vì đó là những nội dung quan trọng, đại diện cho một quốc gia, dân tộc.
  2. Vì đó là những nội dung cơ bản của Hiến pháp.
  3. Vì đó là những nội dung cần có để hoàn chỉnh Hiến pháp.
  4. Cả A, B, C đều sai.

Câu 16. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có bản chất gì sau đây?

  1. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân.
  2. Nhà nước do Nhân dân làm chủ.
  3. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 17. Quốc huy nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nền màu gì?

  1. Màu vàng.
  2. Màu đỏ.
  3. Màu xanh.
  4. Màu trắng.

Câu 18. Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về khái niệm “quyền cơ bản của công dân”?

  1. Những quyền của công dân được nhà nước bảo vệ.
  2. Là những lợi ích cơ bản mà công dân được hưởng.
  3. Những quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp và pháp luật.
  4. Những việc mà công dân phải thực hiện theo quy định trong Hiến pháp.

Câu 19. Ý kiến nào dưới đây là không chính xác?

  1. Quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân.
  2. Việc thực hiện quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
  3. Trẻ em dưới 16 tuổi không phải thực hiện nghĩa vụ công dân.
  4. Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật.

Câu 20. Công dân bình đẳng trước pháp luật là:

  1. Công dân không bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ và chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
  2. Công dân có quyền và nghĩa vụ giống nhau tuỳ theo địa bàn sinh sống.
  3. Công dân nào vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của đơn vị, tổ chức, đoàn thể mà họ tham gia.
  4. Công dân có quyền và nghĩa vụ như nhau nếu cùng giới tính, dân tộc, tôn giáo.

Câu 21. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế là nội dung cơ bản về lĩnh vực nào của Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013?

  1. Kinh tế.
  2. Khoa học.
  3. Văn hóa.
  4. Giáo dục.

Câu 22. Đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Thông tin: Nhân ngày Văn hoá các dân tộc Việt Nam (19-4), trường Trung học phổ thông A tổ chức cuộc thi “Làn điệu dân tộc quê em” với sự tham gia của toàn thể học sinh. Các em thích thú tham gia với rất nhiều tiết mục như: múa cồng chiêng của các dân tộc anh em khu vực Tây Nguyên, múa Răm Vông (múa vòng tròn) của người Khmer Nam Bộ, hát quan họ.

Câu hỏi: Các bạn học sinh trường Trung học phổ thông A đã thực hiện tốt trách nhiệm của bản thân trong việc chấp hành các hoạt động về lĩnh vực nào?

  1. Chính trị.
  2. Xã hội.
  3. Văn hóa.
  4. Khoa học.

Câu 23. Cơ quan nào mang quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân?

  1. Quốc hội.
  2. Hội đồng nhân dân.
  3. Chính phủ.
  4. Ủy ban nhân dân.

Câu 24. Nội dung nào sau đây thể hiện nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban nhân dân?

  1. Tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương.
  2. Tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.
  4. Cả A, B, C đều đúng.

PHẦN II. TỰ LUẬN (4,0 ĐIỂM)

Câu 1 (2,0 điểm). Các quy định sau thể hiện đặc điểm nào của pháp luật?

  1. Cấm công bố, tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em mà không được sự đồng ý của trẻ em từ đủ 07 tuổi trở lên và của cha, mẹ, người giám hộ của trẻ em.
  2. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện, để tổ chức, cá nhân tạo việc làm cho người lao động.
  3. Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu với môi trường.
  4. Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe của người khác và cộng đồng.

Câu 2 (2,0 điểm). Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định như thế nào về kinh tế, khoa học, công nghệ và môi trường?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay