Đề thi cuối kì 2 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 4)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 kì 2 môn kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 chân trời sáng tạo (bản word)

 

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2022 – 2023

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….…..  Phòng KT:…………..

Mã phách

 

"

 

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

I. Trắc nghiệm (5 điểm)

Câu 1. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do cơ quan nào là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí?

A. Nhà nước.

B. Tòa án.

C. Viện kiểm sát.

D. Tổ chức xã hội.

Câu 2. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên là tài sản

A. cá nhân.

B. công.

C. riêng.

D. đi kèm.

Câu 3. Cơ quan lập pháp của nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có tên gọi khác là cơ quan

A. đại biểu của nhân dân.

B. hành chính nhà nước.

C. xét xử, kiểm sát.

D. ngang bộ.

Câu 4. Hội đồng nhân dân xã thuộc loại cơ quan nào sau đây?

A. Đại biểu của nhân dân.

B. Hành chính nhà nước.

C. Kiểm sát nhà nước.

D. Kiểm toán nhà nước.

Câu 5. Tổ chức bộ máy hành chính nhà nước cấp Trung ương của nước ta gồm

A. Chính phủ, bộ, ban và cơ quan ngang bộ, ban.

B. Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

C. Chủ tịch Quốc hội, bộ và cơ quan ngang bộ.

D. Chính phủ, bộ và cơ quan ngang bộ.

Câu 6. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu sự giám sát, chịu trách nhiệm trước chủ thể nào sau đây?

A. Nhân dân.

B. Đảng viên.

C. Nhà nước.

D. Tòa án.

Câu 7. Đảng Cộng sản Việt Nam là một thành viên của hệ thống chính trị, đồng thời cũng là tổ chức

A. đại biểu cao nhất của Nhân dân.

B. đứng đầu Nhà nước về đối nội và đối ngoại.

C. lãnh đạo toàn bộ hệ thống chính trị, toàn xã hội.

D. quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam.

Câu 8. Với các lĩnh vực như cán bộ, công tác đối ngoại, an ninh, quốc phòng, Đảng sẽ lãnh đạo theo tính chất

A. trực tiếp và tuyệt đối.

B. gián tiếp và luân chuyển.

C. trực tiếp và luân chuyển.

D. gián tiếp và tuyệt đối.

Câu 9. Trong tổ chức và hoạt động, tất cả các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị phải tuân thủ theo

A. sự lãnh đạo của Đảng.

B. nghị định của Chính phủ.

C. quy định của Nhà nước.

D. thông tư của bộ công an.

Câu 10. Nguyên tắc quan trọng nhất trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là quyền lực nhà nước thuộc về

A. nhân dân.

B. Quốc hội.

C. Chính phủ.

D. đảng viên.

Câu 11. Nguyên tắc thiết lập nền tảng để hình thành bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nguyên tắc

A. quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

B. tập trung dân chủ.

C. đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

D. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Câu 12. Nguyên tắc kết hợp hài hoà giữa chỉ đạo, lãnh đạo tập trung và mở rộng dân chủ là nguyên tắc

A. đảm bảo lãnh đạo của Đảng.

B. pháp chế xã hội chủ nghĩa.

C. tập trung dân chủ.

D. quyền lực nhân dân.

Câu 13. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), nguyên tắc làm việc của Quốc hội là làm việc theo

A. chế độ hữu nghị, tập thể.

B. chế độ quyết định theo lãnh đạo.

C. chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.

D. chế độ hữu nghị và quyết định theo đa số.

Câu 14. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), hình thức hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất của Quốc hội là

A. kì họp.

B. phiên họp.

C. tố tụng.

D. công tố.

Câu 15. Theo Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 (sửa đổi, bổ sung năm 2020), Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kì họp?

A. 2 kì.

B. 3 kì.

C. 1 kì.

D. 4 kì.

Câu 16. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chịu sự giám sát của

A. Quốc hội.

B. Hội đồng nhân dân.

C. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

D. các tổ chức chính trị – xã hội.

Câu 17. Hệ thống Viện kiểm sát nhân dân bao gồm

A. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát cấp tỉnh.

B. Viện kiểm sát quân sự và Viện kiểm sát Trung ương.

C. Viện kiểm sát nhân dân và Viện kiểm sát quân sự.

D. Viện kiểm sát chuyên trách và Viện kiểm sát quân sự.

Câu 18. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân chia thành mấy cấp?

A. Bốn.

B. Năm.

C. Ba.

D. Hai

Câu 19. Cơ quan nào dưới đây do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra?

A. Tòa án nhân dân.

B. Viện kiểm sát nhân dân.

C. Ủy ban nhân dân.

D. Quốc hội.

Câu 20. Cơ quan nào sau đây được gọi là Chính quyền địa phương?

A. Sở Nội vụ.

B. Uỷ ban Dân tộc.

C. Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân.

D. Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

II. Tự Luận (5 điểm)

Câu 1: Quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân là như thế nào? (1 điểm)

Câu 2: “Quyền học tập là quyền của mỗi công dân nên học sinh có quyền lựa chọn học hoặc không” đúng hay sai? Vì sao? (2 điểm)

Câu 3: Vai trò của học sinh trong việc xây dựng Bộ máy nhà nước? (2 điểm)


 

TRƯỜNG THPT …......

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌCKÌ 2 (2022 – 2023)

GIÁO DỤC KINH TẾ VÀ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

NỘI DUNG HỌC TẬP

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

Bài 14: Quốc hội, chủ tịch nước, chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

   

Bài 15: Tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân

1

   

Bài 16: Chính quyền địa phương

1

1

  

Bài 17: Pháp luật và đời sống

1

1

  

Bài 18: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam

1

1

 

1

Bài 19: Thực hiện pháp luật

1

1

  

Bài 20: Khái niệm, đặc điểm và vị trí của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

1

1

 

Bài 21: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về chính trị

1

1

1

 

Bài 22: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

1

1

1

 

Bài 23: Nội dung cơ bản của hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường

1

1

  

Bài 24: Nội dung cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 về bộ máy nhà nước

  

1

1

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay