Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Kinh tế pháp luật 10 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

MA TRẬN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

STT

Nội dung

Mức độ

NB

TH

VD

VDC

1

Bài 1. Nền kinh tế và các hoạt động của nền kinh tế

2

2

1

1

2

Bài 2. Các chủ thể của nền kinh tế.

1

1

3

Bài 3. Thị trường và chức năng của thị trường

2

1

1

1

4

Bài 4. Cơ chế thị trường

2

2

5

Bài 5. Ngân sách nhà nước và thực hiện pháp luật về ngân sách

2

1

1

6

Bài 6. Thuế và thực hiện pháp luật về thuế

1

1

1

 


 

 ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Câu 1. Trong các hoạt động kinh tế cơ bản không bao gồm hoạt động nào sau đây?

  1. Sản xuất.
  2. Phân phối – trao đổi.
  3. Tiêu dùng.
  4. Chính trị.

Câu 2. Tạo ra sản phẩm (hữu hình hay vô hình) nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người thuộc yếu tố nào của hoạt động kinh tế?

  1. Mục đích.
  2. Yêu cầu.
  3. Động lực.
  4. Kết quả.

Câu 3. Có bao nhiêu loại chủ thể kinh tế?

  1. Hai.
  2. Ba.
  3. Bốn.
  4. Năm.

Câu 4. Thị trường ra đời từ khi nào sau đây?

  1. Kinh tế tự cấp tự túc ra đời.
  2. Khi con người tạo ra công cụ lao động.
  3. Khi nền kinh tế hàng hóa ra đời.
  4. Khi con người ra đời.

Câu 5. Phương án nào dưới đây thuộc thị trường các loại hàng hoá và dịch vụ?

  1. Thị trường lao động.
  2. Thị trường tư liệu tiêu dùng.
  3. Thị trường chứng khoán.
  4. Thị trường quốc tế.

Câu 6. Giá trị của hàng hóa được đo bằng

  1. nhu cầu sử dụng.
  2. giá cả.
  3. giá trị sử dụng.
  4. mức độ tiêu dùng.

Câu 7. Giá bán thực tế của hàng hoá trên thị trường hay giá cả hàng hoá được thoả thuận giữa người mua và người bán được gọi là

  1. giá cả.
  2. giá trị.
  3. giá cả thị trường.
  4. giá cả dự tính.

Câu 8. Ngân sách Nhà nước cần được cơ quan nào thông qua trước khi thi hành?

  1. Quốc hội.
  2. Nhà nước.
  3. Chính phủ.
  4. Viện kiểm sát.

Câu 9. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào đối với một quốc gia?

  1. Là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước.
  2. Là động lực để duy trì nền kinh tế tư bản.
  3. Là vấn đề thiết yếu để ổn định an sinh xã hội.
  4. Là cơ sở để đảm bảo sự tồn tại của một đất nước.

Câu 10. Nguồn thu chủ yếu nhất của ngân sách nhà nước là

  1. thuế.
  2. vốn đầu tư nước ngoài.
  3. lệ phí.
  4. phí.

Câu 11. Nếu quan hệ phân phối không phù hợp thì

  1. phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển.
  2. phân phối kìm hãm sản xuất và tiêu dùng.
  3. phân phối bài trừ sản xuất.
  4. sản xuất thúc đẩy phân phối phát triển.

Câu 12. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ để

thoả mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt được gọi là

  1. sản xuất.
  2. phân phối.
  3. tiêu dùng.
  4. điều tiết.

Câu 13. Chủ thể trung gian có vai trò như thế nào trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng?

  1. Cầu nối, cung cấp thông tin.
  2. Điều phối toàn bộ hoạt động.
  3. Hỗ trợ, điều chỉnh hoạt động.
  4. Kìm hãm sự phát triển.

Câu 14. Thị trường có bao nhiêu chức năng cơ bản?

  1. Hai chức năng.
  2. Ba chức năng.
  3. Bốn chức năng.
  4. Năm chức năng.

Câu 15. Phương án nào sau đây là ưu điểm của cơ chế thị trường?

  1. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
  2. Mở rộng thị trường trong và ngoài nước.
  3. Phân bố quy mô sản xuất hàng hóa đồng đều giữa các khu vực.
  4. Nâng cao chất lượng hàng hóa trước khi đưa ra thị trường.

Câu 16. Phương án nào sau đây không thuộc ưu điểm của cơ chế thị trường?

  1. Kích thích tính năng động, sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
  2. Thúc đẩy phát triển lực lượng sản xuất và tăng trưởng kinh tế.
  3. Đáp ứng tốt hơn các nhu cầu, lợi ích của các chủ thể kinh tế.
  4. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhà sản xuất.

Câu 17. Ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào trong việc duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước?

  1. Cung cấp nguồn tài chính.
  2. Cung cấp điều kiện tốt.
  3. Làm mục tiêu phát triển.
  4. Là yếu tố quyết định.

Câu 18. Phương án nào dưới đây không thuộc vai trò của thuế?

  1. Kiềm chế lạm phát.
  2. Điều tiết kinh tế.
  3. Kích thích đầu tư.
  4. Đẩy mạnh đầu cơ tích trữ.

Câu 19. Hành vi nào dưới đây thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của hoạt động sản xuất trong đời sống xã hội?

  1. Công ty H đầu tư vào KHKT nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm.
  2. Giám đốc công ty T sửa chứng từ để giảm mức đóng thuế.
  3. Công ty chăn nuôi X bơm chất tạo nạc bán sản phẩm ra thị trường.
  4. Chủ vườn Q lạm dụng chất kích thích sinh trưởng cho cây ăn quả.

Câu 20. Cơ sở nào sau đây là đặc trưng của quá trình trao đổi?

  1. Chợ, siêu thị.
  2. Nhà máy.
  3. Xí nghiệp.
  4. Xưởng.

Câu 21. Ông M nuôi được một đàn gà gồm 20 con, cuối năm ông dùng 5 con gà để biếu họ hàng thân cận, 5 con để phục vụ gia đình còn lại ông mang ra chợ bán. Trong trường hợp trên có bao nhiêu con gà mà ông đã thực hiện chức năng sản xuất?

  1. 20 con.
  2. 5 con.
  3. 15 con.
  4. 10 con.

Câu 22. Do nhu cầu về hàng may mặc ngày càng tăng nên chị P đã nhân cơ hội mở rộng quy mô sản xuất hàng may mặc và đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong trường hợp trên, chị P đã vận dụng chức năng nào của thị trường?

  1. Chức năng thừa nhận.
  2. Chức năng thông tin.
  3. Chức năng điều tiết.
  4. Chức năng kích thích.

Câu 23. Trong khi mọi năm, mặt hàng máy sưởi, bình tắm, ấm siêu tốc... được bán rất chạy. Còn năm nay, mặt hàng trên nhập 3 tháng rồi vẫn còn nhiều, không bán được, số lượng tiêu thụ được rất thấp. Cửa hàng anh K đã giảm giá 40% cho toàn bộ mặt hàng trên. Cửa hàng anh J thì vẫn để nguyên giá như vậy chờ giá tăng. Cửa hàng của anh H và G thì đóng cửa không kinh doanh nữa. Cửa hàng nào đã vận dụng tốt cơ chế thị trường?

  1. Cửa hàng anh K.
  2. Cửa hàng anh J.
  3. Cửa hàng anh H.
  4. Cửa hàng anh G.

Câu 24. Trong cuộc họp tổng kết của xã X, vì ông V phó chủ tịch xã không công khai các khoản thu chi trong năm nên ông M một người dân trong thôn đã đứng lên phản đối và yêu cầu được thông báo rõ ràng. Thấy vậy, ông V chỉ đạo anh Q là công an xã mời ông M ra khỏi cuộc họp. Vốn có mâu thuẫn từ trước với anh Q, ông M đã thuê anh T ném chất bẩn vào nhà anh Q, đồng thời viết bài xuyên tạc anh Q và ông V câu kết với nhau để nhận hối lộ khiến uy tín của ông V, anh Q bị giảm sút. Trong trường hợp trên, ai là người vi phạm luật ngân sách Nhà nước?

  1. Ông V.
  2. Anh Q.
  3. Ông M
  4. Anh T.
  5. TỰ LUẬN

Câu 1. Em hãy nêu ưu và nhược điểm của cơ chế thị trường đến đời sống, kinh tế và xã hội? Lấy ví dụ?

Câu 2. Công ty X nhập mỹ phẩm không rõ nguồn gốc sau đó dán nhãn mác của các thương hiệu lớn để bán ra thị trường nhằm thu lợi nhuận cao?

Em đồng tình hay không đồng tình với cách làm trên? Vì sao?

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay