Đề thi cuối kì 2 lịch sử 8 chân trời sáng tạo (Đề số 4)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 8 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 4. Cấu trúc đề thi số 4 cuối kì 2 môn Lịch sử 8 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án lịch sử 8 chân trời sáng tạo
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2
LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
NĂM HỌC: 2024 - 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
ĐỀ BÀI
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1 (0,25 điểm). Cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862 là:
A. khởi nghĩa Trương Định.
B. khởi nghĩa Phan Tôn, Phan Liêm.
C. khởi nghĩa Nguyễn Trung Trực.
D. khởi nghĩa Trương Quyền.
Câu 2 (0,25 điểm). Phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX mang bản chất là:
A. phong trào yêu nước đứng trên lập trường phong kiến.
B. phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
C. phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản.
D. phong trào yêu nước của tầng lớp nông dân.
Câu 3 (0,25 điểm). Vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước?
A. Triều đình nhà Nguyễn đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
B. Do thực dân Pháp tiến hành bắt bở, giết hại những người lãnh đạo kháng chiến.
C. Nhà Nguyễn đã thỏa hiệp với Pháp, bỏ rơi cuộc kháng chiến của nhân dân ta.
D. Thực dân Pháp đã xâm chiếm xong Lào và Cam – pu – chia nên có điều kiện tập trung lực lượng đàn áp cuộc kháng chiến.
Câu 4 (0,25 điểm). Ngày 5/6/1911, ở Việt Nam đã diễn ra sự kiện lịch sử gì quan trọng?
A. Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
B. Việt Nam Quang phục hội được thành lập.
C. Phong trào thuế ở Trung Kì bùng nổ.
D. Trường Đông Kinh nghĩa thục được thành lập.
Câu 5 (0,25 điểm). Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh có hiện tượng chuyển hóa lẫn nhau trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX vì:
A. đều chủ trương cứu dân để cứu nước.
B. đều chủ trương cứu nước để cứu dân.
C. đều dựa vào Nhật Bản để đấu tranh.
D. đều xuất phát từ lập trường yêu nước.
Câu 6 (0,25 điểm). Ý nào không đúng về bối cảnh lịch sử dẫn tới một số đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu tiến bộ vào nửa cuối thế kỉ XIX?
A. Chế độ phong kiến Việt Nam đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
B. Nhân dân Việt Nam đang phải tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
C. Một số văn thân, sĩ phu Việt Nam có điều kiện tham khải kinh nghiệm của nước ngoài.
D. Nhà Nguyễn chú trọng phát triển kinh tế để tăng cường tiềm lực quốc phòng.
Câu 7 (0,25 điểm). Đâu là nguyên nhân chủ yếu nhất dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương?
A. Triều đình đã hàng đầu thực dân Pháp.
B. Do nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến.
C. Thiếu đường lối lãnh đạo đúng đắn và sự chỉ huy thống nhất.
D. Thực dân Pháp mạnh và đã củng cố được nền thống trị ở Việt Nam.
Câu 8 (0,25 điểm). Nội dung nào không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 – 1884)?
A. Triều đình thiếu đường lối chỉ đạo đúng đắn.
B. Nhân dân thiếu quyết tâm kháng chiến.
C. Triều đình chỉ chủ trương đàm phán, thương lượng.
D. Nhân dân ủng hộ triều đình kháng chiến ở giai đoạn đầu.
B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm). Kể tên những sĩ phu tiêu biểu trong phong trào cải cách ở nửa cuối thế kỉ XIX. Nêu những nội dung chính trong các đề nghị cải cách của họ.
Câu 2 (1,0 điểm). Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc có gì độc đáo kjacs với lớp người đi trước?
Câu 3 (0,5 điểm). Trong cuộc khởi nghĩa Trần Tấn, Đặng Như Mai có nêu khẩu hiểu:
“Dập dìu trống đánh cờ xiêu
Phen này quyết đánh cả Triều lẫn Tây”.
Khẩu hiệu trên cho thấy sự thay đổi gì về mục tiêu đấu tranh trong quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam? Sự bắt đầu khi nào? Tại sao có sự thay đổi đó?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Tên bài học | MỨC ĐỘ | Tổng số câu |
Điểm số | ||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | ||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | |||||||||||
Bài 20. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) | 1 | 2 | 1 | 3 | 1 | 1,25 | |||||
Bài 21. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX | 2 | 2 | 0 | 0,5 | |||||||
Bài 22. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX | 1 | 1 | 1 | 1 | 1,75 | ||||||
Bài 23. Việt Nam đầu thế kỉ XX | 1 | 1 | 1 | 2 | 1 | 1,5 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 6 | 0 | 0 | 1 | 0 | 1 | 8 | 3 | 5,0 |
Điểm số | 0,5 | 1,5 | 1,5 | 0 | 0 | 1,0 | 0 | 0,5 | 2,0 | 3,0 | 5,0 |
Tổng số điểm | 2,0 điểm 20% | 1,5 điểm 15% | 1,0 điểm 10% | 0,5 điểm 5% | 5,0 điểm 50 % | 5,0 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)
MÔN: LỊCH SỬ 8 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số câu TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TN (số câu) | TL (số câu) | TN
| TL | |||
CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX | ||||||
1. Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Việt Nam (1858 – 1884) | Nhận biết | Nhận biết cuộc khởi nghĩa tiêu biểu nhất của nhân dân ba tỉnh miền Đông Nam Kì sau Hiệp ước 1862. | 1 | C1 | ||
Thông hiểu | - Tìm hiểu vì sao cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta sau Hiệp ước Nhâm Tuất 1862 lại khó khăn hơn thời kì trước. - Tìm nội dung không phản ánh đúng nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược ở Việt Nam (1858 – 1884). | 1 1 | C3 C8 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | Đọc câu thơ và trả lời câu hỏi. | 1 | C3 (TL) | |||
2. Phong trào chống Pháp của nhân dân Việt Nam trong những năm cuối thế kỉ XIX | Nhận biết | |||||
Thông hiểu | - Tìm hiểu nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thất bại của phong trào Cần Vương. - Tìm hiểu bản chất của phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX. | 1 1 | C7 C2 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
3. Trào lưu cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX | Nhận biết | Nhận biết và nêu các nhà cải cách tiêu biểu và nội dung chính trong đề nghị cải cách của họ. | 1 | C1 (TL) | ||
Thông hiểu | Tìm ý không đúng về bối cảnh lịch sử dẫn tới một số đề nghị cải cách của các quan lại, sĩ phu tiến bộ vào nửa cuối thế kỉ XIX. | 1 | C6 | |||
Vận dụng | ||||||
Vận dụng cao | ||||||
4. Việt Nam nửa dầu thế kỉ XX
| Nhận biết | Nhận biết sự kiện lịch sử quan trọng ở Việt Nam ngày 5/6/1911. | 1 | C4 | ||
Thông hiểu | Tìm hiểu nguyên nhân xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh có hiện tượng chuyển hóa lẫn nhau trong phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX. | 1 | C5 | |||
Vận dụng | Lí giải vì sao con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với lớp người đi trước. | 1 | C2 (TL) | |||
Vận dụng cao |