Đề thi cuối kì 2 Tiếng Việt 4 cánh diều (Đề số 9)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt 4 cánh diều Cuối kì 2 Đề số 9. Cấu trúc đề thi số 9 học kì 2 môn Tiếng Việt 4 cánh diều này bao gồm: kt đọc thành tiếng, đọc hiểu, luyện từ và câu, tập làm văn, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG TH……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU 

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

  1. PHẦN TIẾNG VIỆT (10,0 điểm)

1. Đọc thành tiếng (3,0 điểm)

Giáo viên kiểm tra đọc thành tiếng đối với từng HS. 

Nội dung kiểm tra: Các bài đã học từ chủ điểm 5 đến chủ điểm 8, giáo viên ghi tên bài, số trang vào phiếu, gọi HS lên bốc thăm và đọc thành tiếng. Mỗi HS đọc một đoạn văn, thơ khoảng 100 tiếng/phút (trong bài bốc thăm được) sau đó trả lời một câu hỏi về nội dung của đoạn đọc do giáo viên nêu.

2. Đọc hiểu văn bản kết hợp tiếng Việt (7,0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi: (3,0 điểm)

CHUYỆN CỔ NƯỚC MÌNH 

Tôi yêu chuyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm.

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì gặp người tiên độ trì

Mang theo chuyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa.

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa.

Chỉ còn chuyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang.

Thị thơm thì giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì. 

(Theo Lê Thị Mỹ Dạ) 

Câu 1 (0,5 điểm). Theo bài thơ, truyện cổ nước mình có những đặc điểm gì?

A. Nhân hậu, sâu xa.

B. Bí ẩn, kịch tính.

C. Hài hước, vui nhộn.

D. Ngắn gọn, súc tích. 

Câu 2 (0,5 điểm). Bài thơ “Chuyện cổ nước mình” đề cập đến thể loại truyện nào?

A. Truyện truyền thuyết.

B. Truyện ngụ ngôn.

C. Truyện cổ tích.

D. Truyện cười. 

Câu 3 (0,5 điểm). Theo bài thơ, truyện cổ có vai trò gì với con người?

A. Giúp con người hiểu về đạo lý và truyền thống dân tộc.

B. Giúp con người có thêm niềm vui giải trí.

C. Là cách để kể chuyện cho trẻ em nghe.

D. Là một phần của lịch sử. 

Câu 4 (0,5 điểm). Câu thơ “Mang theo chuyện cổ tôi đi / Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa” thể hiện điều gì?

A. Chuyện cổ chỉ có ý nghĩa trong quá khứ. 

B. Chuyện cổ không còn giá trị trong cuộc sống hiện đại.

C. Chuyện cổ chỉ dành cho trẻ em.

D. Chuyện cổ tích giúp con người vững tin vào cuộc sống.

Câu 5 (0,5 điểm). Câu thơ “Đẽo cày theo ý người ta / Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì” muốn nhắn nhủ điều gì?

A. Người tốt sẽ được gặp người tốt.

B. Cần có chính kiến của bản thân.

C. Cần lắng nghe tất cả mọi người.

D. Ai làm điều tốt thì sẽ được bảo vệ, trân trọng. 

Câu 6 (0,5 điểm). Qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì về truyện cổ nước mình?

A. Truyện cổ là kho tàng văn hóa quý báu, chứa đựng những bài học đạo đức sâu sắc.

B. Truyện cổ chỉ là câu chuyện kể vui, không có giá trị thực tiễn.

C. Truyện cổ đang bị lãng quên và không còn ý nghĩa.

D. Chỉ có người lớn mới hiểu hết được giá trị của truyện cổ.

Luyện từ và câu: (4,0 điểm)

Câu 7 (2,0 điểm). Em hãy gạch chân trạng ngữ dưới đây và phân loại cho đúng. 

a) Hôm nay là chủ nhật, các em học sinh được nghỉ học. 

b) Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ, thành tích của em luôn đứng thứ nhất. 

c) Vì không tập trung, Nam đụng xe vào hàng rào. 

d) Bằng sự cẩn thận và tỉ mỉ, chữ viết của em ngày càng đẹp hơn.

e) Để nhìn được bảng rõ hơn, em đã xin cô giáo cho em lên ngồi bàn đầu.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

Câu 8 (2,0 điểm) Ghép các từ trong cột A với nghĩa tương ứng trong cột B: 

A (Từ ngữ)

B (Nghĩa của từ)

  1. Sáng chế

a) Quá trình tìm hiểu, thu thập thông tin để tạo ra cái mới.

  1. Phát minh

b) Việc phát hiện hoặc tạo ra một điều mới chưa từng có trước đó.

  1. Nghiên cứu

c) Cải thiện, làm mới một sản phẩm đã có.

  1. Cải tiến

d) Chế tạo ra một thiết bị hoặc phương pháp mới có ích.

  1. Công nghệ

e) Hệ thống kiến thức, phương pháp dùng để sản xuất hoặc chế tạo ra sản phẩm.

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN (10,0 điểm)

Câu 9 (2,0 điểm):  Chính tả nghe – viết:  GV cho HS viết một đoạn trong bài “Chuyện cổ tích loài người” (SGK TV4, Cánh diều – trang 101) Từ “Mắt trẻ con sáng lắm” cho đến “Bố dạy cho biết nghĩ”.

Câu 10 (8,0 điểm): Em hãy viết một bài văn thuật lại một cuộc thi mà em đã từng tham gia.   

BÀI LÀM

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

 

TRƯỜNG TH .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

STT

Mạch kiến thức, kĩ năng

Số câu và số điểm

Mức 1

Nhận biết

Mức 2

Thông hiểu

Mức 3

Vận dụng

Tổng

TN

TL

HT khác

TN

TL

HT khác

TN

TL

TN

TL

HT khác

1

Đọc thành tiếng

1 câu: 3 điểm

2

Đọc hiểu + Luyện từ và câu

Số câu

2

0

0

3

1

0

1

1

6

2

0

Câu số

1,2,3

0

0

4,5

7

0

6

8

C1,2,3,4,5,6

C7,8

0

Số điểm

1,5

0

0

1,0

2

0

0,5

2

3

4

0

Tổng

Số câu: 8

Số điểm: 7

3

Viết

Số câu

0

1

0

0

0

0

0

1

0

2

0

Câu số

0

9

0

0

0

0

0

10

0

C9,10

0

Số điểm

0

2

0

0

0

0

0

8

0

0

Tổng

Số câu: 2

Số điểm: 10

TRƯỜNG TH .........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)

MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL 

(số ý)

TN 

(số câu)

TL

(số ý)

TN 

(số câu)

A. PHẦN TIẾNG VIỆT

Từ Câu 1 – Câu 6

6

1. Đọc hiểu văn bản

Nhận biết

- Nhận biết được nguồn gốc của chuyện cổ. 

- Nắm được đặc điểm của chuyện cổ.     

3

C1,2,3

Thông hiểu

- Hiểu được ý nghĩa các hình ảnh, chi tiết trong bài.

2

C4,5

Vận dụng

- Rút ra được nội dung và thông điệp của bài đọc mà tác giả gửi gắm.

1

C6

Câu 7– Câu 8

2

2. Luyện từ và câu

Nhận biết

- Tìm được trạng ngữ và phân loại cho đúng.   

1

C7

Kết nối

- Chọn được từ nối thích hợp.   

1

C8

B. PHẦN VIẾT - TẬP LÀM VĂN

Câu 9-10

2

3. Luyện viết chính tả và viết bài văn

Vận dụng

Chính tả nghe và viết

1

C9

- Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài) 

- Nêu được các bước chuẩn bị cho cuộc thi.   

- Nêu được diễn biến cuộc thi. 

- Nêu được kết quả và ý nghĩa của cuộc thi.   

- Vận dụng được các kiến thức đã học để viết bài văn. 

- Có sáng tạo trong diễn đạt, đoạn văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn.

1

C10

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi tiếng việt 4 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay