Đề thi cuối kì 2 toán 7 chân trời sáng tạo (Đề số 11)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra toán 7 chân trời sáng tạo cuối kì 2 đề số 11. Cấu trúc đề thi số 11 cuối kì 2 môn toán 7 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án toán 7 chân trời sáng tạo (bản word)

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

    TRƯNG TIỂU HỌC…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2

TOÁN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC:

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (2,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào phương án đúng duy nhất trong mỗi câu dưới đây:

Câu 1. Chọn khẳng định sai:

Với điều kiện các tỉ số đều có nghĩa thì

Câu 2. Cho biết y tỉ lệ thuận với x theo tỉ số k (k ≠ 0) và x tỉ lệ thuận với z theo tỉ số h (h ≠ 0). Chọn khẳng định đúng trong các khẳng định sau.

  1. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ h.k;
  2. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ 
  3. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ kh;
  4. y và z tỉ lệ thuận với nhau theo hệ số tỉ lệ hk.

Câu 3. Biểu thức nào sau đây là biểu thức số?

  1. 2.(32+ 4);
  2. xy;
  3. 5x;
  4. z2+ t3.

Câu 4. Mệnh đề “Tổng các lập phương của hai số a và b” được biểu thị bởi

  1. a3+ b3;
  2. (a + b)3;
  3. a2+ b2;
  4. (a + b)2.

Câu 5. Dựa vào hình vẽ và chọn đáp án đúng.

  1. AB + BD > AC;
  2. AD + DC > AC;
  3. AB + AD > BC;
  4. AB + BC < AC.

Câu 6. Cho Δ∆AMN = Δ∆DEK. Đâu là cách kí hiệu bằng nhau khác của hai tam giác trên?

  1. Δ∆ANM = Δ∆DEK;
  2. Δ∆ANM = Δ∆DKE;
  3. Δ∆MAN = Δ∆EKD;
  4. Δ∆MAN = Δ∆DKE.

Câu 7. Cho tam giác ABC. Ba đường trung tuyến của tam giác ABC cùng đi qua một điểm M. Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. M cách đều ba đỉnh của tam giác ABC;
  2. M cách đều ba cạnh của tam giác ABC;
  3. M là trọng tâm tam giác ABC;
  4. M là trực tâm tam giác ABC.

Câu 8. Một phép thử nghiệm có n kết quả và tất cả các kết quả đều có khả năng như nhau. Khi đó xác suất xảy ra của mỗi kết quả đều bằng:

  1. n;

PHẦN II. TỰ LUẬN (8,0 điểm)

Bài 1. (1,0 điểm) Tìm x, biết:

  1. a) ; b) 5x(x – 3) = (x – 2)(5x – 1) – 5.

Bài 2. (2,0 điểm) Cho hai đa thức A(x) = x – 2x2 + 3x5 + x4 + x + x2;

B(x) = –2x2 + x – 2 – x4 + 3x2 – 3x5.

  1. a) Thu gọn và sắp xếp hai đa thức trên theo lũy thừa giảm dần của biến.
  2. b) Tìm đa thức M(x) sao cho B(x) = A(x) + M(x). Tìm bậc và hệ số cao nhất của đa thức M(x).
  3. c) Tìm nghiệm của đa thức N(x) biết A(x) = N(x) – B(x).

Bài 3. (1,0 điểm) Ba phân xưởng in có tổng cộng có 47 máy in (có cùng công suất in) và mỗi phân xưởng được giao in một số trang in bằng nhau. Phân xưởng thứ nhất hoàn thành công việc trong 3 ngày, phân xưởng thứ hai trong 4 ngày và phân cưởng thứ ba trong 5 ngày. Hỏi mỗi phân xưởng có bao nhiêu máy in?

Bài 4. (1,0 điểm) Một chiếc hộp kín có chứa 5 quả bóng có kích thước và khối lượng như nhau, và được ghi lần lượt các số 5; 10; 15; 20; 25. Lấy ra ngẫu nhiên 1 quả bóng từ hộp. Xét các biến cố sau:

A: “Quả bóng lấy ra ghi số nguyên tố”;

B: “Quả bóng lấy ra ghi số chia hết cho 5”;

C: “Quả bóng lấy ra ghi số chia hết cho 6”.

D: “Quả bóng lấy ra ghi số tròn chục”.

  1. a) Trong các biến cố trên, chỉ ra biến cố nào là chắc chắn, không thể.
  2. b) Tính xác suất của các biến cố A và D.

Bài 5. (2,5 điểm) Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Trên cạnh BC lấy điểm D sao cho BD = BA. Đường thẳng vuông góc với BC tại D cắt cạnh AC tại M, cắt tia BA tại N.

  1. a) So sánh các góc của tam giác ABC.
  2. b) Chứng minh DABM = DDBM. Từ đó suy ra MA = MD.
  3. c) Tam giác MNC là tam giác gì? Tại sao?
  4. d) Gọi I là trung điểm của CN. Chứng minh ba điểm B, M, I thẳng hàng.

Bài 6. (0,5 điểm) Tìm giá trị nguyên dương của x để đa thức x3 – 3x2 – 3x – 1 chia hết cho đa thức x2 + x + 1.

BÀI LÀM:

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

.............................................................................................................................................

TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................

MA TRẬN CHẤM KIỂM TRA HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

STT

Chương

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Tổng % điểm

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1

Các đại lượng tỉ lệ

Tỉ lệ thức

1

(0,25đ)

1

(0,5đ)

20%

Tính chất dãy tỉ số bằng nhau và đại lượng tỉ lệ

1

(0,25đ)

1

(1,0đ)

2

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số

1

(0,25đ)

1

(0,25đ)

35%

Đa thức một biến

1

(0,5đ)

1

(0,5đ)

2

(1,5đ)

1

(0,5đ)

3

Tam giác

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

2

(0,5đ)

2

(2,0đ)

32,5%

Các đường đồng quy của tam giác

1

(0,25đ)

1

(0,5đ)

4

Một số yếu tố xác suất

Biến cố

1

(0,5đ)

12,5%

Xác suất của biến cố

1

(0,25đ)

1

(0,5đ)

Tổng: Số câu

Điểm

6

(1,5đ)

2

(1,0đ)

2

(0,5đ)

4

(3,5đ)

 

4

(3,0đ)

 

1

(0,5đ)

22

(10đ)

Tỉ lệ

25%

40%

30%

5%

100%

Tỉ lệ chung

65%

35%

100%

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu, mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi tự luận là các câu hỏi ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm/câu; số điểm của câu tự luận được quy định trong hướng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.


 

TRƯỜNG TIỂU HỌC ......................................

BẢN ĐẶC TẢ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: TOÁN 7 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

STT

Chương

Nội dung kiến thức

Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá

Số câu hỏi theo mức độ

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

1

Các đại lượng tỉ lệ

Tỉ lệ thức

Nhận biết:

– Nhận biết được tỉ lệ thức và các tính chất của tỉ lệ thức.

Thông hiểu:

– Tìm đại lượng chưa biết trong một tỉ lệ thức.

Vận dụng:

– Vận dụng được tính chất của tỉ lệ thức trong giải toán.

1TN

1TL

Tính chất dãy tỉ số bằng nhau và đại lượng tỉ lệ

Nhận biết :

– Nhận biết được dãy tỉ số bằng nhau.

– Nhận biết đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.

– Chỉ ra hệ số tỉ lệ khi biết công thức.

Thông hiểu:

– Giải một số bài toán đơn giản về đại lượng tỉ lệ thuận, đại lượng tỉ lệ nghịch.

Vận dụng:

– Vận dụng được tính chất của dãy tỉ số bằng nhau trong giải toán (ví dụ: chia một số thành các phần tỉ lệ với các số cho trước,...).

– Giải được một số bài toán về đại lượng tỉ lệ thuận (ví dụ: bài toán về tổng sản phẩm thu được và năng suất lao động,...).

– Giải được một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch (ví dụ: bài toán về thời gian hoàn thành kế hoạch và năng suất lao động,...).

1TN

1TL

2

Biểu thức đại số

Biểu thức đại số

Nhận biết:

– Nhận biết được biểu thức số.

– Nhận biết được biểu thức đại số.

– Xác định biến số (biến) trong một biểu thức đại số.

Thông hiểu:

– Tính được giá trị của một biểu thức đại số.

– Viết một biểu thức đại số biểu thị một mệnh đề.

1TN

1TN

Đa thức một biến

Nhận biết:

– Nhận biết đơn thức một biến và bậc của đơn thức.

– Nhận biết đa thức một biến và các hạng tử của nó.

– Nhận biết bậc, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.

– Nhận biết được nghiệm của đa thức một biến.

Thông hiểu:

– Tính được giá trị của đa thức khi biết giá trị của biến.

– Thu gọn và sắp xếp các hạng tử của một đa thức.

Vận dụng:

– Thực hiện được các phép tính: phép cộng, phép trừ phép nhân, phép chia trong tập hợp các đa thức một biến; vận dụng được những tính chất của các phép tính đó trong tính toán.

– Tìm nghiệm của đa thức một biến.

Vận dụng cao:

– Xác định được hệ số của đa thức một biến để đa thức thỏa mãn yêu cầu.

– Vận dụng tính chất của phép chia đa thức một biến để giải toán.

1TL

1TL

2TL

1TL

3

Tam giác

Tam giác. Tam giác bằng nhau. Tam giác cân. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên

Nhận biết:

– Nhận biết liên hệ về độ dài của ba cạnh trong một tam giác.

– Nhận biết tam giác cân.

– Nhận biết được khái niệm hai tam giác bằng nhau.

– Nhận biết quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.

– Nhận biết đường vuông góc và đường xiên; khoảng cách từ một điểm đến một đường thẳng.

Thông hiểu:

– Giải thích được định lí về tổng các góc trong một tam giác bằng 180°.

– Tính số đo của một góc dựa vào định lí tổng ba góc của một tam giác.

– Giải thích được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, của hai tam giác vuông.

– Mô tả được tam giác cân và giải thích được tính chất của tam giác cân.

– Giải thích được quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên dựa trên mối quan hệ giữa cạnh và góc đối trong tam giác (đối diện với góc lớn hơn là cạnh lớn hơn và ngược lại).

– Nhận biết đường trung trực của một đoạn thẳng và tính chất cơ bản của đường trung trực.

Vận dụng:

– Diễn đạt được lập luận và chứng minh hình học trong những trường hợp đơn giản (ví dụ: lập luận và chứng minh được các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau từ các điều kiện ban đầu liên quan đến tam giác,...).

2TN

2TL

Các đường đồng quy của tam giác

Nhận biết:

– Nhận biết các đường đặc biệt trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực); sự đồng quy của các đường đặc biệt đó.

Thông hiểu:

– Giải thích, mô tả tính chất của các đường đặc biệt và sự đồng quy của các đường đặc biệt đó trong tam giác (đường trung tuyến, đường cao, đường phân giác, đường trung trực).

Vận dụng:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (đơn giản, quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

Vận dụng cao:

– Giải quyết được một số vấn đề thực tiễn (phức hợp, không quen thuộc) liên quan đến ứng dụng của hình học như: đo, vẽ, tạo dựng các hình đã học.

1TN

1TL

4

Một số yếu tố xác suất

Biến cố

Nhận biết:

– Nhận biết biến cố chắc chắn, biến cố không thể, biến cố ngẫu nhiên.

1TL

Xác suất của biến cố

Nhận biết:

– Nhận biết được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên.

Thông hiểu:

– Tính toán được xác suất của một biến cố ngẫu nhiên trong một số ví dụ đơn giản (ví dụ: lấy bóng trong túi, tung xúc xắc,...).

1TN

1TL

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi toán 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay