Đề thi cuối kì 2 vật lí 11 kết nối tri thức (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Vật lí 11 kết nối tri thức cuối kì 2 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 cuối kì 2 môn Vật lí 11 kết nối này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

SỞ GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

 

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2

VẬT LÍ 11– KẾT NỐI TRI THỨC

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

"

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)

Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Trong dây dẫn kim loại, chiều dòng điện

  1. cùng với chiều dịch chuyển của các electron tự do.
  2. ngược với chiều dịch chuyển của các electron tự do.
  3. cùng với chiều của lực lạ.
  4. ngược với chiều của lực lạ.

Câu 2. Đâu là biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện trong dây dẫn kim loại với mật độ hạt mang điện và tốc độ dịch chuyển có hướng của các hạt mang điện?

  1. I = Snve.
  2. I = nveΔt.
  3. I = nSv.

Câu 3. Chỉ ra câu sai khi nói về cường độ dòng điện?

  1. Cường độ dòng điện được đo bằng ampe kế.
  2. Để đo cường độ dòng điện, phải mắc nối tiếp ampe kế với mạch điện.
  3. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt dương, đi ra chốt âm của ampe kế.
  4. Dòng điện chạy qua ampe kế đi vào chốt âm, đi ra chốt dương của ampe kế.

Câu 4. Trong một dây nhôm hình trụ có đường kính 2mm có cường độ dòng điện chạy qua là 2 A. Mật độ electron tự do trong đoạn dây nhôm hình trụ là 1,8.1029 electron/m3. Tốc độ dịch chuyển có hướng của electron trong dây nhôm đó là

  1. 0,21.10-4 m/s. B. 0,42.10-4 m/s. C. 0,11.10-4 m/s.                    D. 4,2.10-4 m/s.

Câu 5. Trước khi mắc biến trở vào mạch điện để điều chỉnh cường độ dòng điện thì cần điều chỉnh biến trở có giá trị nào dưới đây?

  1. Có giá trị bằng 0.
  2. Có giá trị nhỏ.
  3. Có giá trị lớn.
  4. Có giá trị lớn nhất.

Câu 6. Từ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1 và R2 trong hình. Điện trở R1, R2 có giá trị là

  1.  

Câu 7. Đơn vị của suất điện động là gì?

  1. fara (F). B. culong (C). C. vôn (V).                        D. jun (J).

Câu 8. Công của nguồn điện là

  1. lượng điện tích mà nguồn điện sinh ra trong 1 s.
  2. công của lực lạ làm dịch chuyển điện tích bên trong nguồn.
  3. công của dòng điện trong mạch kín sinh ra trong 1 s.
  4. công của dòng điện khi dịch chuyển một đơn vị điện tích trong mạch kín.

Câu 9. Khi nói về nguồn điện, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Mỗi nguồn có hai cực luôn ở trạng thái nhiễm điện khác nhau.
  2. Nguồn điện là cơ cấu để tạo ra và duy trì hiệu điện thế nhằm duy trì dòng điện trong đoạn mạch.
  3. Nguồn điện là pin có lực lạ là lực tĩnh điện.
  4. Để tạo ra các cực nhiễm điện, cần phải có lực thực hiện công tách và chuyển các electron hoặc ion dương ra khỏi điện cực, lực này gọi là lực lạ.

Câu 10. Dòng điện chạy qua một bình acquy có chiều như thế nào?

  1. Luôn có chiều đi vào cực âm của bình acquy.
  2. Luôn có chiều đi vào cực dương của bình acquy.
  3. Có chiều đi vào cực dương khi acquy đang phát dòng điện.
  4. Có chiều đi vào cực dương khi acquy đang được nạp điện.

Câu 11. Một nguồn điện có suất điện động không đổi, để chuyện một điện lượng 5 C thì lực lạ phải sinh một công là 20  . Để chuyển một điện lượng 10 C qua nguồn thì lực lạ phải sinh một công là

Câu 12. Công suất điện cho biết

  1. khả năng thực hiện công của dòng điện.
  2. năng lượng của dòng điện.
  3. lượng điện năng sử dụng trong một đơn vị thời gian.
  4. mức độ mạnh yếu của dòng điện.

Câu 13. Trên các thiết bị điện gia dụng thường có ghi 220 V và số oát (W). Số oát này có ý nghĩa gì?

  1. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với những hiệu điện thế nhỏ hơn 220 V.
  2. Công suất tiêu thụ điện của dụng cụ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.
  3. Công mà dòng điện thực hiện trong một phút khi dụng cụ này được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.
  4. Điện năng mà dụng cụ tiêu thụ trong một giờ khi nó được sử dụng với đúng hiệu điện thế 220 V.

Câu 14. Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn lên hai lần, giảm thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn hai lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăng

  1. 4 lần. B. 8 lần. C. 12 lần.                               D. 16 lần.

Câu 15. Một bếp điện hoạt động liên tục trong 4 giờ ở hiệu điện thế 220 V. Khi đó, số chỉ của công tơ điện tăng thêm 3 số. Công suất tiêu thụ và cường độ dòng điện chạy qua bếp trong thời gian trên là bao nhiêu?

  1.  = 750 kW và I = 3,41 mA.

Câu 16. Trong bộ dụng cụ thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa như hình dưới đây, dụng cụ số (5) có tên là gì?

  1. Công tắc điện.
  2. Dây nối.
  3. Pin điện hóa.
  4. Điện trở bảo vệ.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)

Câu 1 (1 điểm). Dòng điện không đổi có cường độ 1,5 A chạy trong dây dẫn kim loại. Tính điện lượng chuyển qua tiết diện thẳng của dây trong 1 s.

Câu 2. (2 điểm) a) Điện trở là gì? Nêu kí hiệu và đơn vị của điện trở.

  1. b) Tính giá trị điện trở R ở hình vẽ dưới đây. Bỏ qua điện trở các dây nối. Biết điện trở tương đương giữa hai điểm A và B có giá trị 3 Ω.

Câu 3. (1,5 điểm) Mắc hai đầu điện trở 3 Ω vào hai cực của một nguồn điện có suất điện động và điện trở trong lần lượt là E = 6 V và r = 1 Ω.

  1. a) Tính cường độ dòng điện trong mạch.
  2. b) Tính hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở.

Câu 4. (1,5 điểm) Người ta dùng một ấm nhôm có khối lượng m1 = 0,4 kg để đun một lượng nước m2 = 2 kg thì sau 20 phút nước sẽ sôi, bếp điện có hiệu suất H = 60% và được dùng ở mạng điện có hiệu điện thế U = 220 V. Nhiệt độ ban đầu của nước là t1 = 200C, nhiệt dung riêng của nhôm là c1 = 920  /kg.K, của nước là c2 = 4 200  /kg.K. Tính nhiệt lượng cần cung cấp cho ấm nước và cường độ dòng điện chạy qua bếp điện.


 

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………… 

TRƯỜNG THPT .........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

1. Cường độ dòng điện

2

1

2

 

 

 

 

 

4

1

2,0

2. Điện trở. Định luật Ohm

1

1 ý

1

 

 

 

 

1 ý

2

1

2,5

3. Nguồn điện

2

 

2

1

1

 

 

 

5

1

2,75

4. Năng lượng và công suất điện

2

 

1

 

1

1

 

 

4

1

2,5

5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa

1

 

 

 

 

 

 

 

1

0

0,25

Tổng số câu TN/TL

8

2

6

1

2

1

0

1

16

4

 

Điểm số

2

2

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1

4

6

10

Tổng số điểm

4 điểm

40%

3 điểm

30%

2 điểm

20%

1 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 

 

 

 

 

 

 

 


 

TRƯỜNG THPT.........

BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)

MÔN: VẬT LÍ 11 – KẾT NỐI TRI THỨC

 

 

 

Nội dung

 

 

Mức độ

 

 

Yêu cầu cần đạt

Số ý TL/

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TL

(số ý)

TN

(số câu)

TL

(số ý)

TN

(số câu)

ĐIỆN TRƯỜNG

5

16

 

 

1. Cường độ dòng điện

Nhận biết

- Nhận biết được chiều dòng điện trong dây dẫn kim loại.

- Nhận biết được biểu thức liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và tốc độ của các hạt mang điện.

- Xác định được điện lượng chuyển qua dây dẫn kim loại.

1

2

 

 

 

 

 

C1

C1

 

C2

 

 

Thông hiểu

 

- Chỉ ra câu sai khi nói về cường độ dòng điện.

- Hiểu và xác định được mối liên hệ giữa cường độ dòng điện với mật độ và vận tốc của các hạt mang điện.

 

2

 

C3

 

 

C4

2. Điện trở. Định luật Ohm

Nhận biết

 

- Nhận biết được cách mắc biến trở.

- Nêu được khái niệm điện trở nhiệt và phân loại điện trở nhiệt.

1

1

 

C2a

C5

 

Thông hiểu

 

- Xác định được điện trở thông qua đường đặc trưng vôn – ampe.

 

1

 

C6

Vận dụng

- Vận dụng và tính được điện trở trong mạch mắc hỗn hợp.

1

 

C2b

 

3. Nguồn điện

Nhận biết

 

- Nhận biết được đơn vị của suất điện động.

- Nhận biết công của nguồn điện.

 

2

 

C7

 

C8

Thông hiểu

- Chỉ ra phát biểu sai khi nói về nguồn điện.

- Hiểu và xác định được chiều dòng điện trong acquy.

1

2

 

 

 

 

 

C3

C9

 

C10

 

 

Vận dụng

- Xác định được công của lực lạ.

 

1

 

C11

4. Năng lượng và công suất điện

Nhận biết

 

- Nhận biết được khái niệm công suất điện.

- Nhận biết được ý nghĩa các thông số ghi trên thiết bị điện.

 

2

 

C12

 

 

C13

Thông hiểu

 

- Hiểu và xác định được nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn.

 

1

 

C14

Vận dụng

- Vận dụng để tính công suất tiêu thụ và cường độ dòng điện.

- Vận dụng để tìm nhiệt lượng để đun nước và cường độ dòng điện chạy qua bếp điện.

1

1

 

 

C4

C15

 

 

5. Thực hành: Đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa

Nhận biết

 

- Nhận biết được các dụng cụ thí nghiệm đo suất điện động và điện trở trong của pin điện hóa.

 

1

 

C16

 

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay