Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5)

Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 5). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.

Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức

TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2

ĐỀ SỐ 05:

Câu 1: Hai điện tích trái dấu được đặt cạnh nhau thì sẽ có sự tương tác như thế nào?

A. hút nhau.

B. đẩy nhau.

C. không tương tác với nhau.

D. vừa hút vừa đẩy nhau.

Câu 2: Định luật Coulomb được biểu diễn bằng công thức nào khi áp dụng cho hai điện tích trong chân không?

A. F = Tech12h

B. F = Tech12h

C. F = Tech12h

D. F = Tech12h

Câu 3: Độ lớn lực tương tác giữa hai điện tích điểm đặt trong không khí

A. tỉ lệ với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

B. tỉ lệ với khoảng cách giữa 2 điện tích.

C. tỉ lệ nghịch với khoảng cách giữa 2 điện tích.

D. tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa 2 điện tích.

Câu 4: Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong môi trường điện môi đồng chất không phụ thuộc vào những yếu tố nào sau đây?

A. Độ lớn của các điện tích.   

B. Dấu của các điện tích.

C. Bản chất của điện môi.    

D. Khoảng cách giữa hai điện tích.

Câu 5: Muốn lực tương tác giữa 2 điện tích điểm tăng 9 lần thì khoảng cách giữa chúng phải

A. tăng 2 lần.

B. tăng 3 lần.

C. giảm 3 lần.

D. giảm 2 lần.

Câu 6: Có thể áp dụng định luật Cu – lông để tính lực tương tác trong trường hợp

A. tương tác giữa hai thanh thủy tinh nhiễm đặt gần nhau.

B. tương tác giữa hai quả cầu nhỏ tích điện đặt xa nhau.

C. tương tác điện giữa một thanh thủy tinh và một quả cầu lớn.

D. tương tác giữa một thanh thủy tinh và một thanh nhựa nhiễm điện đặt gần nhau.

Câu 7: Hai điện tích điểm được đặt cố định và cách điện trong một bình không khí thì lực tương tác Cu – lông giữa chúng là 6 N. Khi đổ đầy một chất lỏng cách điện vào bình thì lực tương tác giữa chúng là 3 N. Hằng số điện môi của chất lỏng này là

A. 1.           

B. 2.           

C. 3.           

D. 4.

Câu 8: Hai điện tích điểm giống nhau có độ lớn 2.10-6C, đặt trong chân không cách nhau 20cm thì lực tương tác giữa chúng

A. là lực đẩy, có độ lớn 9.10-5N

B. là lực hút, có độ lớn 0,9N

C. là lực hút, có độ lớn 9.10-5N

D. là lực đẩy có độ lớn 0,9N

Câu 9: Hai điện tích điểm q1=1,5.10−7C và q2 đặt trong chân không cách nhau 50cm thì lực hút giữa chúng là 1,08.10−3N. Giá trị của điện tích q2 là:

A. 2.10−7C

B. 2.10−3C

C. -2.19-7C

D. −2.10−3C

Câu 10: Hai vật nhỏ mang điện tích cách nhau 40cm trong không khí thì đẩy nhau với lực là 0,675 N. Biết rằng tổng điện tích của hai vật là 8.10-6C. Điện tích của mỗi vật lần lượt là:

A. q1=7.10-6C; q2=10-6C

B. q1=q2=4.10-6C

C. q1=2.10-6C ; q2=6.10-6C

D. q1=3.10-6C ; q2=5.10-6C

Câu 11: Chọn phương án đúng nhất? Điện trường đều là điện trường có:

A. Độ lớn của điện trường tại mọi điểm là như nhau

B. Vec tơ cường độ điện trường tại mọi điểm đều bằng nhau

C. Chiều của vecto cường độ điện trường không đổi

D. Độ lớn do điện trường đó tác dụng lên điện tích thử là không đổi.

Câu 12: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng 

A. qEs                                                          

B. 2qEs                                    

C. 0                                                             

D. - qEs

Câu 13: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5μC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 2J. Độ lớn cường độ điện trường đó là

A. 4.106  V/m.                          

B. 4.104 V/m.                 

C. 0,04 V/m.                                      

D. 4V/m.

Câu 14: Hai bản kim loại phẳng, song song mang điện tích trái dấu, cách nhau 2cm, cường độ điện trường giữa hai bản là 3.103 V/m. Sát bản dương có một điện tích q = 1,5.10-2C. Công của lực điện trường thực hiện lên điện tích khi điện tích di chuyển đến bản âm là

A. 9J                                                           

B. 0,09J                         

C. 0,9J                                                        

D. 1,8J

Câu 15: Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện phẳng bằng U = 300V. Một hạt bụi nằm cân bằng giữa hai bản tụ điện và cách bản dưới của tụ điện d1= 0,8cm. Hỏi trong bao nhiêu lâu hạt bụi sẽ rơi xuống mặt bản tụ, nếu hiệu điện thế giữa hai bản giảm đi một lượng ΔU = 60V

A. t = 0,9s

B. t = 0,19s

C. t = 0,09s

D. t = 0,29s

Câu 16: ............................................

............................................

............................................

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm vật lí 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay