Phiếu trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 11 kết nối tri thức. Câu hỏi và bài tập Ôn tập giữa kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 11 kết nối tri thức
TRẮC NGHIỆM VẬT LÝ 11 KẾT NỐI TRI THỨC GIỮA KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Vectơ cường độ điện trường tại mỗi điểm có chiều như thế nào?
A. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử dương tại điểm đó.
B. cùng chiều với lực điện tác dụng lên điện tích thử tại điểm đó.
C. phụ thuộc độ lớn điện tích thử.
D. phụ thuộc nhiệt độ của môi trường.
Câu 2: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là?
A. V.
B. V.m.
C. V/m.
D. N
Câu 3: Cho một điện tích điểm – Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng ra xa nó.
B. hướng về phía nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó.
D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 4: Biểu hiện của điện trường là?
A. Lực hấp dẫn
B. Lực từ
C. Lực điện
D. Lực quán tính.
Câu 5: Đặc điểm nào sau đây không phải đặc điểm của đường sức điện?
A. Qua mỗi điểm trong điện trường có một và chỉ một đường sức điện mà thôi.
B. Đường sức điện là những đường có hướng. Hướng của đường sức điện tại một điểm là hướng của vectơ cường độ điện trường tại điểm đó.
C. Ở chỗ cường độ điện trường lớn thì các đường sức điện sẽ thưa, còn ở chỗ cường độ điện trường nhỏ thì các đường sức điện sẽ mau.
D. Đường sức điện của điện trường tĩnh điện là đường không khép kín. Nó đi ra điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
Câu 6: Một điện tích điểm q di chuyển trong điện trường đều E có quĩ đạo là một đường cong kín có chiều dài quĩ đạo là s thì công của lực điện trường bằng
A. qEs
B. 2qEs
C. 0
D. - qEs
Câu 7: Dưới tác dụng của lực điện trường, một điện tích q > 0 di chuyển được một đoạn đường s trong điện trường đều theo phương hợp với góc α. Trong trường hợp nào sau đây, công của điện trường lớn nhất?
A. α = 00
B. α = 450
C. α = 600
D. 900
Câu 8: Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 3000 V/m thì công của lực điện trường là 90 mJ. Nếu cường độ điện trường là 4000 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó là
A. 80 J.
B. 67,5m J.
C. 40 mJ.
D. 120 mJ.
Câu 9: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích 5μC song song với các đường sức trong một điện trường đều với quãng đường 10 cm là 2J. Độ lớn cường độ điện trường đó là
A. 4.106 V/m.
B. 4.104 V/m.
C. 0,04 V/m.
D. 4V/m.
Câu 10: Nối hai cực của nguồn điện không đổi có hiệu điện thế 50V lên hai bản của tụ điện phẳng có khoảng cách giữa hai bản tụ bằng 5cm. Trong vùng không gian giữa hai bản tụ, 1 proton có điện tích 1,6.10-19C và khối lượng 1,67.10-27 kg, chuyển động từ điểm M cách bản âm của tụ điện 4cm đến điểm N cách bản âm của tụ 1cm. Biết tốc độ của proton tại M bằng 105 m/s. Tốc độ của proton tại N bằng:
A. 1,25.105m/s
B. 3,25.105m/s
C. 1,75.105m/s
D. 1,55.105m/s
Câu 11: Biểu thức tính công của lực điện trong điện trường đều là:
A. A = qE.
B. A = qEd.
C. A = qd.
D. A = Fd.
Câu 12: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. cường độ của điện trường.
B. hình dạng của đường đi.
C. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
D. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
Câu 13: Lực điện trường là:
A. Lực thế
B. Lực hấp dẫn
C. Lực đàn hồi
D. Lực ma sát
Câu 14: Công của lực điện trường dịch chuyển một điện tích - 5μC ngược chiều một đường sức trong một điện trường đều 1000 V/m trên quãng đường dài 1 m là
A. 5000 J.
B. – 5000 J.
C. 5 mJ.
D. – 5 mJ.
Câu 15: Công của lực điện trường dịch chuyển quãng đường 1 m một điện tích 5 μC vuông góc với các đường sức điện trong một điện trường đều cường độ 1000 V/m là
A. 1 J.
B. 1000 J.
C. 1 mJ.
D. 0 J.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................