Đề thi giữa kì 1 công nghệ 7 kết nối tri thức (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Công nghệ 7 kết nối tri thức giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn Công nghệ 7 kết nối tri thức này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI GIỮA HỌC KỲ 1

 MÔN: CÔNG NGHỆ 7 – KẾT NỐI TRI THỨC

  1. Trắc nghiệm (6 điểm)

Câu 1. Loại cây trồng nào sau đây thường được trồng trong nhà có mái che?

  1. Cây lúa. B. Cây ngô.
  2. Cây bưởi. D. Cây lan Hồ Điệp.

Câu 2. Ngành trồng trọt không có nhiệm vụ

  1. Trồng cây lúa lấy gạo để xuất khẩu.
  2. Trồng cây rau, đậu, vừng làm thức ăn cho con người.
  3. Trồng cây mía cung cấp cho nhà máy chế biến đường.
  4. Trồng cây tràm để lấy gỗ làm nhà.

Câu 3. Ngành trồng trọt không có vai trò

  1. Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người; cung cấp thức ăn cho vật nuôi.
  2. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp.
  3. Cung cấp nông sản cho sản xuất.
  4. Tăng chỉ số IQ.

Câu 4. Đâu không phải triển vọng của trồng trọt ở Việt Nam?

  1. Phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực.
  2. Áp dụng phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
  3. Nông dân sáng tạo, ham học hỏi giúp nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam
  4. Đất đai giàu dinh dưỡng, phù hợp để canh tác tất cả các loại cây trồng.

Câu 5. Mục đích sử dụng của cây lúa là

  1. Làm lương thực, làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm (bún, miến, phở...) xuất khẩu ra nước ngoài.
  2. Làm lương thực, làm bánh kẹo từ ngô: một phần có thể làm thức ăn cho gia súc.
  3. Làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, xuất khẩu ra nước ngoài, làm phân bón.
  4. Làm gia vị, chữa bệnh.

Câu 6. Căn cứ để phân loại cây trồng ở Việt Nam là

  1. Theo mục đích sử dụng và thời gian sinh trưởng.
  2. Theo thời gian sinh trưởng và giá trị kinh tế.
  3. Theo thời gian sinh trưởng và khả năng chống chịu sâu bệnh.
  4. Theo khả năng chống chịu sâu bệnh và mục đích sử dụng.

Câu 7. Thành phần lỏng của đất có vai trò

  1. Giúp cho cây trồng đứng vững.
  2. Hòa tan các chất dinh dưỡng giúp cây dễ hấp thụ.
  3. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.
  4. Cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Câu 8. Công việc chính khi làm đất không bao gồm

  1. Cày đất. B. Bừa/dập đất.
  2. Lên luống. D. Gieo hạt.

Câu 9. Ý nghĩa của việc bón lót cho cây trồng là

  1. Ức chế cỏ dại.
  2. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì ra hoa.
  3. Chuẩn bị sẵn “thức ăn” cho cây.
  4. Bổ sung dinh dưỡng cho cây vào thời kì đậu quả.

Câu 10. Thành phần chất rắn của đất trồng có vai trò

  1. Cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
  2. Cung cấp nước cho cây trồng.
  3. Cung cấp khí oxygen cho cây trồng.
  4. Cung cấp khí carbon dioxide cho cây trồng.

Câu 11. Đất trồng là môi trường

  1. Cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen.
  2. Giúp cây đứng vững, cung cấp chất dinh dưỡng, oxygen và nước.
  3. Cung cấp chất đạm, chất béo cho cây trồng.
  4. Cung cấp chất khoáng giúp cây tăng khả năng ra hoa, kết quả.

Câu 12. Đâu không phải cách bón phân lót

  1. Bón theo hàng.
  2. Bón theo hốc trồng.
  3. Bón lên trên lá.
  4. Bón lên mặt ruộng.

Câu 13. Nên tưới nước cho cây trồng vào thời gian nào trong ngày?

  1. Buổi sáng sớm hoặc buổi trưa.
  2. Buổi trưa hoặc buổi chiều muộn.
  3. Vào bất kì thời gian nào trong ngày.
  4. Buổi sáng sớm hoặc chiều muộn.

Câu 14. Cần dặm cây khi

  1. Cây trồng bị thiếu ánh sáng.
  2. Cây mọc quá dày.
  3. Cây mọc quá thưa.
  4. Cây trồng bị thừa dinh dưỡng.

Câu 15. Mô tả nào sau đây là của biện pháp phòng trừ sâu, bệnh hại thủ công?

  1. Thay giống cũ bằng giống mới có khả năng kháng sâu, bệnh hại.
  2. Vệ sinh đồng ruộng.
  3. Sử dụng các vi sinh vật có lợi (ong mắt đỏ, bọ rùa, …) để tiêu diệt sâu hại.
  4. Dùng bẫy đèn, bả độc để diệt sâu hại.

Câu 16. Vai trò của bón phân thúc cho cây trồng là

  1. Bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây trồng.
  2. Ngăn ngừa sự phát triển của sâu bệnh hại cây trồng.
  3. Ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại.
  4. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, phát triển của cây trồng.

Câu 17. Khi trồng cây con, để giúp cây đứng vững cần phải

  1. Bón phân cho cây ngay sau khi trồng.
  2. Vun gốc ngay sau khi trồng.
  3. Đào hố thật sâu.
  4. Trồng cây với mật độ thật dày.

Câu 18. Khi cây bị ngập úng, bộ phận nào của cây sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất?

  1. Lá cây.
  2. Thân cây.
  3. Rễ cây.
  4. Hoa và quả.

Câu 19. Lạc (đậu phộng), sắn (khoai mì) thường được thu hoạch bằng phương pháp

  1. Tuốt.
  2. Nhổ.
  3. Cắt.
  4. Chặt.

Câu 20. Khi thu hoạch sản phẩm trồng trọt không yêu cầu

  1. Đúng lúc.
  2. Nhanh, gọn.
  3. Cẩn thận.
  4. Nhổ cả cây.

Câu 21. Máy gặt được sử dụng để thu hoạch

  1. Cà phê.
  2. Chè.
  3. Lúa.
  4. Lạc.

Câu 22. Lựa chọn phương pháp bảo quản căn cứ vào

  1. Đặc điểm của loại sản phẩm trồng trọt và yêu cầu của bảo quản.
  2. Chỉ dựa vào yêu cầu của bảo quản.
  3. Giá trị của sản phẩm.
  4. Phương thức canh tác.

Câu 23. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?

  1. Thu hoạch lúa khi còn xanh sẽ làm giảm năng suất và chất lượng gạo.
  2. Nên thu hoạch su hào càng già càng tốt.
  3. Thu hoạch các loại quả khi chưa đủ độ chín sẽ làm giảm chất lượng quả.
  4. Quả chín nếu không thu hoạch kịp thời quả sẽ bị thối và rụng.

Câu 24. Đâu không phải phương pháp thu hoạch sản phẩm trồng trọt phổ biến?

  1. Hái.
  2. Cắt.
  3. Xúc.
  4. Đào
  5. Tự luận

Câu 1 (2 điểm). Hãy nêu một số đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

Câu 2 (2 điểm). Biện pháp sinh học là gì? Hãy nêu những ưu điểm của biện pháp này.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi công nghệ 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay