Đề thi giữa kì 1 hoạt động trải nghiệm 11 cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 11 cánh diều giữa kì 1 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 1 môn HĐTNHN 11 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 11 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. |
Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS…………... |
Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1
HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM - HƯỚNG NGHIỆP 11
– CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. |
Mã phách |
✂
Điểm bằng số
|
Điểm bằng chữ |
Chữ ký của GK1 |
Chữ ký của GK2 |
Mã phách |
ĐỀ BÀI
- PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)
Câu 1 (0,5 điểm). Hành động nào dưới đây thể hiện cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè?
- Không chơi với bạn có hoàn cảnh khó khăn.
- Tích cực hỗ trợ thầy cô trong hoạt động tập thể.
- Nói xấu bạn trong lớp vì không giúp mình làm bài thi.
- Bỏ mặc bạn khi bạn gặp khó khăn.
Câu 2 (0,5 điểm). Hành vi nào sau đây không phù hợp khi giao tiếp, ứng xử với thầy cô?
- Lễ phép, kính trọng thầy cô
- Tích cực trong giờ học
- Chăm chú nghe giảng
- Tránh mặt thầy cô, không chào thầy cô
Câu 3 (0,5 điểm). Đâu không phải biết hiện của việc biết kiểm soát cảm xúc tốt?
- Tự tin trước đám đông
- Thân thiện, hòa đồng với mọi người
- Giận dữ tức thì khi chưa hiểu rõ câu chuyện
- Lắng nghe, thấu hiểu người xung quanh
Câu 4 (0,5 điểm). Biểu hiện nào là kĩ năng kiểm soát cảm xúc?
- Biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân hợp lí
- Thẳng thắn thể hiện cảm xúc của mình, không phân biệt hoàn cảnh nào
- Ưu tiên cảm xúc của bản thân, người khác sau
- Không quan tâm người khác nói gì, sống cho mình là được
Câu 5 (0,5 điểm). Ý nào dưới đây là biện pháp phù hợp cho tập thể lớp thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng?
- Xây dựng tiêu chí thi đua.
- Học tập còn chưa tập trung.
- Tích cực tham gia hoạt động được giao.
- Tích cực tham gia phong trào thể dục thể thao.
Câu 6 (0,5 điểm). Đâu không phải là nội dung quy định của nhà trường?
- Lịch sử hình thành và phát triển của trường
- Không được đi xe đạp qua cổng trường, gửi xe đạp đúng nơi quy định.
- Tuyệt đối không được đi xe máy khi chưa có bằng lái xe.
- Phải giữ gìn sách vở, tài liệu các môn học đã mượn ở thư viện.
Câu 7 (0,5 điểm). Trong lớp, Nga là người rất chăm và học giỏi nhưng trong giờ học Toán hôm nay, bạn Nga không thuộc bài và bị điểm kém. Nga đã rất buồn, giờ ra chơi không ra ngoài. Nếu là em, em sẽ nói gì với Nga?
- Coi thường và chế giễu bạn.
- Hỏi nguyên nhân và động viên bạn lần sau học bài để gỡ điểm.
- Thể hiện thái độ coi thường bạn.
- Nói nặng lời để bạn nhớ không tái phạm.
Câu 8 (0,5 điểm). Khi xây dựng “Lớp học hạnh phúc”, tiêu chí chia sẻ được hiểu là?
- Thân thiện, cởi mở với các bạn
- Thầy cô và học sinh cùng nhau chia sẻ với những bạn có hoàn cảnh khó khăn
- Tôn trọng sự khác biệt của các thành viên trong lớp
- Cùng nhau bàn bạc kế hoạch và thực hiện kế hoạch của lớp
Câu 9 (0,5 điểm). Bạn Thắng là một thành viên mới chuyển đến học lớp em. Thắng rất muốn cùng các bạn trong lớp nói chuyện và vui đùa, nhưng lại thấy ngượng ngùng vì chưa biết bắt đầu như thế nào. Nếu là Thắng, em sẽ làm gì?
- Nếu là Thắng, em sẽ im lặng và chờ các bạn đến bắt chuyện với mình
- Nếu là Thắng, em sẽ cố gắng vượt qua nỗi e ngại của chính mình, mạnh dạn trò chuyện, chia sẻ những vướng mắc, khó khăn với các bạn mà em tin cậy. Có thể nhờ các bạn chỉ cho cách tháo gỡ khó khăn hoặc hỗ trợ khi cần thiết
- Nếu là Thắng thì bạn nào học giỏi thì em làm quen trước để bạn giúp đỡ trong học tập
- Nếu là Thắng, em sẽ không làm quen với các bạn trước, vì mình mới đến thì các bạn phải chủ động hỏi hạn, kết bạn với mình trước
Câu 10 (0,5 điểm). Sáng nay, Hùng ngủ dậy muộn nên phải chạy xe vội đến trường. Trên đường đi, do tắc nghẽn nên Hùng đã đi xe lên vỉa hè dành cho người đi bộ để có thể kịp đến trường đúng giờ. Theo em, Hùng làm vậy là đúng hay sai?
- Hùng làm vậy là sai. Vì nếu Hùng đi lên vỉa hè thì Hùng phải dắt xe.
- Hùng làm vậy là đúng. Vì Hùng đến trường đúng giờ nên không vi phạm quy định của trường.
- Hùng làm vậy là sai. Vì Hùng đã vi phạm luật giao thông, không được đi trên vỉa hè, làn đường dành cho người đi bộ.
- Hùng làm vậy là đúng. Vì Hùng không gây ra tai nạn giao thông và không muộn học.
Câu 11 (0,5 điểm). Rửa bát là việc bố mẹ phân công cho Minh. Do bận nên Minh đã nhờ em trai rửa bát hộ mình. Em Minh đã rất cố gắng rửa bát cho sạch, nhưng không may làm vỡ một cái bát. Minh nghe thấy tiếng bát vỡ, chạy ra xem thấy em bật khóc. Nếu là Minh, em sẽ làm gì với em trai khi làm vỡ bát?
- Nhẹ nhàng an ủi và hướng dẫn em để lần sau em không làm vỡ bát nữa.
- Mắng em trai: “Có mỗi bát cũng không biết rửa”.
- Mắng em và nói với bố mẹ em trai đánh vỡ bát.
- Đánh em vì em đã không hoàn thành việc mình giao.
Câu 12 (0,5 điểm). Hồng đang vui vẻ dự sinh nhật ở nhà bạn thì bị một bạn khác cũng là khách đến dự sinh nhật nói những lời bình luận, chê bai khiếm nhã về trang phục của mình. Em có lời khuyên gì về cách ứng xử thể hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho Hồng trong tình huống trên?
- Tỏ ra bình tĩnh và tìm cách chê bai bạn trong bữa tiệc
- Khi nghe những lời này chắc chắn Hồng rất khó chịu, bực bội. Hồng cần phải thẳng thắn thể hiện cảm xúc của mình và rời đi nơi khác
- Hồng nên bình tĩnh để không làm ảnh hưởng đến buổi sinh nhật của bạn, nói với người bạn kia rằng mỗi người có một hoàn cảnh, điều kiện và quan điểm riêng về cách ăn mặc
- Hồng dọa bạn khách kia rằng nếu không xin lỗi mình sẽ không bỏ qua chuyện này
- PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)
Câu 1 (3,0 điểm). Xử lí tình huống và thực hiện cách thức để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè trong các tình huống sau:
- Tình huống 1: Hoa chuẩn bị tham gia cuộc thi viết về chủ đề “Xây dựng và phát triển nhà trường”. Hoa đang tìm kiếm tài liệu về nhà trường và gặp khó khăn. Nếu em là Hoa, em sẽ làm gì để có thông tin và tài liệu chuẩn bị thật tốt cho cuộc thi?
- Tình huống 2: Yến và Thu là đôi bạn thân từ nhỏ. Hai bạn đều là những học sinh giỏi trong nhiều năm liền. Nhưng khi lên cấp 3, Yến tham gia nhiều câu lạc bộ nên không có nhiều thời gian học, dẫn đến kết quả học tập không tốt. Nếu em là Thu, em sẽ làm gì để giúp Yến?
Câu 2 (1,0 điểm). Em hãy cho biết các cách phù hợp để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS ............................
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11
BỘ CÁNH DIỀU
Tên bài học |
MỨC ĐỘ |
Tổng số câu |
Điểm số |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
VD cao |
|||||||||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|
||
Chủ đề 1: Xây dựng và phát triển nhà trường |
2 |
0 |
3 |
0 |
1 |
1 |
0 |
0 |
6 |
1 |
6,0 |
|
Chủ đề 2: Quản lí bản thân |
2 |
0 |
3 |
0 |
1 |
0 |
0 |
1 |
6 |
1 |
4,0 |
|
Tổng số câu TN/TL |
4 |
0 |
6 |
0 |
2 |
1 |
0 |
1 |
12 |
2 |
10,0 |
|
Điểm số |
2,0 |
0 |
3,0 |
0 |
1,0 |
3,0 |
0 |
1,0 |
6,0 |
4,0 |
10,0 |
|
Tổng số điểm |
2,0 điểm 20% |
3,0 điểm 30% |
4,0 điểm 40% |
1,0 điểm 10% |
10 điểm 100 % |
10 điểm |
TRƯỜNG THCS ............................
BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 - 2024)
MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM – HƯỚNG NGHIỆP 11
BỘ CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt |
Số câu TL/ Số câu hỏi TN |
Câu hỏi |
||
TN (số câu) |
TL (số câu) |
TN
|
TL |
|||
Chủ đề 1 |
6 |
1 |
|
|
||
Xây dựng và phát triển nhà trường |
Nhận biết |
- Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. - Biết cách giúp tập thể lớp thực hiện tốt nội quy, quy định của trường lớp, cộng đồng. |
2 |
C1, C5 |
||
Thông hiểu |
- Nhận biết được các nội quy nhà trường. - Biết cách phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè. |
3 |
C6, C8, C9 |
|||
Vận dụng |
- Thực hiện các việc làm tuân thủ kỉ luật, quy định của cộng đồng. - Thể hiện được cách thức để phát triển mối quan hệ tốt đẹp với thầy cô, bạn bè trong các tình huống. |
1 |
1 |
C10 |
C1 (TL) |
|
Vận dụng cao |
||||||
Chủ đề 2 |
6 |
1 |
|
|
||
Quản lí bản thân |
Nhận biết |
- Nhận biết được cách giao tiếp, ứng xử hợp lí trong cuộc sống. - Nhận diện được biểu hiện của kiểm soát cảm xúc bản thân. |
2 |
C2, C4 |
||
Thông hiểu |
- Nhận biết được cách kiểm soát cảm xúc bản thân. - Làm chủ được mối quan hệ với bạn bè ở trường. - Biết điều chỉnh cảm xúc của bản thân trong các tình huống cụ thể. |
3 |
C3, C7, C11 |
|||
Vận dụng |
Quản lí được cảm xúc của bản thân và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau. |
1 |
0 |
C12 |
||
Vận dụng cao |
Nêu được các cách phù hợp để quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp hằng ngày. |
1 |
C2 (TL) |