Đề thi giữa kì 1 khoa học tự nhiên 7 cánh diều (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 7 cánh diều giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Khoa học tự nhiên 7 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

 

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 – CÁNH DIỀU

 

  1. TRẮC NGHIỆM (4,0 điểm).

Chọn chỉ một phương án trả lời đúng trong các phương án A, B, C, D D rồi ghi vào giấy kiểm tra

Câu 1. Khối lượng phân tử sulfur dioxide (SO2) là?

  1. 32 amu B. 48 amu                       C. 64 amu                    D. 80 amu

 Câu 2. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm công thức hóa học của các hợp chất?

  1. Na2CO3, NaOH,Cu  B. NH3, NaCl, H2O    
  2. NaCl, H2O, H2                     D. HCl, NaCl, O2

Câu 3. Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo thành 1 phân tử hydrogen bởi?

A.Liên kết cộng hóa trị                              C. Liên kết hidro

B.Liên kết ion                                             D.  Liên kết ion và liên kết CHT.

Câu 4. Liên kết được hình thành bởi sự dùng chung electron giữa hai nguyên tử là liên kết nào?

  1. Liên kết hydrogen. B. Liên kết kim loại.
  2. Liên kết ion. D. Liên kết cộng hóa trị.

Câu 5. Fe có hóa trị III trong công thức nào?

  1. FeO B. Fe2O3 C. FeSO4                       D. FeCl2.

Câu 6. Chọn câu sai 

  1. Hóa tri là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố kia 
  2. Hoá trị của một nguyên tố được xác định theo hóa trị của H chọn làm đơn vị và hóa trị của oxi là 2 đơn vị 
  3. Quy tắc hóa trị : x.a=y.b 
  4. Photpho chỉ có hóa trị IV

Câu 7. Phát biểu nào sau đây không mô tả đúng mô hình nguyên tử của
Rơ-dơ-pho - Bo?

  1. Nguyên tử có cấu tạo rỗng, gồm hạt nhân ở tâm nguyên tử và các electron ở vỏ nguyên tử
  2. Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm hạt nhân nguyên tử và các electron.
  3. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân theo những quỹ đạo xác định tạo thành các lớp electron.
  4. Hạt nhân nguyên tử mang điện tích dương, electron mang điện tích âm.

Câu 8. Kí hiệu hoá học của nguyên tố carbon là

  1. Fe.             B. Cu.                         C. C.                            D. Al.

Câu 9. Sulfur là tên nguyên tố hóa học được kí hiệu là:

  1. S B. Cl                     C. Si                                  D. Ca

Câu 10. Cho mô hình cấu tạo nguyên tử aluminium:

Nguyên tử aluminium có bao nhiêu lớp electron và có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

A. Có 3 lớp electron và có 6 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

B. Có 3 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

C. Có 3 lớp electron và có 2 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

D. Có 4 lớp electron và có 3 electron ở lớp ngoài ngoài cùng.

 

Câu 11. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học được cấu tạo từ

  1. Ô nguyên tố, chu kì, nhóm.
  2. Chu kì, nhóm.
  3. Ô nguyên tố.
  4. Chu kì.

Câu 12. Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Bảng tuần hoàn gồm 116 nguyên tố hoá học.
  2. Bảng tuần hoàn gồm 6 chu kì.
  3. Bảng tuần hoàn gồm 8 nhóm A và 8 nhóm B.
  4. Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được xếp theo chiều tăng dần khối
    lượng nguyên tử.

Câu 13. Kí hiệu hóa học của các nguyên tố sau: Sodium, Auminium, Nitrogen lần lượt là các KHHH nào ?

  1. Na, Al, H. B. Na, Al, N.    C. Al, Ba, N             D. Ba, Al, H

Câu 14. Kí hiệu hóa học N là của nguyên tố hóa học nào?

  1. Sodium. B. Nitrogen.   C. Auminium.                     D. Oxygen.

Câu 15. Nhóm A là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử

  1. Có số electron lớp ngoài cùng bằng nhau.
  2. Có số lớp electron bằng nhau.
  3. Có điện tích hạt nhân bằng nhau.
  4. Có số hạt trong nguyên tử bằng nhau.

Câu 16. Phát biểu nào sau đây không đúng?

  1. Bảng tuần hoàn gồm 3 chu kì nhỏ và 4 chu kì lớn.
  2. Số thứ tự của chu kì bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố thuộc chu kì đó.
  3. Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố
    thuộc chu kì đó.
  4. Các nguyên tố trong cùng chu kì được sắp xếp theo chiều điện tích hạt
    nhân tăng dần.
  5. TỰ LUẬN (6,0 điểm).

Câu 17 (1,5 điểm). Trình bày phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu 18 (1,5 điểm). a, Viết tên và kí hiệu của nguyên tố hóa học, hoàn thành bảng sau

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

STT

Tên nguyên tố hóa học

Kí hiệu hóa học

1

H

6

chlorine

2

Ar

7

magnesium

3

F

8

potassium

4

Li

9

phosphorus

5

Si

10

oxygen

b, Mô tả cấu tạo bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học: ô, nhóm, chu kì

Câu 19 (1,0 điểm).

Quan sát ô nguyên tố và trả lời các câu hỏi sau:

a) Em biết được thông tin gì trong ô nguyên tố calcium?

b) Nguyên tố calcium này nằm ở vị trí nào (ô, nhóm, chu kì) trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

 

Câu 20 (1,0 điểm). Em tính khối lượng của chất theo đơn vị amu: Cl2, H2O, FeO, Al. Hợp chất NaCl thuộc loại liên kết hóa học nào?

 Câu 21 (1,0 điểm). Copper (II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper (II) sulfate được tạo thành từ Cu, S và O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố Cu, S và O trong Copper (II) sulfate lần lượt là: 40%, 20% và 40%. Hãy xác định công thức hoá học của Copper (II) sulfate.

  • HẾT -

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi khoa học tự nhiên 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay