Đề thi giữa kì 1 kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 1 môn Kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

TRƯỜNG THPT……………….

Chữ kí GT2: ...........................

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

NĂM HỌC: 2023 - 2024

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

 

  1. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

    Lựa chọn đáp án đúng cho những câu hỏi dưới đây:

    Câu 1 (0,25 điểm). Việc làm nào dưới đây thể hiện trách nhiệm xã hội của hoạt động sản xuất?

  1. Công ti H sản xuất hàng hóa gắn với bảo vệ môi trường.
  2. Cửa hàng xăng dầu A gian lận trong việc bán hàng.
  3. Công ti E làm giả hóa đơn để được miễn giảm thuế.
  4. Ông K xả chất thải chưa qua xử lý ra môi trường.

Câu 2 (0,25 điểm). Các cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp trực tiếp tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội được hiểu là:

  1. chủ thể trung gian.
  2. chủ thể sản xuất.
  3. chủ thể nhà nước.
  4. chủ thể tiêu dùng.

Câu 3 (0,25 điểm). Thực hiện vai trò kết nối trong các quan hệ mua – bán, giúp cho nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả là vai trò của chủ thể kinh tế nào?

  1. Chủ thể Nhà nước.
  2. Chủ thể trung gian.
  3. Ngưởi sản xuất kinh doanh.
  4. Người tiêu dùng.

Câu 4 (0,25 điểm). Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động sản xuất không gắn liền với việc làm nào dưới đây?

  1. Công nhân lắp ráp ô tô xuất xưởng.
  2. Người nông dân thu hoạch lúa mùa.
  3. Cửa hàng A tăng cường khuyến mãi.
  4. Thợ may cả tiến mẫu mã sản phẩm.

Câu 5 (0,25 điểm). Căn cứ vào tính chất và cơ chế vận hành, thị trường được được chia thành:

  1. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, thị trường cạnh tranh không hoàn hảo.
  2. Thị trường tư liệu sản xuất, thị trường tư liệu tiêu dùng.
  3. Thị trường trong nước, thị trường ngoài nước.
  4. Thị trường ô tô, thị trường bảo hiểm, trị trường chứng khoán...

Câu 6 (0,25 điểm). Giá cả thị trường là:

  1. số tiền phải trả cho một hàng hóa để bù đắp chi phí sản xuất và lưu thông hàng hóa nào đó.
  2. giá cả hàng hóa do người mua quyết định trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  3. giá bán thực tế của hàng hóa do người bán quyết định tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
  4. giá bán thực tế của hàng hóa do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.

Câu 7 (0,25 điểm). Một trong những vai trò của ngân sách nhà nước đó là:

  1. công cụ để Nhà nước điều tiết thị trường.
  2. tạo lập quỹ phòng chống thiên tai.
  3. tạo lập quỹ dự trữ quốc gia.
  4. công cụ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Câu 8 (0,25 điểm). Những khoản thuộc tổng chi ngân sách là:

  1. chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, chi thường xuyên.
  2. chi đầu tư phát triển, thư viện trợ, chi thường xuyên.
  3. chi đầu tư phát triển, thuế, chi thường xuyên.
  4. chi đầu tư phát triển, thuế, chi viện trợ.

Câu 9 (0,25 điểm). Giá cả hàng hóa được hiểu là:  

  1. biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
  2. biểu hiện bằng tiền của giá trị sử dụng.
  3. giá trị sử dụng của hàng hóa được biểu hiện bằng một lượng tiền.
  4. giá trị trao đổi được biểu hiện bằng tiền.

Câu 10 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là chức năng của thị trường?  

  1. Điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
  2. Cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.
  3. Cung cấp thông tin cho người sản xuất và người tiêu dùng.
  4. Thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa.

Câu 11 (0,25 điểm). Trong nền kinh tế hàng hóa, chủ thể tiêu dùng thường gắn với việc làm nào sau đây?

  1. Mua gạo về ăn.
  2. Giới thiệu việc làm.
  3. Sản xuất hàng hóa.
  4. Phân phối hàng hóa.

Câu 12 (0,25 điểm). Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung của chủ thể tiêu dùng trong hoạt động kinh tế?

  1. Ra quyết định chi tiêu theo số tiền mình đang có.
  2. Sử dụng phương thức thanh toán mua hàng phù hợp.
  3. Chi tiêu các khoản phù hợp với từng sản phẩm.
  4. Khắc phục các vấn đề liên quan đến kinh tế.

Câu 13 (0,25 điểm). Loại thuế nào do các nhà sản xuất, thương nhân hoặc người cung cấp dịch vụ nộp cho Nhà nước thông qua việc cộng số thuế này vào giá bán cho người tiêu dùng chịu?

  1. Thuế trực thu.
  2. Thuế Nhà nước.
  3. Thuế gián thu.
  4. Thuế địa phương.

Câu 14 (0,25 điểm). Thuế là một khoản nộp ngân sách nhà nước có tính chất gì?

  1. Bắt buộc.
  2. Tự nguyện.
  3. Không bắt buộc.
  4. Cưỡng chế.

Câu 15 (0,25 điểm). Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hạnh, từ máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?

  1. Thuế giá trị gia tăng.
  2. Thuế bao vệ môi trường.
  3. Thuế nhập khẩu.
  4. Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Câu 16 (0,25 điểm). Phát biểu nào sau đây không đúng về thuế?

  1. Thuế là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp của Nhà nước đối với các tổ chức và các cá nhân.
  2. Thuế là một khoản phí tài chính bắt buộc hoặc một số loại thuế khác áp dụng cho người nộp thuế.
  3. Thuế là một khoản thu của Nhà nước từ người có thu nhập cao chia sẻ lại cho những người thu nhập thấp.
  4. Thuế là một khoản tiền công quỹ phải nộp cho nhà nước.

Câu 17 (0,25 điểm). Hoạt động nào dưới đây được coi như là đơn hàng của xã hội đối với sản xuất?  

  1. Hoạt động sản xuất.
  2. Hoạt động lao động.
  3. Hoạt động phân phối.
  4. Hoạt động tiêu dùng.

Câu 18 (0,25 điểm). Thị trường giúp người tiêu dùng điều chỉnh việc mua sao cho có lợi nhất là thể hiện chức năng:

  1. Cung cấp thông tin.
  2. Điều tiết tiêu dùng.
  3. Phương tiện cất trữ.
  4. Tiền tệ thế giới.

Câu 19 (0,25 điểm). Hệ thống các quan hệ mang tính điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế được gọi là:  

  1. thị trường.
  2. giá cả thị trường.
  3. cơ chế thị trường.
  4. kinh tế thị trường.

Câu 20 (0,25 điểm). Một nền kinh tế bao gồm các hoạt động cơ bản nào?

  1. Sản xuất, phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
  2. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, thu nhập.
  3. Sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, thu nhập.
  4. Sản xuất, kinh doanh, trao đổi, cạnh tranh.

Câu 21 (0,25 điểm). Đâu không phải là nhược điểm của cơ chế thị trường?

  1. Sự tác động của cơ chế thị trường sẽ dẫn tới tình trạng phân hóa giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội.
  2. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm tới vấn đề môi trường dẫn tới cạn kiệt và suy thoái môi trường.
  3. Do chạy theo lợi nhuận nên các doanh nghiệp không quan tâm đến lợi ích của người tiêu dùng nên sản xuất hàng kém chất lượng.
  4. Sự vận hành tốt nhất của cơ chế thị trường tạo những cơ hội cho sự giàu có hợp pháp về vật chất của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Câu 22 (0,25 điểm). Do trái cây ở miền Bắc tăng cao và bán chạy nên ông H đã quyết định đưa các loại trái cây từ miền Nam ra miền Bắc để bán nhằm thu nhiều lợi luận. Ông H đã vận dụng tốt chức năng nào dưới đây của giá cả thị trường?

  1. Phân hóa giàu nghèo giữa những người sản xuất.
  2. Thừa nhận giá trị hàng hóa.
  3. Kích thích lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
  4. Điều tiết quy mô sản xuất.

Câu 23 (0,25 điểm). Nội dung nào không phải là vai trò của ngân sách nhà nước?

  1. Phân phối lại thu nhập cho người dân.
  2. Huy động nguồn vốn cho nền kinh tế.
  3. Công cụ quan trọng để kiềm chế lạm phát.
  4. Công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.

Câu 24 (0,25 điểm). Bài hát “Hát về cây lúa hôm nay” có đoạn trích: Và bàn tay xư cấy trong gió bấc, chân lội bùn sâu dưới mưa phùn. Và đôi vai xưa kéo cày thay trâu... Cho đến hôm nay, những chàng trai đang lái máy cày và bao cô gái đang ngồi máy cấy... Xét về mặt bản chất của nền kinh tế, hoạt động nào được đề cập trong bài hát trên?

  1. Hoạt động lao động.
  2. Hoạt động tiêu dùng.
  3. Hoạt động sản xuất.
  4. Hoạt động phân phối.
  5. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

    Câu 1 (1,5 điểm). Gia đình bạn H đang là học sinh lớp 11 có nghề mây tre đan thu công mỹ nghệ nổi tiếng trong vùng. Sau giờ học H rủ các bạn cùng lớp đến để kiếm thêm thu thập mua sách vở, tài liệu phục vụ cho việc học tập.

  1. Công việc gia đình H gắn liền với hoạt động kinh tế nào? Hãy nêu khái niệm về hoạt động kinh tế đó.
  2. Trong các hoạt động kinh tế em có thể tham gia hoạt động kinh tế nào? Cho ví dụ.

    Câu 2 (1,5 điểm). Ngân sách nhà nước là gì? Tại sao lại nói ngân sách nhà nước là quỹ tiền tệ lớn nhất, có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia.

     Câu 3 (1,0 điểm): Hãy đọc thông tin sau và thực hiện yêu cầu:

      “Việc thực hiện chi ngân sách trong những năm qua đã góp phần giảm tỉ lệ đói nghèo, mạng lưới an sinh xã hội ngày càng được nâng cao, chất lượng cuộc sống người dân cải thiện tích cực. Ngân sách nhà nước cũng đã chỉ để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả bão, mưa lũ và khôi phục sản xuất sau thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ, cứu đói cho nhân dân, khắc phục hậu quả thiên tai. Chính phủ đã ban hành nhiều quyết sách nhằm thực hiện nhiệm vụ ngăn chặn suy giảm kinh tế, duy trì tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm. Một trong những biện pháp đó là tăng chi ngân sách và giảm thuế cho các doanh nghiệp”.

Hãy cho biết những vai trò của ngân sách nhà nước có ở thông tin trên.

BÀI LÀM

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....           

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....           

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....           

         ………………………………………………………………………………………....

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         ………………………………………………………………………………………....           

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………

 

 

BÀI LÀM

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................

..................................................................................................................................................
TRƯỜNG THPT ........

HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. A. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (6,0 điểm)

        Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.  

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

B

C

A

D

A

C

 

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

B

A

D

C

A

B

B

 

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

D

A

C

A

D

D

A

C

 

  1. PHẦN TỰ LUẬN: (4,0 điểm)

Câu

Nội dung đáp án

Biểu điểm

Câu 1

(1,5 điểm)

a.

- Công việc gia đình H gắn liền với hoạt động kinh tế sản xuất.

- Hoạt động sản xuất là hoạt động con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội. Hoạt động sản xuất là hoạt động cơ bản nhất của con người, quyết định đến các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.

0,75 điểm

b. Lấy ví dụ những hoạt động kinh tế mà học sinh có thể tham gia:

- Hoạt động sản xuất: Làm trà sữa để bán, làm móc chìa khóa, thêu tranh... để bán.

- Hoạt động trao đổi: Bán hàng online, shipper giao hàng.

- Hoạt động tiêu dùng: Mua gạo để ăn, mua sách vở để học...

Mỗi một hoạt động kinh tế HS nêu được một số ví dụ đạt điểm tối đa 0,75 điểm

Câu 2

(1,5 điểm)

Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhất định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

0,5 điểm

Ngân sách nhà nước có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội của một quốc gia vì:

- Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.

- Định hướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.

- Là công cụ điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát.

- Là công cụ điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc lợi xã hội.

- Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.

1,0 điểm

Câu 3

(1,0 điểm)

Vai trò của ngân sách trong đoạn văn trên là:

+ Điều tiết thu nhập dân cư, hạn chế bất bình đẳng của xã hội.

+ Làm công cụ để Nhà nước thực hiện các điều tiết các hoạt động kinh tế và xã hội.

+ Làm quỹ dự trữ quốc để phòng chống thiên tai dịch bệnh và một số nhiệm vụ đột ngột.

+ Giúp đỡ người khó khăn, thúc đẩy kinh tế, xã hội.

1,0 điểm

 


 

TRƯỜNG THPT.........

MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)

MÔN: GIÁO DỤC KINH TẾ PHÁP LUẬT 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

CHỦ ĐỀ

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

 

Điểm số

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

6

 

2

1

1

   

9

1

3,75

Thị trường và cơ chế thị trường

5

 

2

 

1

   

8

0

2,0

Ngân sách nhà nước và thuế

5

 

2

 

0

1

 

1

7

2

4,25

Tổng số câu TN/TL

16

0

6

1

2

1

0

1

24

3

10,0

Điểm số

4

0

1,5

1,5

0,5

1,5

0

1,0

6,0

4,0

10,0

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi kinh tế pháp luật 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay