Đề thi giữa kì 1 vật lí 10 chân trời sáng tạo (Đề số 5)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 chân trời sáng tạo giữa kì 1 đề số 5. Cấu trúc đề thi số 5 cuối kì 1 môn vật lí 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Đề thi Vật lý lớp 10 Giữa học kì 1 Chân trời sáng tạo

Ma trận đề kiểm tra giữa kì I – Vật lý 10 – bộ sách Chân trời sáng tạo

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

 

1

 

Mở đầu

1.1. Khái quát về môn Vật lí

1

1

2

1.2. Vấn đề an toàn trong Vật lí

1

1

2

1.3. Đơn vị và sai số trong Vật lí

1

1

1

3

 

2

Mô tả chuyển động

2.1. Chuyển động thẳng

1

2

2

1

6

2.2. Chuyển động tổng hợp

1

2

2

1(TL)

5

1

 

3

Chuyển động biến đổi

3.1. Gia tốc – Chuyển động thẳng biến đổi đều

1

2

2

1(TL)

5

1

3.2. Sự rơi tự do

1

1

1

1(TL)

2

1

3.3. Chuyển động ném

1

1

1

1

3

Tổng số câu

28

3

Tỉ lệ điểm

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu tự luận thuộc các câu hỏi vận dụng cao

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1: Một đoàn tàu vào ga chuyển động với vận tốc 36km/h thì chuyển động chậm dần đều. Sau 20s, vận tốc còn 18km/h. Sau bao lâu kể từ khi hãm phanh thì tàu dừng hẳn?

  1. 30s. B. 40s.                              C. 42s.                              D. 50s.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng.

  1. Vectơ độ dịch chuyển thay đổi phương liên tục khi vật chuyển động.
  2. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của chất điểm.
  3. Khi vật chuyển động thẳng không đổi chiều, độ lớn của vectơ độ dịch chuyển bằng quãng đường đi được.
  4. Vận tốc tức thời cho ta biết chiều chuyển động nên luôn có giá trị dương.

Câu 3: Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng?

(1) Chuyển động có tính chất tương đối.

(2) Hệ quy chiếu đứng yên là hệ quy chiếu gắn với vật làm gốc được quy ước là đứng yên.

(3) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn lớn hơn tổng độ lớn của vận tốc tương đối và vận tốc kéo theo.

(4) Độ lớn của vận tốc tuyệt đối luôn nhỏ hơn độ lớn của vận tốc tương đối.

(5) Hình dạng quỹ đạo chuyển động của vật cũng có tính chất tương đối và phụ thuộc vào hệ quy chiếu của người quan sát.

  1. (1), (2), (5). B. (1), (3), (5).
  2. (2), (4), (5). D. (2), (3), (5).

Câu 4: Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì?

  1. Các dạng vận động và tương tác của vật chất.
  2. Quy luật tương tác của các dạng năng lượng.
  3. Các dạng vận động vật chất và năng lượng.
  4. Quy luật vận động, phát triển của sự vật hiện tương.

Câu 5: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?

  1. v = 7. B. v = 6t2+ 2t -2.
  2. v = 5t – 4. D. v = 6t2- 2.

Câu 6: Trạng thái đứng yên hay trạng thái chuyển động của vật có tính tương đối vì chuyển động của vật được quan sát:

  1. trong các hệ quy chiếu khác nhau. B. ở những thời điểm khác nhau.
  2. ở những người quan sát khác nhau. D. đối với các vật làm mốc khác nhau.

Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB = 200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại A.

  1. s = 800 m và d = 200m. B. s = 200 m và d = 200m.
  2. s = 500 m và d = 200m. D. s = 800 m và d = 300m.

Câu 8: Một chiếc thuyền chuyển động ngược dòng với vận tốc 14 km/h so với mặt nước. Nước chảy với vận tốc 9 km/h so với bờ. Vận tốc của thuyền so với bờ là

  1. v = 14 km/h. B. v = 21 km/h.
  2. v = 9 km/h. D. v = 5 km/h.

Câu 9: Biểu thức tính gia tốc trung bình

  1. = .           B. .
  2. . D.                 

Câu 10: Câu nào sau đây không đúng?

  1. Gia tốc là một đại lượng vectơ, đặc trưng cho sự thay đổi nhanh hay chậm của vận tốc.
  2. Trong chuyển động chậm dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn âm.
  3. Trong chuyển động nhanh dần đều, tích vận tốc và gia tốc của vật luôn dương.
  4. Trong chuyển động thẳng nhanh dần đều thì vectơ gia tốc ngược chiều với vectơ vận tốc.

Câu 11: Ứng dụng sự nở vì nhiệt của các chất chế tạo relay nhiệt tự động ngắt mạch điện trong bàn là thuộc lĩnh vực

  1. y tế - sức khỏe. B. công nghiệp.
  2. gia dụng. D. nghiên cứu khoa học.

Câu 12: Chọn đáp án đúng.

  1. Phương trình chuyển động của chuyển động ném ngang là: .
  2. Phương trình quỹ đạo của chuyển động ném ngang là: .
  3. Thời gian rơi và tầm xa của vật ném ngang là: và L = v0t.
  4. Cả A, B và C đều đúng.

Câu 13: Những yếu tố ảnh hưởng đến tầm xa của một vật được ném ngang.

  1. Độ cao tại vị trí ném. B. Tốc độ ban đầu.
  2. Góc ném ban đầu. D. Cả độ cao và tốc độ ban đầu.

Câu 14: Đại lượng vectơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện độ dịch chuyển đó là

  1. tốc độ. B. tốc độ trung bình.
  2. vận tốc trung bình. D. độ dời.

Câu 15: Khi ô tô đang chạy với vận tốc 10m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe hãm phanh và ô tô chuyển động chậm dần đều. Cho tới khi dừng hẳn lại thì ô tô đã chạy thêm được 100m. Gia tốc của ô tô là :

  1. a = 0,2 m/s2 B. a =  - 0,5 m/s2
  2. a = 0,5 m/s2 D. a =  - 0,2 m/s2

Câu 16: Công thức nào dưới đây là công thức liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được của chuyển động thẳng nhanh dần đều?

  1. B.
  2. D.

Câu 17: Một chiếc thuyền chạy ngược dòng trên một đoạn sông thẳng, sau 1 giờ đi được 9km so với bờ. Một đám củi khô trôi trên sông đó, sau 1 phút trôi được 50m so với bờ. Vận tốc của thuyền so với nước là:

  1. 12km/h B. 9km/h 
  2. 6km/h D. 3km/h

Câu 18: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?

  1. Dặm. B. Hải lí. C. Năm ánh sáng.            D. Năm.

Câu 19: Chuyển động thẳng đều là chuyển động thẳng trong đó

  1. vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian.
  2. tọa độ không đổi theo thời gian.
  3. quãng đường đi được không đổi theo thời gian.
  4. vận tốc có độ lớn không đổi theo thời gian.

Câu 20: Trong các hoạt động dưới đây, những hoạt động nào tuân thủ nguyên tắc an toàn khi sử dụng điện?

  1. Bọc kĩ các dây dẫn điện bằng vật liệu cách điện.
  2. Chạm tay trực tiếp vào ổ điện, dây điện trần hoặc dây dẫn diện bị hở.
  3. Kiểm tra mạch điện bằng bút thử điện.
  4. Thường xuyên kiểm tra tình trạng hệ thống đường điện và các đồ dùng điện.

Câu 21: Trong các phép đo dưới đây, đâu là phép đo trực tiếp?

(1) Dùng thước đo chiều cao

(2) Dùng cân đo cân nặng

(3) Dùng cân và ca đong đo khối lượng riêng của nước

(4) Dùng đồng hồ và cột cây số đo tốc độ của người lái xe

  1. (1), (2). B. (1), (2), (4).         C. (2), (3), (4).                      D. (2), (4).

Câu 22: Một vật rơi tự do từ độ cao h so với mặt đất, lấy g = 10m/s, sau 10s vật chạm đất. Quãng đường vật rơi được trong 2 giây cuối có giá trị sau đây?

  1. 50m B. 180m                            C. 95m                              D. 20m

Câu 23: Chuyển động của vật nào dưới đây được coi là sự rơi tự do:

  1. Một mảnh vải B. Một sợi chỉ
  2. Một viên sỏi D. Một chiếc lá

Câu 24: Một xe chuyển động từ A về B. Vận tốc của xe trong 1/3 quãng đường đầu là v1 = 40 km/h, trong  1/3 quãng đường tiếp theo là  v2 = 60km/h và vận tốc trên quãng đường còn lại là v3 = 30km/h. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường.

  1. v = 40 km/h B. v = 35 km/h
  2. v = 36 km/h D. v = 34 km/h

Câu 25: Đồ thị vận tốc – thời gian của chuyển động thẳng đều là một đường thẳng

  1. đi qua gốc tọa độ. B. song song với trục hoành.
  2. bất kì. D. song song với trục tung.

Câu 26: Hình dưới đây mô tả đồ thị của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

  1. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều.
  2. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xxe A là biến đổi đều.
  3. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.
  4. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.

Câu 27: Phương trình chyển động của chuyển động thẳng đều có dạng:

  1. x = x0– vt2                                                             B. x = x0 + v/t
  2. x = x0+ vt2                                                            D. x = x0 – vt

Câu 28: Một bánh xe có bán kính R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là

  1. 0,05%. B. 5%. C. 10%.                             D. 25%.
  2. Tự luận (3 điểm)

Bài 1 (1,5 điểm). Một vận động viên ném một quả bóng theo phương thẳng đứng lên trên với tốc độ ban đầu là 18,0 m/s.

  1. Quả bóng lên cao bao nhiêu?
  2. Sau thời gian bao lâu nó trở về điểm ném?

Bài 2 (1,5 điểm). Một chiếc thuyền đi xuôi dòng 1,6 km rồi quay đầu đi ngược dòng 1,2 km. Toàn bộ chuyến đi mất 45 phút. Tìm:

  1. Tốc độ trung bình của thuyền.
  2. Độ dịch chuyển của thuyền.
  3. Vận tốc trung bình của thuyền.

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ I

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay