Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 1). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 01:
Câu 1: Một người đứng trên ván trượt bắn súng về phía trước. Theo định luật bảo toàn động lượng, người đó sẽ:
A. Giật lùi lại
B. Đứng yên
C. Tiến về phía trước
D. Không có hiện tượng gì xảy ra
Câu 2: Khi kéo giãn lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi, điều gì xảy ra?
A. Lò xo bị đứt hoặc biến dạng vĩnh viễn
B. Lò xo vẫn hồi phục như ban đầu
C. Lực đàn hồi tăng mãi mãi
D. Không có thay đổi gì đáng kể
Câu 3: Trong các môn thể thao như bóng bàn, cầu lông, việc đánh xoáy bóng giúp:
A. Bóng bay nhanh hơn
B. Bóng thay đổi quỹ đạo bất ngờ
C. Giảm lực tác dụng lên bóng
D. Giữ bóng đi theo một đường thẳng
Câu 4: Khi ô tô chạy nhanh qua khúc cua, tại sao bánh xe phía trong có thể bị nhấc lên?
A. Do lực quán tính hướng ra ngoài cua
B. Do lực hướng tâm đột ngột tăng
C. Do xe bị mất trọng lượng
D. Do lực ma sát giảm đi
Câu 5: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.
A. 2 kg.m/s
B. 4 kg.m/s
C. 6 kg.m/s
D. 8 kg.m/s
Câu 6: Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật?
A.
B.
C.
D.
Câu 7: Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?
A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.
Câu 8: Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 60°
A. 0,5236 m.
B. 0,2 m.
C. 1 m.
D. 30 m.
Câu 9: Viên đạn khối lượng 20 g đang bay với vận tốc 600 m/s thì gặp một cánh cửa thép. Đạn xuyên qua cửa trong thời gian 0,002 s. Sau khi xuyên qua cánh cửa vận tốc của đạn còn 300 m/s. Lực cản trung bình của cửa tác dụng lên đạn có độ lớn bằng:
A. 3000 N.
B. 900 N.
C. 9000 N.
D. 30000 N.
Câu 10: Bán kính vành ngoài của một bánh xe ôtô là 25cm. Xe chạy với vận tốc 10m/s. Vận tốc góc của một điểm trên vành ngoài xe là :
A. 10 rad/s
B. 20 rad/s
C. 30 rad /s
D. 40 rad/s.
Câu 11: Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
A. 0,896 m/s.
B. 0,875 m/s.
C. 0,4 m/s.
D. 0,5 m/s.
Câu 12: Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3,8. N.
B. 9,6. N.
C. 1,9. N.
D. 3,8. N.
Câu 13: Khối lượng súng là 4 kg và của đạn là 50 g. Lúc thoát khỏi nòng súng, đạn có vận tốc 800 m/s. Vận tốc giật lùi của súng là bao nhiêu nếu chọn chiều dương là chiều giật lùi của súng.
A. 6 m/s.
B. 7 m/s.
C. 10 m/s.
D. 12 m/s.
Câu 14: Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, sợi dây lệch so với phương thẳng đứng một góc nhọn. Muốn hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 3 m với tốc độ 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Lấy g = 10 . Khối lượng của hòn đá bằng
A. 0,99 kg.
B. 0,92 kg.
C. 2,58 kg.
D. 1,53 kg.
Câu 15: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 28 cm, khi bị biến dạng nén chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.
A. 4 cm.
B. - 4 cm.
C. 52 cm.
D. 30 cm.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................