Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Va chạm nào sau đây là va chạm đàn hồi?
A. Bóng bi-a va chạm với nhau rồi bật ra.
B. Ô tô đâm vào cột điện và dừng lại.
C. Đất ném vào tường và dính vào tường.
D. Xe chạy qua vũng nước làm nước bắn lên.
Câu 2: Một người đứng trên cầu nhún và nén lò xo. Khi lò xo nén cực đại, động năng của người đó:
A. Bằng không
B. Lớn nhất
C. Nhỏ nhất nhưng không bằng 0
D. Bằng thế năng
Câu 3: Một sợi dây chun bị kéo căng, nhưng khi thả ra nó không trở về hình dạng ban đầu. Điều này có nghĩa là:
A. Sợi dây tuân theo định luật Hooke
B. Sợi dây đã bị biến dạng dẻo
C. Sợi dây có độ cứng lớn
D. Sợi dây có lực đàn hồi lớn
Câu 4: Khi chế tạo dây nhảy bungee, người ta cần tính toán chính xác độ cứng của dây. Nếu chọn dây quá mềm, điều gì có thể xảy ra?
A. Người nhảy không thể rơi xuống thấp
B. Người nhảy bị giật ngược lên quá mạnh
C. Người nhảy có thể chạm đất nguy hiểm
D. Người nhảy đứng yên giữa không trung
Câu 5: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Sau khi chạm sàn bi nằm yên trên sàn.
A. 1 kg.m/s.
B. 2 kg.m/s.
C. 4 kg.m/s.
D. 5 kg.m/s.
Câu 6: Khi một vật đang rơi (không chịu tác dụng của lực cản không khí) thì
A. động lượng của vật không đổi.
B. động lượng của vật chỉ thay đổi về độ lớn.
C. động lượng của vật chỉ thay đổi về hướng.
D. động lượng của vật thay đổi cả về hướng và độ lớn.
Câu 7: Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?
A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.
Câu 8: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm
A. không đổi.
B. tăng 2 lần.
C. giảm 1,5 lần.
D. tăng 1,5 lần.
Câu 9: Một viên bi thép 0,1 kg rơi từ độ cao 5 m xuống mặt phẳng ngang. Tính độ biến thiên động lượng trong trường hợp: Khi chạm sàn bi bay ngược trở lại cùng vận tốc theo phương cũ.
A. 2 kg.m/s
B. 4 kg.m/s
C. 6 kg.m/s
D. 8 kg.m/s
Câu 10: Gia tốc hướng tâm của chuyển động tròn đều tăng hay giảm bao nhiêu nếu vận tốc góc giảm còn một nửa nhưng bán kính quỹ đạo tăng 2 lần.
A. giảm .
B. tăng .
C. tăng .
D. giảm .
Câu 11: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?
A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng trên.
Câu 12: Một quả bóng khối lượng 0,5 kg đang nằm yên thì được đá cho nó chuyển động với vận tốc 40 m/s. Xung lượng của lực tác dụng lên quả bóng bằng
A. 80 N.s.
B. 8 N.s.
C. 20 N.s.
D. 45 N.s.
Câu 13: Trên mặt một chiếc đồng hồ treo tường, kim giờ dài 10 cm, kim phút dài 15 cm. Tốc độ góc của kim giờ và kim phút là
A. 1,52. rad/s ; 1,82.
rad/s.
B. 1,45. rad/s ; 1,74.
rad/s.
C. 1,54. rad/s ; 1,91.
rad/s.
D. 1,48. rad/s ; 1,78.
rad/s.
Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 0,13 N.
B. 0,2 N.
C. 1,0 N.
D. 0,4 N.
Câu 15: Xe A có khối lượng 1000 kg, chuyển động với vận tốc 60 km/h; xe B có khối lượng 2000 kg, chuyển động với vận tốc 30 km/h. Động lượng của
A. Xe A bằng động lượng xe B.
B. Xe B gấp đôi động lượng xe A.
C. Xe A lớn hơn động lượng xe B.
D. Xe B lớn hơn động lượng xe B.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................