Phiếu trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Vật lí 10 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 4). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án vật lí 10 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 04:
Câu 1: Chuyển động của vật nào dưới đây là chuyển động tròn đều?
A. Một con lắc đồng hồ.
B. Một mắt xích xe đạp.
C. Cái đầu van xe đạp đối với người ngồi trên xe, xe chạy đều.
D. Cái đầu van xe đạp đối với mặt đường, xe chạy đều.
Câu 2: Khi hai vật va chạm đàn hồi trên mặt phẳng ngang, tổng động lượng của hệ:
A. Luôn bảo toàn.
B. Không bảo toàn do có ngoại lực.
C. Chỉ bảo toàn nếu vật có cùng khối lượng.
D. Chỉ bảo toàn nếu một vật đứng yên.
Câu 3: Khi đi qua khúc cua trên đường trơn, người lái xe nên làm gì để tránh bị trượt?
A. Tăng tốc
B. Phanh gấp
C. Giảm tốc độ trước khi vào cua
D. Giữ nguyên tốc độ
Câu 4: Khi treo một vật nặng vào lò xo, vật dừng lại ở một vị trí cân bằng. Điều này xảy ra vì:
A. Lực đàn hồi của lò xo lớn hơn trọng lực
B. Lực đàn hồi của lò xo nhỏ hơn trọng lực
C. Lực đàn hồi của lò xo cân bằng với trọng lực
D. Lò xo không bị giãn
Câu 5: Khi lò xo trong xe đạp giảm xóc bị mất đàn hồi, hiện tượng nào sẽ xảy ra?
A. Xe chạy êm hơn
B. Xe bị xóc nhiều hơn khi đi qua chỗ gồ ghề
C. Xe không bị ảnh hưởng
D. Xe đi nhanh hơn
Câu 6: Phát biểu nào sau đây SAI:
A. Động lượng là một đại lượng vectơ.
B. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
C. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
D. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.
Câu 7: Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:
Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) … ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.
A. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.
B. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.
C. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.
D. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.
Câu 8: Một vật chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính xác định. Khi tốc độ dài của vật tăng lên hai lần thì
A. tốc độ góc của vật giảm đi 2 lần.
B. tốc độ góc của vật tăng lên 4 lần.
C. gia tốc của vật tăng lên 4 lần.
D. gia tốc của vật không đổi.
Câu 9: Một vật khối lượng 1 kg chuyển động tròn đều với tốc độ 10 m/s. Độ biến thiên động lượng của vật sau 14 chu kì kể từ lúc bắt đầu chuyển động bằng
A. 20 kg.m/s.
B. 0 kg.m/s.
C. 10 kg.m/s.
D. 5 kg.m/s.
Câu 10: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính R của Trái Đất. Lấy gia tốc rơi tự do tại mặt đất là g = 10 và bán kính của Trái Đất bằng R = 6400 km. Chu kì quay quanh Trái Đất của vệ tinh là
A. 2 giờ 48 phút.
B. 1 giờ 59 phút.
C. 3 giờ 57 phút.
D. 1 giờ 24 phút.
Câu 11: Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?
A. Tăng lên.
B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
D. Ban đầu tăng sau đó giảm.
Câu 12: Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng
A. 0,11 .
B. 0,4 .
C. 1,23 .
D. 16 .
Câu 13: Một viên đạn khối lượng M = 5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc v = m/s thì nổ thành hai mảnh. Mảnh thứ nhất có khối lượng
= 2 kg bay thẳng đứng xuống với vận tốc 500 m/s, còn mảnh thứ hai bay hợp với phương ngang góc
A. 90°
B. 60°
C. 45°
D. 30°
Câu 14: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 47,3 N.
B. 3,8 N.
C. 4,5 N.
D. 46,4 N.
Câu 15: Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm, khi bị biến dạng kéo chiều dài lò xo là 24 cm, tính độ biến dạng của lò xo.
A. 4 cm.
B. - 4 cm.
C. 44 cm.
D. 30 cm.
Câu 16: ........................................
........................................
........................................