Đề thi cuối kì 2 vật lí 10 chân trời sáng tạo (Đề số 2)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra vật lí 10 chân trời sáng tạo kì 2 đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 cuối kì 2 môn vật lí 10 chân trời sáng tạo này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

ĐỀ THI CUỐI HỌC KÌ 2

MÔN: VẬT LÍ 10 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

  1. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm.

Câu 1. Cần cẩu khi hoạt động, thực hiện trao đổi năng lượng với vật khác dưới dạng nào sau đây?

  1. Thực hiện công.
  2. Truyền nhiệt.
  3. Phát ra các tia nhiệt.
  4. Không trao đổi năng lượng

Câu 2. Một thang máy khối lượng m = 600 kg chuyển động thẳng đứng lên cao 10 m. Tính công của động cơ để kéo thang máy lên khi thang máy đi lên nhanh dần đều với gia tốc a = 1m/s2 . Lấy g = 10 m/s2. Chọn chiều dương hướng lên trên.

  1. 6,6.104 (J)
  2. 66.104 (J)
  3. 75.104 (J)
  4. 7,5.104 (J)

Câu 3. Điều nào sau đây đúng khi nói về công suất?

  1. Công suất được xác định bằng công thực hiện được trong một đơn vị thời gian.
  2. Công suất được xác định bằng lực tác dụng trong 1 giây.
  3. Công suất được xác định bằng công thức P = A.t
  4. Công suất được xác định bằng công thực hiện khi vật dịch chuyển được 1 mét.

Câu 4. Một động cơ điện cung cấp công suất 15 kW cho một cần cẩu nâng 1000 kg lên cao 30 m. Lấy g = 10 m/s2. Tính thời gian tối thiểu để thực hiện công việc đó.

  1. 20 s.
  2. 30 s.
  3. 15 s.
  4. 25 s.

Câu 5. Một máy bơm nước, nếu tổn hao quá trình bơm là không đáng kể thì mỗi phút có thể bơm được 900 lít nước lên bể nước ở độ cao 10 m. Trong thực tế hiệu suất của máy bơm chỉ là 70% nên khối lượng nước bơm lên sau nửa giờ là

  1. 15600 kg.
  2. 12800 kg.
  3. 18900 kg.
  4. 23000 kg.

Câu 6. Công thức tính động năng của vật khối lượng m là

  1. .

Câu 7. Xét một vật chỉ chịu tác dụng của trường trọng lực, tại vị trí vật có động năng cực đại thì

  1. thế năng cực tiểu.
  2. thế năng cực đại.
  3. cơ năng cực đại.
  4. cơ năng bằng 0.

Câu 8. Một ô tô khối lượng 1200 kg chuyển động với vận tốc 72 km/h. Động năng của ô tô bằng:

  1. 1,2.105 J.
  2. 2,4.105 J.
  3. 1,2.104 J.
  4. 2,4.104 J.

Câu 9. Biểu thức nào sau đây mô tả đúng mối quan hệ giữa động lượng và động năng của vật?

Câu 10. Phát biểu nào sau đây SAI:

  1. Động lượng là một đại lượng vectơ.
  2. Xung của lực là một đại lượng vectơ.
  3. Động lượng tỉ lệ với khối lượng vật.
  4. Động lượng của vật trong chuyển động tròn đều không đổi.

Câu 11. Va chạm mềm

  1. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
  2. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
  3. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
  4. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.

Câu 12. Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?

  1. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
  2. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
  3. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
  4. Không thể xảy ra hiện tượng trên.

Câu 13. Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm

  1. không đổi.
  2. tăng 2 lần.
  3. giảm 1,5 lần.
  4. tăng 1,5 lần.

Câu 14. Chuyển động tròn đều là chuyển động

  1. có quỹ đạo là đường tròn và góc quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau.
  2. có quỹ đạo là đường tròn và độ dài cung tròn quay được trong những khoảng thời gian bằng nhau là bằng nhau
  3. có quỹ đạo là đường tròn và có tốc độ không đổi.
  4. Cả ba đáp án trên.

Câu 15. Tìm chiều dài của một cung tròn của đường tròn có bán kính 0,5 m, được chắn bởi góc 60o

  1. 0,5236 m.
  2. 0,2 m.
  3. 1 m.
  4. 30 m.

Câu 16. Kim giây của một đồng hồ dài 2,5 cm. Độ lớn gia tốc hướng tâm của đầu mút kim giây là

  1. aht= 2,74.10−2 m/s2.
  2. aht= 2,74.10−3m/s2.
  3. aht= 2,74.10−4 m/s2.
  4. aht= 2,74.10−5m/s2.

Câu 17. Tính độ lớn gia tốc hướng tâm của điểm đầu mút một kim giờ dài 8 cm, coi kim giờ chuyển động tròn đều.

  1. 1,6923.10−9(m/s2)
  2. 2,6923.10−9(m/s2)
  3. 3,6 (m/s2)
  4. 9,6 (m/s2)

Câu 18: Thời gian ngắn nhất kể từ lúc 15h00 đến lúc kim giờ và kim phút trùng nhau.

  1. 15,65 phút
  2. 920s
  3. 18,25 phút
  4. 1075s

Câu 19. Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:

  1. .

Câu 20. Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát nghỉ cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ôtô sẽ:

  1. trượt vào phía trong của vòng tròn.
  2. trượt ra khỏi đường tròn.
  3. chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm.
  4. Chưa đủ cơ sở để kết luận

Câu 21. Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2.103 kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:

A 10 N.

  1. 4.102 N.
  2. 4.103 N.
  3. 2.104 N.

Câu 22. Chọn đáp án đúng.

  1. Biến dạng kéo là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực tăng lên so với kích thước tự nhiên của nó.
  2. Biến dạng nén là biến dạng mà kích thước của vật theo phương tác dụng của lực giảm xuống so với kích thước tự nhiên của nó.
  3. Sự thay đổi về kích thước và hình dạng của vật rắn do tác dụng của ngoại lực gọi là biến dạng cơ của vật rắn.
  4. Cả ba đáp án trên đều đúng.

Câu 23. Dùng hai lò xo để treo hai vật có cùng khối lượng, lò xo bị giãn nhiều hơn thì có độ cứng:

  1. lớn hơn.
  2. nhỏ hơn.
  3. tương đương nhau.
  4. chưa đủ điều kiện để kết luận.

Câu 24. Những vật nào sau đây có tính đàn hồi

  1. dây cao su, lò xo, xăm xe đạp.
  2. dây cao su, cốc thủy tinh, bóng cao su.
  3. xăm xe đạp, ghế gỗ, cố thủy tinh.
  4. bìa vở, ghế gỗ, cốc thủy tinh.

Câu 25. Một lò xo có chiều dài l1 khi chịu lực kéo F1 và có chiều dài khi chịu lực kéo F2. Chiều dài tự nhiên của lò xo bằng

Câu 26. Một lò xo có độ cứng 80 N/m được treo thẳng đứng. Khi móc vào đầu tự do của nó một vật có khối lượng 400 g thì lò xo dài 18 cm. Hỏi khi chưa móc vật thì lò xo dài bao nhiêu? Lấy g = 10 m/.

  1. 17,5 cm.
  2. 13 cm.
  3. 23 cm.
  4. 18,5 cm.

Câu 27. Một lò xo có chiều dài tự nhiên 20 cm và có độ cứng 75 N/m. Lò xo vượt quá giới hạn đàn hồi của nó khi bị kéo giãn vượt quá chiều dài 30 cm. Lực đàn hồi cực đại của lò xo bằng

  1. 10 N.
  2. 100 N.
  3. 7,5 N.
  4. 1 N.

Câu 28. Một lò xo có chiều dài tự nhiên là 20 cm. Khi lò xo có chiều dài 24 cm thì lực đàn hồi của nó bằng 5 N. Hỏi khi lực đàn hồi của lò xo bằng 10 N thì chiều dài của nó bằng bao nhiêu ?

  1. A. 22 cm
  2. 28 cm.
  3. 40 cm.
  4. 48 cm.
  1. TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Bài 1 (1,0 điểm). Một hệ gồm hai vật có khối lượng và tốc độ lần lượt là  và . Xác định vecto động lượng của hệ trong các trường hợp sau:

  1. a) Hai vật chuyển động theo hai hướng vuông góc với nhau.
  2. b) Hai vật chuyển động theo hai hướng hợp với nhau một góc .

 

Bài 2 (1,0 điểm). Một vệ tinh địa tĩnh (là vệ tĩnh có vị trí tương đối không đổi đối với một vị trí trên Trái Đất) chuyển động quanh Trái Đất với lực hướng tâm là lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh (công thức được cho trong Bài 21.2). Biết gia tốc trọng trường tại mặt đất được tính theo biểu thức:  Với G = 6,67.10-11 N.kg-2.m2 là hằng số hấp dẫn, M và R lần lượt là khối lượng và bán kính Trái Đất. Lấy gia tốc trọng trường tại mặt đất bằng 9,8 m/s2 và bán kính Trái Đất khoảng 6,4.106 m. Tính:

  1. a) bán kính quỹ đạo của vệ tinh.
  2. b) tốc độ của vệ tinh trên quỹ đạo.

Bài 3 (1,0 điểm). Treo một vật khối lượng 200 g vào một lò xo thì lò xo có chiều dài 34 cm. Tiếp tục treo thêm vật khối lượng 100 g vào thì lúc này lò xo dài 36 cm. Lấy g = 10m/s2.

  1. a) Tính độ cứng của lò xo
  2. b) Tính chiều dài tự nhiên của lò xo

Ma trận đề thi giữa kì 1 Lý 10

TT

Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức, kĩ năng

Số câu hỏi theo mức độ nhận thức

Tổng số câu

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Trắc nghiệm

Tự luận

1

Năng lượng

1.1. Năng lượng và công

1

 

1

 

2

 

1.2. Công suất – Hiệu suất

 

1

1

1

3

 

1.3. Động năng và thế năng. Định luật bảo toàn cơ năng

1

1

1

 

3

 

2

Động lượng

2.1. Động lượng và định luật bảo toàn động lượng

1

1

 

1 (TL)

2

1

2.2. Các loại va chạm 

1

1

1

 

3

 

3

Chuyển động tròn

3.1. Động học của chuyển động tròn

1

2

1

1

5

 

3.2. Động lực học của chuyển động tròn. Lực hướng tâm

1

1

1

1 (TL)

3

1

4

Biến dạng của vật rắn

4.1. Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

1

1

1

1(TL)

 

3

1

4.2. Định luật Hooke

1

2

1

 

4

 

Tổng số câu

 

 

 

 

 

28

3

Tỉ lệ điểm

 

 

 

 

 

7

3

Lưu ý:

- Các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm; số điểm cho câu hỏi tự luận được tính riêng cho từng câu.

- Câu hỏi tự luận ở phần vận dụng và vận dụng cao.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi vật lí 10 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay