Đề thi giữa kì 2 KHTN 9 Vật lí Cánh diều (Đề số 2)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra Khoa học tự nhiên 9 (Vật lí) cánh diều Giữa kì 2 Đề số 2. Cấu trúc đề thi số 2 giữa kì 2 môn KHTN 9 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án vật lí 9 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG THCS………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2024 – 2025
Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (4 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1. Nội dung định luật Ohm là:
A. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ với điện trở của dây.
B. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và không tỉ lệ với điện trở của dây.
C. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.
D. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ thuận với điện trở của dây.
Câu 2. Đơn vị nào dưới đây là đơn vị của điện trở?
A. Ohm
B. Oát
C. Vôn
D. Ampe
Câu 3. Trong đoạn mạch mắc nối tiếp hai điện trở R1 và R2 , công thức nào sau đây là sai?
B. | |
C. | D. |
Câu 4. Mắc R1 // R2 vào hai đầu đoạn mạch có hiệu điện thế U = 3 V thì hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở là:
A. 1,5 V. | B. 3 V. | C. 6 V. | D. 4,5 V. |
Câu 5. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi mắc song song, mạch có điện trở lớn thì cường độ dòng điện đi qua lớn
B. Để tăng điện trở của mạch, ta phải mắc một điện trở mới song song với mạch cũ.
C. Cường độ dòng điện qua các nhánh trong mạch song song luôn bằng nhau.
D. Khi các bóng đèn được mắc song song, nếu bóng đèn này tắt thì các bóng đèn kia vẫn hoạt động.
Câu 6. Đoạn mạch gồm các điện trở mắc nối tiếp là đoạn mạch không có đặc điểm nào dưới đây?
A. Đoạn mạch có những điểm nối chung của nhiều điện trở.
B. Đoạn mạch có những điểm nối chung chỉ của hai điện trở.
C. Dòng điện chạy qua các điện trở của đoạn mạch có cùng cường độ.
D. Đoạn mạch có những điện trở mắc liên tiếp với nhau và không có mạch rẽ.
Câu 7. Số đếm của công tơ điện tại các hộ gia đình cho biết:
A. điện năng mà gia đình đó đã sử dụng.
B. thời gian mà gia đình đó đã dùng các thiết bị điện.
C. công suất điện mà gia đình đó đã sử dụng.
D. số thiết bị điện mà gia đình đó đã sử dụng.
Câu 8. Điện năng đo được bằng dụng cụ nào dưới đây?
A. Ampe kế.
B. Công tơ điện.
C. Vôn kế.
D. Đồng hồ đo điện đa năng.
B. PHẦN TỰ LUẬN (6 điểm)
Câu 1. (2,0 điểm) Cho hai điện trở R1 = 10 Ω và R2 = 20 Ω mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U thì hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở R2 là 30 V.
a) Tính cường độ dòng điện trong mạch và hiệu điện thế U.
b) Để cường độ dòng điện giảm đi 2 lần, người ta mắc nối tiếp thêm vào mạch một điện trở R3. Tính R3.
Câu 2. (1,0 điểm) Ta biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện phải tăng cường độ dòng điện. Ví dụ để đèn sáng hơn thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Nhưng trong thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích vì sao.
Câu 3. (3,0 điểm) Một bóng đèn sáng bình thường với hiệu điện thế định mức là UĐ = 6 V và khi đó dòng điện chạy qua đèn có cường độ là IĐ = 0,75 A. Mắc bóng đèn này với một biến trở có điện trở lớn nhất là 16 Ω và đặt vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế U = 12 V.
a) Phải điều chỉnh biến trở có điện trở bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường nếu mắc đèn nối tiếp với biến trở vào hiệu điện thế U đã cho ở trên.
b) Nếu mắc đèn và biến trở vào hiệu điện thế U đã cho theo hình sau thì phần điện trở R của biến trở bằng bao nhiêu để đèn sáng bình thường?
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
TRƯỜNG THCS .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN (VẬT LÍ) 9 – CÁNH DIỀU
CHỦ ĐỀ | MỨC ĐỘ | Tổng số câu | Điểm số | |||||||||
Nhận biết | Thông hiểu | Vận dụng | VD cao | |||||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
ĐIỆN | 1. Định luật Ohm. Điện trở | 2 | 1 | 2 | 1 | 2,0 điểm | ||||||
2. Đoạn mạch nối tiếp | 2 | 2 | 2 | 2 | 3,0 điểm | |||||||
3. Đoạn mạch song song | 2 | 2 | 0 | 1,0 điểm | ||||||||
4. Năng lượng của dòng điện và công suất điện | 2 | 1 | 1 | 2 | 2 | 4,0 điểm | ||||||
Tổng số câu TN/TL | 8 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 8 | 5 | 13 | |
Điểm số | 4 | 0 | 0 | 3 | 0 | 2 | 0 | 1 | 4 | 6 | 10 | |
Tổng số điểm | 4 điểm 40% | 3 điểm 30% | 2 điểm 20% | 1 điểm 10% | 10 điểm 100 % | 10 điểm |
TRƯỜNG THCS.........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 – 2025)
MÔN: KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 (VẬT LÍ) – CÁNH DIỀU
Nội dung | Mức độ | Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
ĐIỆN | 5 | 8 | ||||
1. Định luật Ohm. Điện trở | Nhận biết | - Nhận biết được định nghĩa, đơn vị của điện trở. - Nhận biết được nội dung định luật Ohm. | 2 | C1,2 | ||
Thông hiểu | - Xác định được các đại lượng gây ảnh hưởng đến điện trở của dây dẫn. | 1 | C2 | |||
2. Đoạn mạch nối tiếp | Nhận biết | - Nhận biết được các tính chất của đoạn mạch nối tiếp | 2 | C3,4 | ||
Vận dụng | - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập. | 2 | C1 | |||
3. Đoạn mạch song song | Nhận biết | - Nhận biết được các tính chất của đoạn mạch song song. | 2 | C5,6 | ||
4. Năng lượng của dòng điện và công suất điện | Nhận biết | - Nêu được định nghĩa, tính chất của năng lượng điện và công suất điện. | 2 | C7,8 | ||
Thông hiểu | - Xác định được giá trị của biến trở khi thực hiện mắc mạch. | 1 | C3a | |||
Vận dụng cao | - Vận dụng kiến thức đã học để giải bài tập nâng cao. | 1 | C3b |