Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 cánh diều (Đề số 10)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều kì 2 đề số 10. Cấu trúc đề thi số 10 giữa kì 2 tiếng việt 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- TIẾNG VIỆT (5,0 điểm)
- Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
CÓ NHỮNG DẤU CÂU
Có một người chẳng may đánh mất dấu phẩy. Anh ta trở nên sợ những câu phức tạp và chỉ tìm những câu đơn giản. Đằng sau những câu đơn giản là những ý nghĩ đơn giản.
Sau đó, không may, anh ta lại làm mất dấu chấm than. Anh bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu. Anh không cảm thán, không xuýt xoa. Không có gì có thể làm anh ta sung sướng, mừng rỡ hay phẫn nộ nữa cả. Đằng sau đó là sự thờ ơ đối với mọi chuyện.
Kế đó, anh ta đánh mất dấu chấm hỏi và chẳng bao giờ hỏi ai điều gì nữa. Mọi sự kiện xảy ra ở đâu, dù trong vũ trụ hay trên mặt đất hay ngay trong nhà mình, anh ta cũng không biết. Anh ta đã đánh mất khả năng học hỏi. Đằng sau đó là sự thiếu quan tâm với mọi điều.
Một vài tháng sau, anh ta đánh mất dấu hai chấm. Từ đó anh ta không liệt kê được nữa, không còn giải thích được hành vi của mình nữa. Anh ta đổ lỗi cho tất cả, trừ chính mình.
Cứ mất dần các dấu, cuối cùng anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép mà thôi. Anh ta không phát biểu được một ý kiến nào của riêng mình nữa, lúc nào cũng chỉ trích, dẫn lời của người khác. Thế là anh ta hoàn toàn quên mất cách tư duy. Cứ như vậy, anh ta đi đến dấu chấm hết.
Thiếu những dấu câu trong một bài văn, có thể bạn chỉ bị điểm thấp vì bài văn của bạn không hay, không ý nghĩa, nhưng đánh mất những dấu câu trong cuộc đời, tuy không ai chấm điểm nhưng cuộc đời bạn cũng vô vị, cũng mất ý nghĩa như vậy.
Mong bạn hãy giữ gìn những dấu câu của mình, bạn nhé!
(Theo Hồng Phương)
Câu 1 (0,5 điểm). Sau khi đánh mất dấu phẩy, anh chàng trong câu chuyện trở thành một người như thế nào?
- Sợ những câu phức tạp, chỉ tìm những câu đơn giản.
- Nói nhanh không ngừng nghỉ khiến mọi người khó theo dõi.
- Bắt đầu nói khe khẽ, đều đều, không ngữ điệu.
Câu 2 (0,5 điểm). Sau khi đánh mất dấu chấm than, anh chàng trở thành một người như thế nào?
- Rụt rè, nhút nhát, không dám đề nghị, nhờ cậy ai cả.
- Trở thành một người không có cảm xúc.
- Trở thành một người kể lể dài dòng, không đi vào trọng tâm.
Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi đánh mất dấu hai chấm, anh chàng trở thành một người như thế nào?
- Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
- Không liệt kê được nữa, không giải thích được hành vi của mình nữa.
- Trở thành người trầm cảm, u uất, không thể giao tiếp với mọi người.
Câu 4 (0,5 điểm). Điều gì xảy ra với anh chàng khi anh ta chỉ còn lại dấu ngoặc kép?
- Anh ta quên mất cách tư duy, chỉ biết trích dẫn lời của người khác mà không phát biểu được ý kiến của mình.
- Trong đầu luôn tràn ngập những câu hỏi không có lời giải đáp.
- Anh ta quên mất đi quá khứ của chính mình.
- Luyện từ và câu (3,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Một giờ sau cơn dông, người ta hầu như không nhận thấy trời hè vừa ủ dột. Mùa hè, mặt đất cũng chóng khô như đôi má em bé. Quanh các luống kim hương, vô số bướm chập chờn trông như những tia sáng lập lòe của các đóa đèn hoa.
(Theo Vích-to Huy-gô)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
- Vùng Rạch Giá, Hà Tiên nổi danh là nơi tập họp nhiều sân chim của trời đất dành riêng cho nước ta.
- Khu chợ quê nghèo ấy thật giản dị mà gần gũi, thân quen.
- Con đường đưa tôi đến trường nằm vắt vẻo lưng chừng đồi.
- Gió vù vù bên tai.
Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:
- Việt – Lào hai nước chúng ta
Tình sâu hơn nước Hồng Hà, Cửu Long.
- Vụ Đông – Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi.
- TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em yêu thích.
BÀI LÀM
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 2 | 0 | 3 | 3,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 5,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 2 |
| 1 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 |
| 5,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 3,0 30% | 5,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. | 2 |
| C3, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7 | 4 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 | C6 | ||
Kết nối | - Xác định được trạng ngữ trong câu. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Phân tích được công dụng của dấu gạch ngang. | 2,5 | C5, C6, C7 |
| ||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được con vật yêu thích. - Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm đối với con vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|