Đề thi giữa kì 2 tiếng việt 4 cánh diều (Đề số 6)
Ma trận đề thi, đề kiểm tra tiếng việt 4 cánh diều kì 2 đề số 6. Cấu trúc đề thi số 6 giữa kì 2 tiếng việt 4 cánh diều này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, cấu trúc điểm và ma trận đề. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 cánh diều
PHÒNG GD & ĐT ………………. | Chữ kí GT1: ........................... |
TRƯỜNG TH………………. | Chữ kí GT2: ........................... |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2
TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
NĂM HỌC: 2023 - 2024
Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian phát đề)
Họ và tên: …………………………………… Lớp: ……………….. Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:………….. | Mã phách |
"
Điểm bằng số
| Điểm bằng chữ | Chữ ký của GK1 | Chữ ký của GK2 | Mã phách |
- TIẾNG VIỆT (5,0 điểm)
- Đọc hiểu văn bản (2,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi trắc nghiệm:
MỘT CHUYẾN ĐI XA
Một người cha dẫn một người con trai đi cắm trại ở một vùng quê để cậu bé hiểu được cuộc sống bình dị của những người ở đó. Hai cha con họ sống chung với gia đình nông dân. Trên đường về, người cha hỏi: “Con thấy chuyến đi thế nào?”
- Tuyệt lắm cha ạ! – Cậu bé đáp.
- Vậy con đã học được gì từ chuyến đi này? – Người cha hỏi tiếp.
- Ở nhà, chúng ta chỉ có một con chó, còn mọi người ở đây thì có tới bốn. Chúng ta chỉ có một hồ bơi trong vườn, còn họ có cả một dòng sông. Chúng ta thắp sáng bằng những bóng đèn điện, còn họ đêm đến lại có rất nhiều ngôi sao tỏa sáng. Nhà mình có những cửa sổ nhưng họ có cả một bầu trời bao la. Cảm ơn cha đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và đẹp làm sao!
(Theo Quang Kiệt)
Câu 1 (0,5 điểm). Người cha trong câu chuyện đã đưa con trai đi đâu?
- Đi đến vùng biển.
- Đi đến vùng rừng núi.
- Đi về một vùng quê.
Câu 2 (0,5 điểm). Họ đã sống ở đâu trong thời gian đó?
- Trong nhà nghỉ.
- Trong nhà một người nông dân.
- Trong khách sạn.
Câu 3 (0,5 điểm). Người cha muốn con đưa con đi cắm trại nhằm mục đích gì?
- Muốn con gặp gỡ xóm làng, những người thân quen với người cha.
- Muốn con học cách chịu khổ.
- Muốn con hiểu được cuộc sống bình dị của những người dân ở đó.
Câu 4 (0,5 điểm). Người con trai cảm ơn cha vì điều gì?
- Vì đã cho con thấy cuộc sống bên ngoài rộng mở và thật đẹp đẽ.
- Vì cha đã cho con đi chơi, giải tỏa căng thẳng.
- Vì cha đã tổ chức sinh nhật cho con.
- Luyện từ và câu (3,0 điểm)
Câu 5 (1,0 điểm). Tìm trạng ngữ của mỗi câu trong đoạn văn dưới đây:
Từ hôm ấy, tôi bận tíu tít vì con chim non. Chừng mười hôm sau, nó khỏe hẳn, mọc đủ lông đủ cánh, nhảy nhót suốt ngày. Giữ lời hứa thầm mấy hôm trước tôi quyết định thả chim non.
(Theo Trần Hoài Dương)
Câu 6 (1,0 điểm). Xác định chủ ngữ và vị ngữ trong các câu sau:
- Bà nội của tôi là bà ngoại em Đốm.
- Hướng dẫn viên du lịch giục đoàn rời điểm tham quan.
- Chiếc khăn quàng đỏ đưa em tới những thành công.
- Tháp Bà Pô-na-ga là địa điểm tham qua cuối cùng của đoàn.
Câu 7 (1,0 điểm). Nêu công dụng của dấu gạch ngang trong đoạn dưới đây:
Tuyến xe buýt số 72 (từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: Bến xe Yên Nghĩa – Quốc lộ 6 – Cầu Mai Lĩnh – Biên Giang – Chúc Sơn – Phú Nghĩa – Xuân Mai.
- TẬP LÀM VĂN (5,0 điểm)
Câu 8. Viết bài văn (4,0 điểm)
Đề bài: Viết bài văn tả một con vật mà em quan sát được trên ti vi, sở thú,…
BÀI LÀM
…………………………
TRƯỜNG TH .........
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Chủ đề/ Bài học | Mức độ | Tổng số câu | Điểm số | ||||||
Mức 1 Nhận biết | Mức 2 Kết nối | Mức 3 Vận dụng | |||||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | ||
Đọc hiểu văn bản | 2 | 2 | 4 | 0 | 2,0 | ||||
Luyện từ và câu | 1 | 2 | 0 | 3 | 3,0 | ||||
Luyện viết bài văn | 1 | 0 | 1 | 5,0 | |||||
Tổng số câu TN/TL | 2 | 1 | 2 | 2 |
| 1 | 4 | 4 | 8 câu/10đ |
Điểm số | 1,0 | 1,0 | 1,0 | 2,0 |
| 5,0 | 2,0 | 8,0 | 10,0 |
Tổng số điểm | 2,0 20% | 3,0 30% | 5,0 60% | 10,0 100% | 10,0 |
TRƯỜNG TH .........
BẢN ĐẶC TẢ KĨ THUẬT ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 1 (2023 – 2024)
MÔN: TIẾNG VIỆT 4 – CÁNH DIỀU
Nội dung |
Mức độ |
Yêu cầu cần đạt | Số ý TL/ Số câu hỏi TN | Câu hỏi | ||
TL (số ý) | TN (số câu) | TL (số ý) | TN (số câu) | |||
A. TIẾNG VIỆT | ||||||
TỪ CÂU 1 – CÂU 4 |
| 4 |
|
| ||
1. Đọc hiểu văn bản | Nhận biết | - Xác định được các chi tiết trong bài. | 2 |
| C1, 2 | |
Kết nối | - Liên hệ kiến thức về từ loại để xác định từ loại trong câu văn. - Giải thích được chi tiết trong bài bằng suy luận trực tiếp hoặc rút ra các thông tin từ bài học. | 2 |
| C3, 4 | ||
CÂU 5 – CÂU 6 – CÂU 7 | 4 |
|
|
| ||
2. Luyện từ và câu | Nhận biết | - Nhận diện được thành phần chính của câu. | 0,5 | C6 | ||
Kết nối | - Xác định được trạng ngữ trong câu. - Xác định được chủ ngữ và vị ngữ trong câu. - Phân tích được công dụng của dấu gạch ngang. | 2,5 | C5, C6, C7 |
| ||
B. TẬP LÀM VĂN | ||||||
Câu 8 | 1 |
|
|
| ||
2. Luyện viết bài văn | Vận dụng | - Nắm được bố cục của một bài văn (mở bài – thân bài – kết bài). - Tả được con vật em quan sát được. - Bày tỏ được suy nghĩ, tình cảm đối với con vật. - Có sáng tạo trong diễn đạt, bài văn có hình ảnh, giọng điệu hấp dẫn. |
|
| C8 |
|